Nhiều ca sốc sốt xuất huyết
Những tuần gần đây, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhiều nơi, nhiều ca bệnh rất nặng, phải thở máy, lọc máu.
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nặng trên cơ địa béo phì phải thở máy, lọc máu liên tục 2 tuần liền – Ảnh: A LỘC
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng hơn 6.300 ca mắc sốt xuất huyết, đang có xu hướng tăng ca bệnh. CDC Đồng Nai đã phát hiện 1.244 ổ bệnh.
Né COVID-19, nặng sốt xuất huyết
Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết gia tăng mạnh từ đầu tháng 10 đến nay.
Trung bình mỗi ngày khoa nhiễm tiếp nhận 5-10 trường hợp nhập viện do sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp trong đó rơi vào tình trạng sốc, phải truyền 4-6 đơn vị máu, điều trị tích cực.
Theo lãnh đạo khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, nguyên nhân nhiều người lớn bị sốc sốt xuất huyết nặng do thời gian qua dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên nhiều người có tâm lý e ngại vào bệnh viện.
Khi bị sốt cao, mệt mỏi, nhiều trường hợp không đến cơ sở y tế khám ngay mà tự ý ra nhà thuốc mua thuốc về uống. Đến khi sốt ngày thứ 4, thứ 5 mới nhập viện thì tình trạng đã nặng.
Về phía Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hơn 1.000 bệnh nhi bị sốt xuất huyết.
Đặc biệt từ tháng 9 trở lại đây lượng bệnh nhi nhập viện do sốt xuất huyết gia tăng, mỗi tháng có khoảng 160 bệnh nhi nhập viện điều trị. Riêng trong tháng 11 có hơn 200 ca nhập viện điều trị do mắc sốt xuất huyết.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền – quyền trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – cho biết trong hai tháng trở lại đây, mỗi ngày khoa tiếp nhận 20-30 bệnh nhi vào điều trị do mắc sốt xuất huyết, tăng gần gấp đôi so với các tháng trước đó. Cá biệt, có ngày khoa tiếp đón 40-50 bệnh nhi nhập viện điều trị.
“Phần lớn các trường hợp điều trị tại khoa đều từ mức cảnh báo trở lên, cần phải theo dõi và điều trị sát sao. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị sốt xuất huyết rất nặng, cần phải thở máy, lọc máu…” – bác sĩ Quyền nói.
Tổn thương gan, xuất huyết tiêu hóa
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng khoa hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết lượng bệnh nhi mắc sốt xuất huyết năm nay không nhiều nhưng tình trạng rất nặng.
Video đang HOT
Trong đó một số trường hợp bị tái sốc, tổn thương gan, xuất huyết tiêu hóa… phải thở máy, lọc máu liên tục.
“Trong hai tháng nay, mỗi ngày khoa đón 7-8 bệnh nhi vào điều trị, cao điểm đến 10 bệnh nhi. Phần lớn phải thở N-CPAP, truyền dịch… Tuy nhiên, một số ca trở nặng phải thở máy, lọc máu nhiều ngày” – bác sĩ Nghĩa nói.
Theo bác sĩ Nghĩa, qua ghi nhận các bệnh nhi mắc sốt xuất huyết trên cơ địa béo phì thường dễ trở nặng. Trong số các bệnh nhi tại khoa, có hơn 30% trẻ bị béo phì. Trong khi đối với các trẻ này, việc chẩn đoán ban đầu, phát hiện bệnh rất khó khăn.
Mặt khác, trong tình hình dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, nhiều phụ huynh còn e ngại đưa con đến các bệnh viện khám và điều trị, mà đưa con ra các phòng khám, nhà thuốc tự mua thuốc uống. Do đó, khi phát hiện thì tình trạng bệnh của trẻ đã trễ và nặng hơn.
Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu như trẻ bị sốt cao liên tục 2 ngày không giảm, xuất hiện chấm đỏ trên da, đi tiêu ra máu, tay chân lạnh, nước tiểu sậm màu… cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
Tránh trường hợp tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ. Đặc biệt, đối với các trẻ béo phì cần phải quan tâm, cảnh giác hơn.
Lưu ý miền Trung
Với khu vực miền Trung, Cục Y tế dự phòng cho rằng lũ lụt kéo dài thời gian qua cũng có ảnh hưởng làm số mắc sốt xuất huyết sau lũ giữ ở mức cao, hiện tại khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… đang ghi nhận 1.300-1.500 ca mắc sốt xuất huyết mới/tuần, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là mùa dịch sốt xuất huyết đang ở cao điểm.
Dự báo dịch sốt xuất huyết vẫn còn kéo dài sang tới tháng 12 và sang năm 2021 tới do những yếu tố nguy cơ vẫn còn.
Cẩn thận ở nhóm trẻ dư cân, béo phì
Bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ cho biết tại Cần Thơ trong các tháng 8, 9, 10 tình hình sốt xuất huyết (SXH) gia tăng, bắt đầu từ tháng 11 đến nay tình hình dịch bệnh này được kiểm soát.
