Nhiều cơ hội khi học liên thông
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ muốn học lên cao.
Xu hướng phát triển của ngành giáo dục và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ kinh tế hội nhập đòi hỏi người lao động không ngừng nâng cao trình độ, nghề nghiệp. Học liên thông để có bằng ĐH là hình thức đào tạo ngày càng được quan tâm.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015. Ảnh: Người Lao Động.
Thuận lợi
Cuối tháng 5/2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH kèm theo Thông tư số 55/2012. Theo thông tư này, thí sinh mới tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hay CĐ có thể dự thi liên thông ĐH ngay mà không cần điều kiện 36 tháng kinh nghiệm làm việc như trước.
Thêm nữa, thi tuyển liên thông, thí sinh không nhất thiết phải tham gia kỳ thi THPT quốc gia mà các trường ĐH sẽ tự tổ chức thi với đề thi là những môn cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành phù hợp. Tất cả thí sinh gần như có cùng khoảng thời gian ôn tập và dự thi.
Video đang HOT
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP HCM, cho rằng, thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH ban hành kèm Thông tư số 55/2012 mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ khi muốn học lên cao. Với học sinh đang học THPT, các em không nhất thiết phải thi thẳng vào ĐH mà có thể học ở những bậc thấp hơn như trung cấp chuyên nghiệp, CĐ rồi liên thông lên bậc học cao hơn.
Nhiều lựa chọn
Hiện có khá nhiều trường ĐH đang tuyển sinh các chương trình liên thông trên cả nước.
TS Trần Đình Lý cho biết, năm nay, trường dành 200 chỉ tiêu cho hệ liên thông chính quy trong số 5.300 chỉ tiêu thông qua xét tuyển thí sinh tham gia thi THPT quốc gia và kỳ thi do trường tổ chức. Đối với những thí sinh đã tốt nghiệp CĐ và đã có việc làm thì các em vẫn có thể học liên thông chính quy vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc trong tuần học từ 17 giờ.
TS Lý cũng cho biết, đối tượng thí sinh tốt nghiệp CĐ đã có việc làm đi học liên thông lên ĐH ngày càng đông.
Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM), TS Lê Chí Thông, cho hay, hiện tại bậc CĐ trường chỉ đào tạo ngành duy nhất là bảo dưỡng công nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành này là rất tốt và cũng dễ dàng liên thông lên ĐH khi ngành kỹ thuật cơ khí yêu cầu thí sinh thi liên thông phải là người đã tốt nghiệp ngành bảo dưỡng công nghiệp.
Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc truyền thông và tuyển sinh ĐH Hoa Sen, thông tin, năm nay, ĐH Hoa Sen tuyển sinh liên thông ĐH chính quy 2 ngành: Quản trị kinh doanh và quản trị nhân lực. Nếu đã tốt nghiệp CĐ, người học hoàn toàn có thể nộp hồ sơ dự tuyển chương trình này.
Sinh viên liên thông sử dụng kết quả học tập đã có (trình độ CĐ) để học tiếp trình độ cao hơn cùng ngành hoặc chuyển sang ngành khác. Đặc biệt, người học còn được miễn trừ môn học cho các môn có cùng kiến thức, số lượng tín chỉ/đơn vị học trình tương đồng với chương trình đào tạo.
Thời gian đào tạo được xác định dựa trên số lượng tín chỉ sinh viên tích lũy được quy định theo quy chế đào tạo của trường. Sinh viên có thể rút ngắn thời gian học để tốt nghiệp sớm hơn thời gian đào tạo quy định cho chương trình.
Nên chọn trường phù hợp
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng đặc thù của ĐH liên thông chủ yếu tuyển người đã có bằng nghề, trung cấp, CĐ; với những người đã từng đi làm thì yếu tố thực hành trong giáo trình được đánh giá rất cao. Cơ hội học ĐH rộng mở nên việc chọn trường tốt để học mới là vấn đề mà nhiều người học đắn đo. Lựa chọn được trường tốt để học, phù hợp nhu cầu của bản thân là điều kiện đầu tiên quyết định trình độ, kỹ năng làm việc khi tốt nghiệp.
Theo Huy Lân/Người Lao Động
Bộ Giáo dục yêu cầu địa phương báo cáo về cụm thi trước 5/3
Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đào tạo, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) về phương án tổ chức cụm thi THPT quốc gia năm 2016.
Theo đó, sở GD&ĐT có thể tổ chức cho học sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT thi tại cụm đại học trên địa bàn tỉnh hoặc tổ chức tại tỉnh 1 cụm thi tốt nghiệp.
Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) có thể tổ chức cho thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT cùng thi tại cụm tốt nghiệp, cụm đại học trên địa bàn nơi thí sinh đóng quân, hoặc tổ chức 1 cụm thi tốt nghiệp do Cục Nhà trường chủ trì.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2015 tại Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn.
Các đơn vị báo cáo phương án tổ chức cụm thi của mình về Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT trước ngày 5/3/2016.
Trước đó, Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2016. Năm nay, tất cả các tỉnh, thành phố đều có cụm thi THPT quốc gia do các trường đại học chủ trì và cụm thi tốt nghiệp THPT do địa phương chủ trì.
Cũng liên quan vấn đề này, ngày 1/2, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Phó thủ tướng yêu cầu tổ chức các cụm thi ở tất cả tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tránh tình trạng thí sinh phải di chuyển sang tỉnh khác dự thi. Đối với một số địa bàn giáp ranh, thí sinh có thể đăng ký dự thi ở cụm của địa phương thuận lợi hơn.
Theo Zing
Trường đại học lập nhóm tuyển sinh, thí sinh được lợi Mùa tuyển sinh 2016, nhiều trường đại học liên kết thành nhóm tuyển sinh. Đây là xu hướng mới, được dự đoán giảm tỷ lệ ảo và có lợi cho thí sinh. Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Tuy nhiên, điểm mới của kỳ thi được tổ chức...