Nhiều cựu lãnh đạo Công ty Tây Hồ hầu tòa trong vụ chuyển nhượng đất
Sáng 8/8, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại khoản 3, Điều 219 Bộ Luật Hình sự (BLHS).
Vụ án này xảy ra tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ (viết tắt là Công ty Tây Hồ), được cơ quan tố tụng xác định gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 91 tỷ đồng.
Thẩm phán Nghiêm Thị Lượng là chủ tọa phiên tòa. Tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa là các luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Trước khi phiên tòa diễn ra, Hội đồng xét xử còn triệu tập các nhân chứng cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Tại phiên tòa, hầu hết những người được Hội đồng xét xử triệu tập đều có mặt.
5 bị cáo trong vụ án gồm: Đặng Quang Tuấn (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Tây Hồ); Tân Tú Hải (cựu Tổng Giám đốc Công ty Tây Hồ); Phan Việt Anh (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Tây Hồ); Chu Thị Ngọc Ngà (cựu Trưởng Ban kiểm soát Công ty Tây Hồ) và Nguyễn Tấn Hoàng (cựu Trưởng phòng kinh doanh Công ty Tây Hồ. Cả 5 bị cáo đều bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” .
Trong số 5 bị cáo, duy nhất bị cáo Phan Việt Anh đang được tại ngoại (sau thời gian bị bắt tạm giam từ ngày 14/2/2022 đến ngày 4/10/2022 thì được áp dụng biện pháp Bảo lĩnh).
Bị cáo Phan Việt Anh (ngồi xe lăn) và 4 bị cáo khác tại phiên tòa.
Trong phần thủ tục, luật sư bào chữa cho bị cáo Ngà đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập đến phiên tòa điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án này và ông Hồ Định Thịnh (Tổng Giám đốc Công ty Tây Hồ) để làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, đề nghị của luật sư không được đại diện Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử chấp nhận với lý do, phiên tòa diễn ra dài ngày, nếu thấy cần thiết thì trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử sẽ triệu tập họ.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Công ty Tây Hồ là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Sau nhiều lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và vốn điều lệ từ năm 2017 đến nay, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – Công ty cổ phần (doanh nghiệp có 98,83% vốn Nhà nước) là cổ đông đang nắm giữ 50.09% vốn điều lệ tại Công ty Tây Hồ, tỷ lệ cổ phần còn lại (49,91%) do cổ đông là người lao động và cổ đông ngoài công ty nắm giữ.
Video đang HOT
Năm 2011, Công ty Tây Hồ được UBND tỉnh Bắc Ninh giao khu đất tại huyện Quế Võ có tổng diện tích hơn 581.437m2 để xây dựng Khu đô thị mới Quế Võ. Năm 2014, Công ty Tây Hồ ký hợp đồng chuyển nhượng cho TNHH Tùng Bách 281.373,3m2 diện tích dự án.
Trong phần diện tích đất còn lại có 180.650,0m2 được giao cho Công ty Tây Hồ làm chủ đầu tư, năm 2017, UBND tỉnh Bắc Ninh đã cấp 118 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tương ứng với 118 lô đất ở, phần dự án còn lại lúc này chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng do thiếu vốn. Cuối tháng 2/2017, HĐQT Công ty Tây Hồ đã họp, ra nghị quyết giao 118 lô đất trên cho Tổng Giám đốc Công ty Tây Hồ chỉ đạo các phòng, ban liên quan làm việc với đơn vị thẩm định xác định giá trị đầu tư, xây dựng phương án kinh doanh, chuẩn bị bán hàng thu hồi vốn…
Quá trình thực hiện, các bị can đã thuê Công ty cổ phần Đầu tư và thẩm định giá AIC – Việt Nam xác định giá trị quyền sử dụng các lô đất. Phía công ty đã thẩm định sơ bộ và xác định, giá mỗi lô đất dao động từ 6 triệu đến 7,5 triệu đồng một mét vuông.
