Nhiều cơ hội học nghề
Những ngày này, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ liên tục đón học sinh đến đăng ký xét tuyển. Năm học 2020-2021, Trường tuyển 915 sinh viên ở 14 ngành bậc Cao đẳng và 385 học sinh ở 11 ngành bậc Trung cấp nghề.
Bên cạnh điều kiện học tập thuận lợi với trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ, sau khi tốt nghiệp, các em học sinh, sinh viên của Trường còn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước.
Giờ học thực hành của thầy và trò lớp Công nghệ ô tô Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Nhiều dự án thí điểm đào tạo nghề chất lượng cao
Ở xưởng thực hành, các sinh viên lớp Công nghệ ô tô đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang ức miệt mài khám phá cấu trúc động cơ ô tô dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bạn Lê ức Toàn, ngụ quận Ninh Kiều, sinh viên của lớp, chia sẻ: “Tôi xác định học nghề từ sớm và khi khi nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Công nghệ ô tô của Trường, các thầy cô giáo đã giới thiệu cho tôi lớp học thí điểm đầu tiên chương trình chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang ức. Tôi rất hào hứng, sẵn sàng tham gia. Qua 1 năm học, tôi và 17 thành viên của lớp được trang bị dụng cụ thực tập riêng cho từng nhóm, rất thuận lợi trong thực hành. Bên cạnh đó, chúng tôi được tìm hiểu công nghệ ở nhiều dòng ô tô khác nhau cùng giáo viên hướng dẫn đã được tập huấn ở ức về…
Với những ưu điểm vượt trội mà lớp học thí điểm đã mang lại, tôi rất tự tin, sau tốt nghiệp lớp này, tôi hoàn toàn có thể tìm được việc làm với thu nhập khá”. Bạn Phạm Thanh Uyên, một trong 3 sinh viên nữ của lớp, bổ sung thêm: “Ở lớp thí điểm này, chúng tôi được tạo điều kiện thực tập tại các doanh nghiệp, công xưởng từ năm học đầu tiên chứ không phải đợi đến năm thứ 2, thứ 3 của khóa học. Ngoài ra, chúng tôi còn được học nâng cao trình độ tin học, tiếng Anh đạt chuẩn B1 châu Âu. Khi tốt nghiệp, chúng tôi được cấp 2 bằng: một bằng của Trường Cao đẳng Nghề và một bằng của ức. Như vậy, cơ hội việc làm của chúng tôi cũng sẽ cao hơn”.
Video đang HOT
Theo anh Trương Thanh Nghi, Trưởng Phòng ào tạo của Trường, bên cạnh các lớp dạy nghề tuyển sinh định kỳ hằng năm, thời gian qua, Trường đã tham gia đào tạo thí điểm nhiều khóa đào tạo nghề chất lượng cao như: Thực hiện dự án do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Học viện Chisholm – Bang Victoria, Úc đào tạo thí điểm 2 nghề Ứng dụng phần mềm và Quản trị mạng máy tính theo trình độ cao đẳng quốc tế. Sau 3 năm học, 25 kỹ sư ở 2 lớp nghề này đạt trình độ tay nghề và tiếng Anh chuẩn quốc tế, được nhận văn bằng kép do Học viện Chisholm và Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ cấp.
Ngoài ra, Trường phối hợp với Trường ại học Kunjang (Hàn Quốc) đào tạo nghề Cắt gọt kim loại theo đơn đặt hàng của Công ty ARS. Theo đó, trong thời gian 3 năm, sinh viên được học 2 năm chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ và 1 năm học nghề Kỹ thuật Cơ khí tại Trường ại học Kunjang. Học phí tại Hàn Quốc do Công ty ARS tài trợ và sau khi tốt nghiệp, sinh viên cũng sẽ được nhận văn bằng kép do hai trường cấp, đồng thời được nhận vào làm việc tại Công ty ARS trong 5 năm. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với Công ty Hải Phong JSC thực hiện chương trình tuyển thực tập sinh đi Nhật Bản cho sinh viên sau tốt nghiệp. Theo đó, những sinh viên có mong muốn được đi Nhật tiếp tục vừa học vừa làm, sẽ đăng ký và được Công ty Hải Phong tài trợ chi phí học tiếng Nhật ngay khi bước vào năm học cuối tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo
Cô Phan Thị Thùy Trang, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Thực hiện Quyết định số 761/Q-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển trường nghề chất lượng cao, những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ đã được UBND thành phố và Trung ương đầu tư kinh phí xây dựng khối nhà xưởng 4 tầng phục vụ các tiết học thực hành, 2 nhà xưởng tích hợp và thư viện điện tử, mua sắm bàn ghế, dụng cụ, trang thiết bị đào tạo. Tham gia thực hiện đào tạo thí điểm nghề chất lượng cao, Trường có hàng trăm lượt giáo viên được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và học nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ ở các nước tiên tiến trên thế giới. ây là những điều kiện thuận lợi giúp nhà trường xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nghề chất lượng cao trong thời gian tới.
