Nhiều đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh, ngành đào tạo
Nhiều đại học sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh, ngành đào tạo trong kỳ tuyển sinh đại học 2018.
ảnh minh họa
Cụ thể, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tuyển sinh riêng tất cả các ngành thay vì tuyển sinh theo nhóm ngành như trước. Các ngành sẽ được xác định điểm chuẩn riêng.
Ngoài ra, trường cũng bổ sung tổ hợp D07 (Toán – Hóa – Anh) cho hầu hết các ngành, đồng thời bỏ tổ hợp D90 (Toán – Anh – Khoa học tự nhiên).
Trường ĐH Sài Gòn dự định có thêm chuyên ngành sư phạm Tiếng Anh tiểu học bậc ĐH. Tuy nhiên quy định mã ngành mới chỉ có một mã ngành sư phạm Tiếng Anh, nên trường phải chia thành 3 chuyên ngành sư phạm Tiếng Anh dành cho bậc THPT, THCS và tiểu học. Thí sinh sẽ được xét tuyển vào chuyên ngành ngay từ đầu, không phải học một thời gian mới phân chuyên ngành như trước đây.
Video đang HOT
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 tại cơ sở TP.HCM là 6.970 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 nhưng chỉ tiêu điều chỉnh trong một số ngành theo nhu cầu thị trường lao động.
Một số ngành sẽ tuyển theo nhóm ngành. Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện gồm 2 ngành: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Nhóm ngành kỹ thuật xây dựng gồm 2 ngành: kỹ thuật xây dựng; kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Nhóm ngành công nghệ thông tin gồm 4 ngành: công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, hệ thống thông tin.
Nhóm ngành công nghệ hóa học gồm 4 chuyên ngành: kỹ thuật hóa phân tích; công nghệ lọc – hóa dầu; công nghệ hữu cơ – hóa dược; công nghệ vô cơ – vật liệu. Nhóm ngành kế toán – kiểm toán gồm 2 ngành: kế toán; kiểm toán. Nhóm ngành tài chính gồm 2 chuyên ngành: tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp.
Riêng hệ thống các trường thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM bao gồm Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH Khoa học hã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Khoa Y sẽ có thêm phương thức tuyển sinh từ kỳ thi đánh giá năng lực. Đây là kết quả của “Đề án xây dựng và tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ công tác tuyển sinh ĐH-CĐ tại ĐHQG TPHCM”, được triển khai từ năm 2016. Năm trước Trường ĐH Quốc tế đã thí điểm tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực.
Kỳ thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh, như năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy logic, năng lực phân tích, tổng hợp giải quyết vấn đề.
Các năng lực này được đánh giá thông qua một bài thi tổng hợp gồm 100 câu trắc nghiệm, với thời gian làm bài 150 phút. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản để đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thí sinh, chứ không đánh giá khả năng học thuộc. Phương thức này đã được ĐH Quốc tế triển khai từ năm ngoái.
Theo Vietnamnet
Các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM sẽ tự chủ đại học
Các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM sẽ tự chủ đại học, lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2020.
Trường ĐH Quốc tế là thành viên đầu tiên của ĐHQG TP.HCM thực hiện tự chủ đại học (Ảnh: hcmiu)
ĐHQG TP.HCM vừa cho biết sẽ hình thành 3 nhóm đơn vị tự chủ bao gồm: Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thuường xuyên và chi đầu tư do đơn vị tự đảm bảo. Nhóm này chỉ có Trường ĐH Quốc tế.
Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo 100% gồm Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Bách khoa và Khoa Y.
Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo phần lớn. Nhóm này tự chủ đối với các ngành đào tạo có khả năng tự chủ tài chính, ngân sách Nhà nước sẽ đảm bảo kinh phí hoạt động theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đặc biệt đối với các ngành đào tạo khoa học cơ bản, cần cho sự phát triển. Nhóm này có hai đơn vị gồm Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn.
Dựa trên các nhóm đơn vị này, lộ trình tự chủ đại học sẽ được triển khai theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, ĐHQG TP.HCM thực hiện thí điểm tự chủ trong năm 2018 đối với các trường đã có sự chuẩn bị và điều kiện thực hiện là Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Trường ĐH Bách khoa.
Giai đoạn 2, đến năm 2020 trên sở sở đánh giá hiệu quả của các đề án thí điểm, ĐHQG TP.HCM sẽ xem xét lộ trình tự chủ đại học đối với Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa y và Phân hiệu ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre.
ĐHQG TP.HCM cũng cho biết khi các đơn vị thực hiện tự chủ sẽ giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra về tính hệ thống và tính cạnh tranh giữa các đơn vị thành viên, vấn đề tài chính.
Cụ thể, mối quan hệ giữa ĐHQG TP.HCM và các đơn vị trong hệ thống sẽ thay đổi ra sao trong môi trường tự chủ đại học; Cơ chế chính sách giúp các đơn vị đảm bảo tài chính để vận hành trong khi vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ như thế nào khi học phí buộc phải điều chỉnh tăng dần, tiệm cận với chi phí đào tạo thực tế...
Theo Vietnamnet
Trường đại học dễ thương nhất thế giới Có thể bạn không tin nhưng Đại học Santa (Mỹ) là điều hoàn toàn có thật. Để chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, Đại học Santa bắt đầu đào tạo từ mùa hè, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho ông già Noel. ảnh minh họa Công ty Noerr Progrsams tại thành phố Arvada, bang Colorado là một trong...