Tháng 5/2017, các thành viên Hội đồng quản trị Công ty Tây Hồ là Tuấn, Hải, Việt Anh có sự tham gia của Ngà đã thống nhất chủ trương sẽ tìm cách bán 118 lô đất trên để huy động vốn hoàn thiện hạ tầng, khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện việc bán 118 lô đất, Công ty Tây Hồ đã ký hợp đồng thuê văn phòng luật sư và được tư vấn ký “hợp đồng hỗ trợ tài chính” với một số tổ chức, cá nhân để hợp thức hóa việc bán đất.
Sau đó, các bị cáo đã ký hợp đồng hỗ trợ tài chính và chuyển nhượng cho nhóm khách hàng là bà N T H (ở Hà Nội) 77 lô đất với giá 71,9 tỷ đồng; bà N T S (ở Bắc Ninh) 17 lô đất, với giá 13 tỷ đồng; 24 lô còn lại được bán cho Công ty Bất động sản Tây Hồ (Công ty Tây Hồ là cổ đông) với giá 62,6 tỷ đồng. Tổng số tiền chuyển nhượng đất là hơn 148 tỷ đồng.
Trong khi đó, ngày 4/1/2022, Hội đồng định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kết luận xác định, tổng giá trị của 118 lô đất là hơn 333 tỷ đồng và kết luận hành vi chuyển nhượng 118 lô đất trái quy định của nhóm bị cáo tại Công ty Tây Hồ gây thiệt hại của Nhà nước hơn 91 tỷ đồng, thiệt hại cho nhóm cổ đông khác hơn 92 tỷ đồng.
Phiên xét xử vụ "Tịnh thất Bồng Lai" phải tạm ngưng 2 lần để hội ý
Các luật sư của bị cáo viện các lý do vắng mặt nhân chứng, vắng mặt bị hại, một số tình tiết trong hồ sơ vụ án cũng như cáo trạng chưa rõ ràng để xin hoãn xét xử.
Lần thứ 2, trong phiên xét xử vụ "Tịnh thất Bồng Lai", HĐXX phải tạm ngưng phiên tòa để hội ý.
8h ngày 20/7, TAND huyện Đức Hoà đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm đối với 6 bị cáo sống tại "Tịnh thất Bồng Lai", tên khác là "Thiền am bên bờ vũ trụ" (ở số 191A, ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An). Các bị cáo cùng bị truy tố về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
6 bị cáo gồm: Lê Tùng Vân (SN 1932), Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990), Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991), Lê Thanh Trùng Dương (SN 1995), Cao Thị Cúc (SN 1960) và Lê Thanh Nhị Nguyên (SN 1998).
Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy làm chủ tọa. Giữ vai trò công tố là kiểm sát viên Nguyễn Thành Đông, Đặng Hoàng Lưu. Để phục vụ cho việc xét xử, tòa triệu tập 8 cán bộ Công an huyện Đức Hòa làm chứng tham gia phiên tòa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Bị cáo Lê Tùng Vân trong phiên tòa.
Theo cáo trạng, năm 2016, bị cáo Lê Tùng Vân cùng các bị can và một số người khác sống tại số 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An, do Cao Thị Cúc làm chủ hộ. Bị cáo Lê Tùng Vân đã biến nơi đây thành cơ sở tu tại gia lấy tên là "Tịnh thất Bồng Lai" sau đó đổi tên cơ sở này thành "Thiền am bên bờ vũ trụ".
Khu vực luật sư đại diện bị cáo và bị hại.
Từ năm 2019 đến năm 2021, các bị can trên đã sử dụng phương tiện như máy tính, điện thoại di động để đăng tải lên mạng xã hội những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm phật giáo... làm ảnh hưởng an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.
Cơ quan điều tra xác định, các bị can đã đăng tải 5 video và một bài viết trên mạng xã hội qua phân tích, giám định và xác định đây là hành vi có tổ chức, xâm phạm đến cơ quan Nhà nước, tổ chức tôn giáo và cá nhân.