Hiện nay, Trường đang trong giai đoạn hoàn thiện giáo trình đào tạo các ngành iện công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Công nghệ ô tô chất lượng cao để có thể bắt đầu tuyển sinh lớp đầu tiên trong năm học 2021-2022″. Cũng theo cô Trang, trong năm học 2020-2021, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ tuyển 75 sinh viên (2 lớp) ngành Công nghệ ô tô theo nhu cầu người học. Lớp học này được xem là bước đệm, giúp thầy và trò làm quen với chương trình đào tạo nghề chất lượng cao. Sinh viên tham gia lớp này sẽ được tạo điều kiện học và thực hành tại doanh nghiệp chiếm từ 30% tổng thời lượng khóa học, được học nghiệp vụ sư phạm và nâng cao trình độ Anh văn, tin học theo khả năng.
Bên cạnh nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động khối ngành kỹ thuật ngày càng cao, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ thường xuyên liên hệ với khoảng 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, để gửi học sinh, sinh viên đến thực tập hằng năm ở tất cả các ngành. Trong đó, Trường đã ký thỏa thuận hợp tác với khoản 60 đơn vị, doanh nghiệp tạo điều kiện thực tập và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Với kết quả trên 85% học sinh sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm, các ngành học ở Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ xứng đáng được nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh cân nhắc, lựa chọn.
Ngành cần nhân lực nhưng không có người học
Thực tế hiện nay, nhiều đơn vị tuyển dụng đang cần nhân lực có tay nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng không có người để tuyển.
Ít thí sinh vào trường nghề sẽ làm mất cân bằng thị trường lao động trong tương lai - ẢNH: MỸ QUYÊN
Nhiều ngành không mở được lớp
Thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho biết: "Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề ở trình độ trung cấp, CĐ rất cao. Trường có một số ngành khó tuyển nhưng nhu cầu công ty đang rất cần. Ví dụ ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, chuyên ngành hóa nhuộm và da giày. Hiện có 3 công ty tài trợ học phí cho toàn bộ sinh viên đang theo học ngành hóa nhuộm. Sau khi tốt nghiệp, nếu có nhu cầu thì về các doanh nghiệp này làm việc. Thế nhưng, số lượng thí sinh đăng ký vào những ngành này rất ít.
Tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, tiến sĩ Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng, cho biết có những ngành nghề tuyển dễ nhưng bên cạnh đó, một số ngành mấy năm nay không mở được lớp do chỉ có vài hồ sơ/ngành, như: thư viện, kinh doanh xuất bản phẩm, thiết kế công nghiệp...
"Những ngành này nhu cầu việc làm đều có, đặc biệt ở trình độ CĐ học đi sâu vào thực hành, kỹ năng làm việc rất tốt nhưng do bậc lương CĐ thấp nên các em lại đi học ĐH nhiều hơn", bà Ánh Nga nhìn nhận.
Tiến sĩ Trần Mặc Khách, Hiệu trưởng Trường trung cấp Mai Linh, cho rằng năm nay một số ngành đặc biệt tuyển khó gồm: nhà hàng - khách sạn, sư phạm mầm non, du lịch, dịch vụ...
Thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề
Theo ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, thị trường lao động những năm gần đây luôn có tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề, vừa thừa vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất - kinh doanh.
"Trong giai đoạn 2020 - 2030, nhu cầu nhân lực qua đào tạo tại các tỉnh, thành phố khu vực phía nam và TP.HCM chiếm bình quân trên 90%. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân trên 85% với bậc CĐ là 20%, trung cấp chiếm 35% và sơ cấp 30%. Khảo sát cho thấy nhu cầu lao động trình độ ĐH tại TP.HCM hằng năm là 13%, khoảng 13.000 người trong khi trình độ CĐ và trung cấp là hơn 50%, khoảng trên 150.000 người", ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho rằng nếu lượng người vào CĐ, trung cấp thấp hơn ĐH thì sẽ gây ra hệ lụy như doanh nghiệp thiếu nguồn tuyển từ trường nghề, trong khi cử nhân ĐH lại dư thừa dẫn đến thất nghiệp, muốn có việc làm phải đào tạo lại.
Có mặt trong Ngày hội việc làm do Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Yến Phi, Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH thương mại - sản xuất Vạn Sự Lợi, cho biết số lượng mà doanh nghiệp này tuyển dụng ở bậc CĐ và trung cấp luôn nhiều hơn bậc ĐH. "Sinh viên tốt nghiệp ĐH nộp hồ sơ rất nhiều nhưng có những vị trí không cần trình độ ĐH. Chúng tôi cần những ứng viên học đúng nghề, làm đúng chuyên môn và có kỹ năng, tay nghề cao nên người học CĐ, trung cấp sẽ rất phù hợp", bà Yến Phi thông tin.
Theo tiến sĩ Trần Mặc Khách, việc này khiến doanh nghiệp bắt buộc phải linh hoạt bằng cách tuyển dụng lực lượng lao động không đúng chuyên môn và chưa có tay nghề rồi đào tạo lại, gây tốn kém và lãng phí cho xã hội.
Người dân có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp Vì sao với hệ thống giáo dục - đào tạo lớn mạnh như Việt Nam mà chỉ có 20% dân số (từ 15 tuổi trở lên) được đào tạo chuyên môn kỹ thuật? Sinh viên một trường cao đẳng nghề trong giờ thực hành - ẢNH: MỸ QUYÊN Theo thống kê, cứ 100 học sinh (HS) tốt nghiệp THCS, sau 3 năm có...