Nhiều cách đảm bảo an toàn cho giảng viên kiểm tra thi tốt nghiệp THPT mùa dịch
Từ hôm qua và sáng nay (7.8) giảng viên tham gia đoàn kiểm tra thi của các trường ĐH tại TP.HCM bắt đầu lên đường đi các tỉnh làm nhiệm vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn lên đường đi Đồng Tháp làm công tác thanh tra, kiểm tra thi sáng hôm nay (7.8) – ĐÀO NGỌC THẠCH
Di chuyển tới địa phương khác làm nhiệm vụ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các trường đều có những giải pháp khác nhau đảm bảo an toàn cho đội ngũ.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 7.8: Thêm 3 ca mắc mới ở Quảng Trị, Thanh Hóa
Chích ngừa vắc xin bạch hầu
Đáng lưu ý là việc thực hiện chích ngừa vắc xin bạch hầu cho các cán bộ, giảng viên đến làm nhiệm vụ kiểm tra thi tại địa phương đang có các ca bệnh này.
Theo sự phân công ban đầu, năm nay cán bộ, giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM kiểm tra công tác thi tại Đắk Lắk. Nhưng trước diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT có sự điều chỉnh phân công cán bộ, giảng viên trường này làm nhiệm vụ tại Gia Lai.
Theo tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường, trong tối 6.8 đã có 37 cán bộ, giảng viên của trường đến Gia Lai. Để chủ động phòng tránh bệnh bạch hầu, trường đã thực hiện chích ngừa vắc xin bạch hầu cho các cán bộ, giảng viên. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho những người tham gia kỳ thi, nhà trường cũng tiến hành các bước “lọc” kỹ danh sách những người được làm nhiệm vụ.
Xịt khuẩn trường học tại TP.HCM, sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trong dịch Covid-19
Rà soát, sàng lọc kỹ về sức khỏe
Chiều qua 6.8, cán bộ giảng viên Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đến Tây Ninh làm việc vụ kiểm tra công tác thi. Thạc sĩ Lê Thị Phụng, Trưởng phòng Khảo thí đảm bảo chất lượng và Thanh tra giáo dục trường này, cho biết 34 người được cử đi đã trải qua quá trình tập huấn và đạt yêu cầu với bài kiểm tra trắc nghiệm được thực hiện trên máy tính.
Cũng theo thạc sĩ Phụng, các cán bộ, giảng viên được trường cử đi làm nhiệm vụ ngoài đảm bảo quy định chung của người làm công tác kiểm tra, còn được rà soát kỹ về sức khỏe.
“Không phải thời điểm này mà ngay khi dịch bùng phát, trường đã thực hiện nghiêm việc khai báo y tế với cán bộ, giảng viên và yêu cầu đo thân nhiệt, đeo khẩu trang đúng quy định. Trong quá trình chuẩn bị đội ngũ, một cán bộ được cử đi có dấu hiệu sốt đã được trường thay người và báo cáo về địa phương”, thạc sĩ Phụng nói.
Thạc sĩ Phụng cũng cho hay cán bộ, giảng viên cần di chuyển từ nơi ở đến điểm thi, nếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng gây lo ngại về khả năng an toàn. Vì vậy, trường có đặt vấn đề với các điểm thi hỗ trợ cho mượn xe máy để các thầy cô chủ động di chuyển, vừa đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
Bản tin Covid-19 ngày 6.8: Sẽ có hàng chục ca nhiễm mỗi ngày, nhiều bệnh nhân đang nguy kịch
Không phải thời điểm này mà ngay khi dịch bùng phát, trường đã thực hiện nghiêm việc khai báo y tế với cán bộ, giảng viên và yêu cầu đo thân nhiệt, đeo khẩu trang đúng quy định. Trong quá trình chuẩn bị đội ngũ, một cán bộ được cử đi có dấu hiệu sốt đã được trường thay người và báo cáo về địa phương
Thạc sĩ Lê Thị Phụng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Hơn 40 cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM cũng bắt đầu di chuyển xuống Sóc Trăng trong sáng sớm nay. Tiến sĩ Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách trường này, cho biết trường có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn sức khỏe của đội ngũ cán bộ trong mùa dịch. Ngoài việc trang bị nước rửa tay sát khuẩn và 10 khẩu trang/người, trường bố trí xe giường nằm có giãn cách 20 người/xe 45 chỗ. Trường cũng bố trí mỗi cán bộ giảng viên ở riêng từng phòng thay vì 2 người/phòng như các năm trước.
“Trước đó, trường đã rà soát không đưa vào danh sách tất cả người từng đi qua các vùng dịch. Thậm chí, 2 cán bộ tư vấn pháp lý của trường từng đi chung xe với một người trở về từ Đà Nẵng cũng đã được thay thế người mới”, ông Hải cho hay.
Chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay
Cũng trong sáng nay, hơn 30 giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng xuất phát về Hậu Giang để phối hợp cùng Trường ĐH Nam Cần Thơ kiểm tra công tác tổ chức coi thi. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, trường ĐH này khuyến cáo thầy cô phải thực hiện khai báo y tế. Ngoài ra, cũng khuyến cáo các giảng viên cài ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo trong quá trình tiếp xúc.
Theo thạc sĩ Lê Văn Vĩ, thư ký đoàn kiểm tra thi của Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, sáng sớm nay, đoàn sẽ bắt đầu khởi hành đến tỉnh Trà Vinh. Năm nay, đoàn kiểm tra thi của trường có hơn 40 người, sẽ phối hợp cùng 30 người Trường Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long để thực hiện nhiệm vụ. Trường chuẩn bị nước rửa tay, khẩu trang… cho từng cán bộ, giảng viên trong đoàn.
Năm nay, Trường ĐH Văn Hiến phối hợp cùng Trường ĐH Sài Gòn thực hiện công tác kiểm tra thi tại tỉnh Đồng Tháp. Trường đã chuẩn bị mọi thứ về trang bị cũng như tập huấn chuyên môn để đảm bảo an toàn cho giảng viên…
Xây dựng phương án đảm bảo tổ chức thi an toàn
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo xây dựng phương án cụ thể triển khai tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh và cán bộ, giáo viên làm công tác thi. Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức kỳ thi tại địa phương bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, đúng quy chế thi; chủ động rà soát, phân loại những thí sinh thuộc diện F1, F2 (nếu có).
Sinh viên học trực tuyến: 'Mạng chập chờn, thầy nói nhanh quá... em nghe chưa hiểu!'
'Mạng chập chờn', 'thầy nói nhanh quá em nghe không kịp', 'môn này học qua màn hình khó hiểu quá'... là ý kiến của nhiều sinh viên trong thời gian học trực tuyến vừa qua.
Một buổi học trực tuyến - NGỌC DƯƠNG
Khó khăn trong tương tác với giảng viên
Nguyễn Huy Kiên, sinh viên năm 2 ngành cơ điện tử, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, hiện học 7 môn bằng hình thức trực tuyến, mỗi tuần học khoảng 3-4 ngày, có hôm học 2 môn.
Kiên, cho hay: "Em thấy học online cực hơn là lên trường, vì có những môn học giảng qua màn hình bằng một vài video thì không thể hiểu được. Ví dụ, môn dung sai là môn đo lường, mà nhìn bảng số liệu tự học thì rất khó. Phải trực tiếp nhìn bảng và hỏi thầy, kiểu như phải có sự tương tác với thầy. Mà nếu hỏi thì thầy cũng không có thời gian trả lời hết. Còn mấy môn tính toán hoặc lý thuyết thì khá ổn. Nhưng nhiều lúc đang học thì mạng lỗi hoặc thầy dạy nhanh chưa kịp hiểu. Có lúc tiếng thầy nói không khớp với màn hình gây cảm giác không được thoải mái".
Theo Kiên, nếu so với việc học trực tiếp, thì việc tiếp thu bài giảng của Kiên giảm khoảng 30%. "Học online đòi hỏi sinh viên phải chủ động và chịu khó. Còn ai thụ động, thiếu tự giác thì cảm thấy học dễ bị chán. Chẳng hạn có bạn dậy muộn nên truy cập vô lớp cũng bị muộn. Bản thân em thấy nếu đường truyền internet ổn định, thầy giáo giảng chậm hơn một chút thì sẽ tốt hơn", Kiên chia sẻ.
Trong khi đó, Dương Ngọc Hân, sinh viên năm nhất ngành quan hệ quốc tế, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, hiện học trực tuyến 3 môn lý thuyết. "Em cảm thấy học online hơi chán và không hiệu quả so với học trên lớp. Hầu như là thầy cô giảng bài rồi chiếu slide cho tụi em dựa theo ghi chép. Có môn thì thuyết trình, ví môn lịch sử thì tụi em chia nhóm rồi từng nhóm thuyết trình cho cô nghe. Có khi câu được câu mất do mạng chập chờn".
Hân kể có môn trường xếp học vào 6 giờ 45 phút sáng, quá sớm để tập trung được đông đủ sinh viên trong thời điểm này. "Vừa mở mắt dậy là em chộp vội cái điện thoại vào lớp điểm danh trước sau đó mới đi đánh răng, rửa mặt cho tỉnh ngủ. May thầy cô không bắt tụi em phải bật camera. Thú thật là học trực tuyến trong không gian ở nhà nên sinh viên khó tập trung hơn, bị ti vi, điện thoại, âm thanh bên ngoài tác động nhiều. Thật ra học online cũng hay, tiết kiệm được thời gian đi lại. Nhưng vì đây không phải là môi trường học tập quen thuộc nên có lẽ sinh viên sẽ phải mất một thời gian mới có thể thích nghi", Hân nhận định.