Từ 7h, người dân từ nhiều nơi đổ về trước trụ sở TAND huyện Đức Hoà để theo dõi phiên xử. Tuy nhiên, chỉ phóng viên báo chí được đăng ký để theo dõi phiên xử qua một màn hình truyền trực tiếp, ở ngay bên cạnh phòng xử án. Một màn hình lớn được lắp đặt tại hội trường Nhà văn hóa để người dân theo dõi diễn biến phiên xét xử.
Người dân theo dõi phiên tòa qua màn hình lớn được gắn trong nhà văn hóa.
Diễn biến phiên tòa được theo dõi qua màn hình lớn.
Tại phiên xét xử hôm nay, toà đã triệu tập một số người có quyền lơi nghĩa vụ liên quan, trong đó có cha mẹ Diễm My (nạn nhân được cho là bị bắt cóc) và ông Võ Văn Thắng - điều tra viên Công an huyện Đức Hòa. Nhiều bị hại và nhân chứng đã có đơn xin vắng mặt. Luật sư của bị cáo đề nghị ngừng phiên toà để củng cố thêm một số tình tiết không có trong hồ sơ. Luật sư của bị cáo cho rằng, có một số chứng cứ giả mạo phát ngôn của thân chủ bị cho là vi phạm pháp luật không có hồ sơ trong vụ án, luật sư kiến nghị toà triệu tập nhân chứng.
Chủ toạ hỏi bị hại có đồng ý hay không việc hoãn phiên toà, đại diện bị hại cho rằng tiếp tục phiên toà. Người có quyền lợi liên quan có măt không có ý kiến. Đại diện VKS cũng đề nghị tiếp tục phiên toà.
Trước những ý kiến xin hoãn phiên tòa, HĐXX đã hội ý và sau 15 phút hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa.
Phiên tòa được dư luận đặc biệt quan tâm.
Trong phần thẩm tra lý lịch các bị cáo, bị cáo Lê Tùng Vân có "phiên dịch" là Vòng Thị Kim Hoa. Khi được chủ toạ hỏi về lý lịch, bị cáo Lê Tùng Vân trả lời rõ ràng, mạch lạc. Hỏi về học vấn, bị cáo Lê Tùng Vân cho biết có 2 bằng cử nhân, trong đó có bằng cử nhân tiếng Anh, trình độ văn hoá "như trẻ em, học từ lớp 1 đến 12". Về gia đình, vợ,con, bị cáo Lê Tùng Vân nói chưa vợ con gì, đang chờ lấy vợ...
Trong phần lý lịch của bị cáo Hoàn Nguyên, bị cáo khai bị mồ côi cả cha lẫn mẹ; Nhất Nguyên hành nghề kinh doanh tự do, cũng mồ côi cha mẹ; Nhị Nguyên khai không có nơi thường trú, cha không có, mẹ cũng không; bị cáo Cao Thị Cúc, không nhớ học vấn, bị cáo không nhớ tên mẹ. Bị cáo Cúc khai không có chồng con nhưng trong lý lịch lại có 2 con. Bị cáo Cúc phủ nhận mình có con.
Luật sư phía bị cáo tiếp tục đề nghị thay đổi chủ tọa vì không đáp ứng được kiến nghị của luật sư. Lý do các luật sư yêu cầu thay đổi chủ toạ tbởi kiến nghị triệu tập 52 nhân chứng nhưng toà chỉ triệu tập có 4 người nên không làm sáng tỏ được vấn đề. Đến 10h15, phiên tòa tiếp tục tạm hoãn để HĐXX hội ý lần thứ 2.
Xét xử 2 cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cùng 11 đồng phạm Ngày 23/12, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa hình sự sơ thâm xét xử hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyên Chiên Thắng (SN 1955), Lê Đức Vinh (SN 1965) vê tôi "Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Cùng bị xét xử vê tôi danh này...