Nhiều chuỗi cửa hàng ăn nhanh tại Mỹ ngừng phục vụ ăn tại chỗ
Trong bối các thành phố lớn tại Mỹ như New York, San Francisco yêu cầu các nhà hàng kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 của thực khách, một số chuỗi cửa hàng ăn nhanh đã dừng phục vụ khách tại chỗ.
Biểu tượng của McDonald bên ngoài một nhà hàng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuỗi cửa hàng bánh mỳ kẹp White Castle đã đóng khu vực ăn tại chỗ tại hơn 20 địa điểm ở thành phố New York trong tháng 9 này. Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền thành phố yêu cầu khách hàng từ 12 tuổi trở lên phải có chứng nhận tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trở lên như điều kiện để sử dụng dịch vụ ăn tại chỗ.
Một số nhà hàng đã quyết định ngừng bán ăn tại chỗ và chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nhà. Với cách thức này, những cửa hàng này sẽ giảm được chi phí thuê nhân công vệ sinh khu vực ăn uống hoặc nhân viên kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine. Thay vào đó, họ có thể bổ sung nhân lực cho khu vực bếp hoặc bộ phận thanh toán.
Video đang HOT
Theo Giám đốc vận hành White Castle, ông White Castle, chuỗi cửa hàng này có thể bổ sung nhân lực để phục vụ đơn hàng giao tận nơi, hoặc bán mang về.
Chuỗi cửa hàng ăn nhanh Taco Bell, thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc., cũng có quyết định tương tự và còn khuyến khích khách hàng đặt hàng trực tuyến để qua lấy hoặc cửa hàng giao tận nơi. Taco Bell khẳng định tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn của chính quyền bang hay liên bang nhằm đảm bảo sự an toàn cho nhân viên.
Hồi tuần trước, 3 trong tổng số 8 cửa hàng chuỗi cửa hàng ăn nhanh của McDonald tại thành phố New York đã ngừng phục vụ tại chỗ. McDonald cho biết sẽ theo dõi tình hình dịch bệnh và việc bán mang về đã được hãng thực hiện trong 18 tháng qua, do vậy có thể duy trì mô hình này để giảm nguy cơ mắc bệnh cho nhân viên.
Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường NPD Group/CREST, chi tiêu ăn uống tại các nhà hàng tại Mỹ đã tăng so với thời điểm sụt giảm của năm ngoái, với mức tăng 9% lên mức 440 tỷ USD trong vòng một năm qua (tính đến tháng 8/2021).
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cấp bổ sung 1 tỷ USD cho các phòng khám tại Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) ngày 28/9 thông báo Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cấp bổ sung khoản ngân sách gần 1 tỷ USD để nâng cấp gần 1.300 phòng khám tại các cộng đồng có dịch vụ hạn chế trên khắp nước Mỹ.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 bên ngoài một phòng khám ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/ TTXVN
Theo đó, HHS cho biết khoản ngân sách gần 1 tỷ USD trong quỹ của Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ đã được HHS cấp tới gần 1.300 trung tâm y tế trên toàn bộ 50 bang theo chương trình của Cơ quan Quản lý Tài nguyên và Dịch vụ Y tế (HRSA) nhằm hỗ trợ các dự án xây dựng và đổi mới chăm sóc y tế lớn.
Khoản ngân sách này dự kiến sẽ giúp củng cố cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế ban đầu của quốc gia và nâng cao công bằng y tế cũng như hiệu quả chăm sóc y tế tại những cộng đồng có dịch vụ hạn chế về y tế, bao gồm cả việc thông qua những dự án xét nghiệm, tiêm chủng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các trung tâm y tế sẽ sử dụng nguôn ngân sách này cho những nhu cầu liên quan đến đại dịch COVID-19, xây dựng những cơ sở hạ tầng mới, đổi mới và mở rộng những cơ sở hiện có nhằm nâng cao khả năng ứng phó đại dịch và mua sắm thiết bị hiện đại, bao gồm cả công nghệ y tế từ xa, xe y tế lưu động và tủ đông lạnh để dự trữ vắc-xin ngừa COVID-19.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Xavier Becerra nhấn mạnh, các trung tâm y tế là cứu cánh cho những gia đình dễ bị tổn thương nhất của Mỹ trên khắp đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Nhờ quỹ của Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ, ngành y tế đang hiện đại hóa các cơ sở trên toàn quốc để đối phó hiệu quả hơn những thách thức y tế cộng đồng cấp bách nhất liên quan đến COVID-19.
Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden được ban hành vào tháng 3/2021 bao gồm khoản chi 1.400 USD tiền mặt cho hầu hết những người nộp thuế, đồng thời tăng cường trợ cấp thất nghiệp và viện trợ cho các doanh nghiệp, cũng như các khoản ưu đãi thuế nhằm ứng phó với những tác động mạnh của đại dịch COVID-19.
Căng thẳng leo thang, Mỹ thúc Triều Tiên đến bàn đàm phán Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington không có ý định thù địch và sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên. Tên lửa được phóng từ tàu hỏa ở Triều Tiên hôm 15/9 (Ảnh: Reuters/KCNA). "Chúng tôi đã nói điều này nhiều lần. Chúng tôi không có ý định thù địch với Triều Tiên và chúng tôi sẵn sàng gặp...