Nhiều cơ hội vào Đại học Cửu Long
Trường ĐH Cửu Long đã được Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng 2 phương thức tuyển sinh: dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia và căn cứ trên điểm học bạ bậc THPT.
Hàng ngàn học sinh THPT tham gia Ngày hội hướng nghiệp – Hành trang vào đời tại Trường ĐH Cửu Long – Ảnh :Quang Thái
Đề án tuyển sinh riêng đại học, cao đẳng chính quy giai đoạn 2015 – 2016 của Trường ĐH Cửu Long đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt tại Công văn số 705/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10.2.2015. Theo đó, trường được phép áp dụng 2 phương thức tuyển sinh: xét học bạ THPT và xét kết quả thi THPT quốc gia.
Cánh cửa rộng mở
Từ ngày 1.3.2015, Trường ĐH Cửu Long đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét học bạ THPT. Điều kiện thí sinh phải đảm bảo là điểm trung bình chung 5 học kỳ đầu cấp 3 của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với bâc đại học và 5,5 điểm đối với bâc cao đẳng (theo thang điểm 10). Ở hình thức xét học bạ THPT, thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước hoặc tốt nghiệp THPT trong năm 2015 đều có cơ hội rất lớn để học đại học, cao đẳng chính quy.
Bên cạnh đó, sau khi Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng xét tuyển đầu vào, Trường ĐH Cửu Long cũng sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia. Dự kiến điểm chuẩn vào trường sẽ bằng ngưỡng xét tuyển đầu vào.
Như vậy, với 2 hình thức tuyển sinh nêu trên, cơ hội học vào đại học, cao đẳng chính quy tại Trường ĐH Cửu Long sẽ rộng mở hơn với thí sinh. Tại đây, đội ngu can bô, giang viên co hoc ham, hoc vi cao, co tâm huyêt vơi sư nghiêp giao duc – đao tao cùng vơi cac tô chưc đoan thê sẽ luôn sát cánh cùng với sinh viên (SV) trong quá trình học tập, rèn luyện để đảm bảo đầu ra thật tốt, đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Môi trường học tập lý tưởng
Được thành lập vào ngày 5.1.2000, ĐH Cửu Long là trường đại học ngoài công lập đầu tiên ở vùng ĐBSCL. Trường ĐH Cửu Long là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu xã hội; là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, văn hóa trong khu vực ĐBSCL và cả nước, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập quốc tế.
Đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Cửu Long hiện có 260 người. Trong đó có 5 giáo sư, 14 phó giáo sư, 29 tiến sĩ, 119 thạc sĩ. Bên cạnh việc học lý thuyết, SV còn được nhà trường chú trọng cho thực hành các kỹ năng nghề nghiệp. Trong quá trình học tập, SV được rèn luyện, phát huy tính năng động, chủ động thông qua các hoạt động ngoại khóa như: chiến dịch sinh viên tình nguyện hè, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…. Nhà trường thực hiện tốt công tác quan hệ với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho SV thực tập nghề nghiệp và xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ SV có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp trong những năm gần đây luôn đạt ở mức khá cao: năm 2010 là 70,7%; năm 2011 77,6%; năm 2012 73%; năm 2013 70,1%.
Đến nay, Trường ĐH Cửu Long đã tuyển sinh 14 khóa với 16 ngành đại học, 9 ngành cao đẳng; đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động 15.747 kỹ sư, cử nhân chính quy và 1.733 kỹ sư, cử nhân không chính quy. Hầu hết các kỹ sư, cử nhân này đang công tác đúng chuyên môn ở các cơ quan, công ty, doanh nghiệp trên cả nước, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Trong số đó, có nhiều người tiếp tục học ở trình độ cao hơn.
Với 15 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo, thương hiệu của Trường ĐH Cửu Long đã và đang được xã hội công nhận.
Theo TNO