Nhiều cơ hội việc làm cho học viên IT Plus Academy
Theo đại diện IT Plus Academy, với mô hình “Học và làm theo dự án thực tế” cùng sự hợp tác với hơn 60 doanh nghiệp sẽ mang đến học viên nhiều cơ hội được thực tập và làm việc sau khi ra trường.
Lĩnh vực hot đang “khát” nhân lực
Những năm gần đây, các khối ngành thuộc lĩnh vực CNTT và thiết kế đồ họa đang là những khối ngành được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 20 trường ĐH đang đào tạo chuyên ngành ngành CNTT và hơn 10 trường đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ họa.
Tuy nhiên lượng thí sinh đăng ký vào 2 ngành này luôn ở mức cao, ví dụ như ngành CNTT của trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 có điểm chuẩn lên tới 29 điểm cho 3 môn thi xét tuyển. Đây cũng là 2 lĩnh vực “hot” trên thị trường tuyển dụng.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến công nghệ.
Nhằm mang lại cơ hội học tập dành cho học viên quan tâm đến các lĩnh vực lập trình và thiết kế đồ họa – truyền thông đa phương tiện, IT Plus Academy đã ký kết “Hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
PGS.TSKH Hoàng Đăng Hải – Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ông Hoàng Văn Thắng – Giám đốc IT Plus Academy ký kết hợp tác
“Hợp đồng hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” giữa IT Plus Academy và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông gồm có 2 chương trình.
Chương trình đào tạo “Chuyên sâu – 2 năm” với các chuyên ngành: Lập trình ứng dụng, Thiết kế đồ họa – Truyền thông đa phương tiện, Quay, dựng phim và biên tập video, Thiết kế và diễn họa nội thất…
Chương trình đào tạo “Chuyên đề – 6 tháng” với các khóa học như: Thiết kế và lập trình web PHP chuyên nghiệp, Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, Lập trình ứng dụng di động Android, Lập trình Python, Lập trình Game Unity…
Video đang HOT
Điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo được ký kết giữa 2 bên đó là sự cập nhật kiến thức liên tục theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp “săn” nhân lực từ trước khi ra trường
Mô hình đào tạo của IT Plus Academy là “Học và làm theo dự án thực tế”. Trong đó, học viên sẽ đóng vai trò là trung tâm của quá trình daỵ học. Giảng viên là người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi cho các em trên con đường thực hiện dự án. Cuối cùng, sản phẩm của học viên sẽ được thẩm định bởi hội đồng giám khảo là những chuyên gia đến từ doanh nghiệp.
Do chương trình được cập nhật liên tục theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu đào tạo, thẩm định nên hiện tại IT Plus Academy nhận được nhiều lời đề nghị trước đối với các học viên chuẩn bị kết thúc chương trình học.
Năm 2020, IT Plus Academy đã ký kết hợp tác với hơn 60 doanh nghiệp trong các lĩnh vực lập trình và truyền thông đa phương tiện như: FPT Software, VCCorp, IZI Solusion, Gia Phạm, Telsoft, Vinicorp… để đón nhận học viên thực tập và làm việc sau khi ra trường.
Mô hình học thực tế tại IT Plus Academy (Học viên IT Plus thăm quan doanh nghiệp thực tế)
Ông Hoàng Văn Thắng – GĐ IT Plus Academy chia sẻ: “Hiện tại nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là rất lớn, thị trường tuyển dụng luôn “khát” các nhân sự lành nghề. Nắm bắt được điều này, chương trình học của chúng tôi chú trọng vào thực hành và luôn cập nhật các kiến thức mới từ doanh nghiệp. Do đó rất nhiều đơn vị đã đến ký kết hợp tác với chúng tôi mong muốn nhận học viên ngay sau khi kết thúc chương trình học”.
IT Plus Academy được thành lập từ năm 2011 với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành CNTT, “Các chương trình đào tạo CNTT” của IT Plus đã liên tiếp nhận được “Giải thưởng Sao Khuê” vào các năm 2017, 2018, 2019 và “Giải thưởng Chuyển đổi số 2019″ cho sản phẩm, dịch vụ góp phần vào công cuộc Chuyển đối số quốc gia.
Địa chỉ: Lô CC, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội (Tầng 2, Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền Thông, Số 1 Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Website: itplus-academy.edu.vn.
Điện thoại: 024 3754 6732 – 0966 205 643
Email: info@itplus-academy.edu.vn.
Điểm đầu vào cao ngất ngưởng: Mức lương ngành Logistics như thế nào?
Ngành Logistics có mức điểm đầu vào cao ngất ngưởng và học phí, cơ hội việc làm, mức lương đều cao.
Điểm đầu vào cao ngất ngưởng: Mức lương ngành Logistics như thế nào? Ảnh: Ngọc Lê
Điểm cao ngất ngưởng
Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, điểm chuẩn đầu vào ngành này tại các trường ở mức khá cao.
Mùa tuyển sinh năm 2020, Trường Đại học Kinh tế quốc dân với điểm chuẩn 28 ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tức thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn. Đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường.
Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế lớn nhất phía Nam có mặt bằng chung điểm chuẩn đại học cao hơn 2 điểm so với năm 2019, cao nhất là Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 27,25 điểm.
Cũng là một đại học ở TPHCM, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) với 27,25 điểm ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đây cũng là mức điểm chuẩn cao thứ ba của đại học này năm nay, sau ngành Khoa học máy tính 28 điểm và Kỹ thuật ôtô 27,5 điểm.
Cơ hội việc làm ra sao ?
Hiện cả nước có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng. Sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí như: Nhân viên xuất nhập khẩu; Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu; Nhân viên thu mua; Nhân viên quản lý hàng hóa; Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải; Nhân viên kinh doanh Logistics...
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, đưa ra kết quả khảo sát giai đoạn 2020 - 2025, nhu cầu nhân lực tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 - 330.000 chỗ làm việc, trong đó ngành Logistics chiếm 5%.
Mức lương như thế nào?
Theo ông Đỗ Thanh Vân - Phó Giám Đốc phụ trách, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, ngành nghề Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vẫn luôn là nhóm ngành có nhu cầu nhân lực và thu nhập cao. Phần lớn những người làm nghề này được thống kê có mức lương bình quân từ 8-10 triệu đồng/tháng.
"Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngành Logistics sẽ tiếp tục cần nhiều nhân lực trong những năm tới. Mức thu nhập của ngành này cũng cao hơn mặt bằng chung song nguồn cung cấp lao động chưa đáp ứng được nhu cầu" - ông Vân nhận định.
Với điểm chuẩn đầu vào, mức lương và cơ hội nghề nghiệp cao, quá trình đào tạo kéo dài, thí sinh cần cân nhắc giữa đam mê và năng lực trước khi đặt bút đăng ký vào ngành Logistics.
Logistics là gì?
Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan... nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Như vậy, nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.
Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.
Bật mí ngành nghề "hot" khiến hàng loạt bạn nữ lựa chọn sau khi tốt nghiệp phổ thông Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho tương lai luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bạn trẻ. Không cần phải băn khoăn và suy nghĩ quá nhiều, dưới đây là ngành "hot" đang được nhiều bạn nữ theo học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Đón đầu xu hướng nghề nghiệp trong những năm qua chính là khối ngành liên...