Nguyễn Văn Trí, sinh viên ngành tâm lý học Trường ĐH Văn Hiến, cho rằng học trực tuyến nội dung giảng viên truyền đạt không khác như học trên lớp, lại thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin trên internet. "Tuy nhiên, việc trao đổi ý kiến thì không tiện lắm, nên em phải tạo một group chat để trao đổi thêm. Về phía giảng viên, em thấy quan trọng nhất là phải nói rõ ràng, nội dung trình bày cô đọng và dễ hiểu, các ví dụ thì nên xoay quanh các vấn đề thực tiễn trong xã hội. Em cũng mong muốn đa dạng hóa các hoạt động trực tuyến, mục đích là kích thích sự học. Điều này em đã thấy và trải nghiệm ít nhiều ở một số lớp học online trên các trang mạng trong và ngoài nước".
Cơ hội để rèn luyện kỹ năng tự học và nghiên cứu
Nguyễn Thu Hương, sinh viên năm cuối khoa Luật linh tế, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, đánh giá học trực tuyến có thể giúp mình rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trước khi vào lớp và tự nghiên cứu những chỗ chưa hiểu bài.
Được biết, từ những năm phổ thông Hương đã tham gia các lớp ôn luyện trực tuyến trên các trang như hocmai.vn và Moon.vn. Hồi đó Hương không tham gia học thêm ở trường và chọn học trực tuyến vì thấy bản thân có thể chủ động hơn trong quá trình học, tiết kiệm thời gian đi lại.
"Em thích học trực tuyến và cảm thấy nếu bản thân học đúng cách sẽ rất hiệu quả. Em có thể lựa chọn không gian phù hợp, một nơi yên tĩnh và còn có thể mở một chút nhạc không lời nhẹ nhàng để đầu óc thoải mái hơn khi học. Tuy nhiên, một trở ngại trong quá trình học đó là việc kết nối internet, đôi khi kết nối chậm hoặc rớt mạng sẽ khiến bản thân không nhanh chóng bắt kịp tiến độ. Việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên cũng còn hạn chế, nếu bản thân không chủ động thì giảng viên sẽ khó nắm bắt được sinh viên có hiểu bài hay không, hoặc là việc hỏi bài trực tuyến khi thầy cô đang giảng cũng khó khăn hơn một chút", Hương chia sẻ.
Tuy nhiên, Hương cho rằng sinh viên có thể khắc phục bằng cách hỏi thầy cô ở cuối giờ, để lại bình luận hoặc tin nhắn cho giảng viên. Hương thường chọn cách tổng hợp lại những thắc mắc của mình và gửi lại thầy cô nhờ giải đáp. "Mình phải chủ dộng để không bị tụt lại, và nắm được kiến thức một cách nhanh chóng", Hương lưu ý.
Lê Khôi, sinh viên năm nhất ngành y đa khoa, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cũng cho rằng để học trực tuyến hiệu quả, sinh viên phải có tính chủ động, ý thức tự học, tự nghiên cứu. Khôi nêu quan điểm: "Theo em, trong điều kiện nghỉ học vì dịch Covid, sinh viên cũng nên chịu khó sắp xếp thời gian học trực tuyến giống như học trên lớp, đừng coi thường mà bỏ qua buổi học nào. Các bạn nên đề cao tinh thần tự học, coi đây là cơ hội để mình rèn kỹ năng. Về giảng viên, theo em thầy cô nên tạo nhiều hoạt động sinh động trong tiết học, có những chủ đề sôi nổi để thảo luận, giúp sinh viên năng nổ hơn và không nhàm chán khi học".
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường, Trưởng khoa Marketing, Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết có rất nhiều sinh viên có thái độ tích cực, sau mỗi buổi học online đã xin thầy ra thêm bài tập để tự học, tự nghiên cứu. "Lớp mình dạy đa số sinh viên rất đúng giờ, thậm chí các em ngồi đợi trước. Nhiều em xin thêm bài tập để làm. Đó là thái độ học tập tích cực để giúp học trực tuyến hiệu quả", tiến sĩ Trường nhìn nhận.
Mỹ Quyên
Lưu ý những vi phạm liên quan "công nghệ thấp" Bên cạnh các vi phạm quy chế thi cử liên quan đến yếu tố công nghệ cao, những vi phạm mang tính truyền thống (phao thi...) hay ném lời giải từ ngoài vào phòng thi (với điểm thi gần đường, nhà dân) luôn được các trường lưu tâm. Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia phục vụ công tác...