Hiện tại, tính đến ngày 30-11 số ca mắc SXH của TP là 1.121 ca. Số địa phương có người mắc cao vẫn là khu vực thành thị đông dân cư ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt, Bình Thủy.
Tại các nơi có SXH tăng cao trong tháng 9, 10, TP đã hỗ trợ tiến hành 2 chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi tại cộng đồng.
Số ca SXH gần đây có khác là ca bệnh tập trung vào trẻ lớn và người lớn nhiều hơn.
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Nhật Trường, quyền trưởng khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho hay số lượng trẻ lớn mắc SXH hiện chiếm đa số, không như những năm trước tập trung vào trẻ nhỏ. Số ca bệnh SXH tập trung ở trẻ lớn từ 8-16 tuổi chiếm trên 80%.
Việc điều trị các ca sốc nặng ở trẻ lớn, trẻ có cân nặng cao khá vất vả so với trẻ nhỏ.
T.LŨY
5.000 ca mắc sốt xuất huyết mới mỗi tuần
Nhiều bệnh nhi mắc sốt xuất huyết điều trị tại khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – Ảnh: A LỘC
Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, vài tuần gần đây mỗi tuần toàn quốc vẫn ghi nhận khoảng 5.000 ca mắc sốt xuất huyết mới, 3.000 người trong số này phải nhập viện. Về địa bàn, miền Trung chiếm 30-35%/tổng số bệnh nhân, miền Nam 55-60%, số còn lại chủ yếu ở Hà Nội.
Hiện sốt xuất huyết vẫn chưa có tín hiệu giảm. “Tính từ đầu năm 2020 cả nước ghi nhận gần 113.000 ca mắc sốt xuất huyết, so với cùng kỳ 2019 số mắc sốt xuất huyết giảm 62%, số tử vong giảm 38 ca.
Tuy so với cùng kỳ 2019 số mắc mới và tử vong đều giảm, nhưng vẫn ở mức rất cao và chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy dịch sẽ giảm trong năm 2021 tới” – đại diện Cục Y tế dự phòng chia sẻ.
Theo đánh giá của vị đại diện này, trước đây chu kỳ bệnh sốt xuất huyết thường là 4-5 năm/lần dịch lớn, sau đó chu kỳ dịch có thay đổi theo hướng năm trước giảm thì năm sau tăng, nhưng vài năm gần đây dịch có những thay đổi rất khó dự báo về dịch tễ, thậm chí không theo dự báo, do những thay đổi về lối sống, đặc trưng sinh thái và môi trường…
“Mùa đông các gia đình bật điều hòa ấm trong phòng nên muỗi vẫn sống, không như trước đây thường là dịch sốt xuất huyết sẽ giảm mạnh khi mùa đông đến” – đại diện Cục Y tế dự phòng giải thích.
Vị này cũng cho rằng năm 2019 vừa qua là năm số mắc sốt xuất huyết cao thứ 2 tính từ 1980 (1980 là năm đầu tiên Việt Nam thống kê số mắc/số tử vong do sốt xuất huyết).
Chính vì vậy năm 2020 này tuy số mắc mới và tử vong do sốt xuất huyết có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các năm gần đây.
Cục Y tế dự phòng cũng cho rằng so với các bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét, tay chân miệng… thì sốt xuất huyết vẫn là căn bệnh nặng nề nhất ở Việt Nam với trên 100.000 ca mắc mỗi năm và hàng chục ca tử vong.
Trong đó bệnh sốt rét hiện chỉ có bình quân 9-13 ca mắc/tuần thì sốt xuất huyết đang là 5.000 ca mắc/tuần.
LAN ANH
Cảnh báo gia tăng sốt xuất huyết ở TPHCM: Mẹ trẻ thất thần bên con trai sốt nặng
Mỗi tuần, TPHCM có từ 500-600 ca mắc sốt xuất huyết, và đã có trường hợp tử vong. Sốt xuất huyết không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn cũng mắc, nhiều ca diễn tiến nặng.
BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt Xuất huyết BV Nhi Đồng 1 thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết .
ến viện trễ, dễ tử vong
Ngày 10/9, tại khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, chị Hiên (tỉnh Bình Dương) chốc chốc lại sờ trán để kiểm tra tình hình sốt của cậu con trai 9 tuổi. Ánh mắt thất thần, bà mẹ trẻ kể, con bị sốt 4 ngày nhưng gia đình vẫn đinh ninh cảm sốt bình thường nên chỉ cho uống thuốc hạ sốt.
Đến khi thấy con mê sảng, chị Hiên hốt hoảng đưa vào bệnh viện ở Bình Dương và được chẩn đoán sốt xuất huyết, sau đó chuyển viện đến BV Nhi đồng 1 (TPHCM). Do được các bác sĩ kịp thời can thiệp nên con chị Hiên qua được cơn nguy kịch, nhưng vẫn phải theo dõi trong những ngày tới.
BV Nhi đồng Thành phố cũng vừa kịp thời cứu bệnh nhi 13 tuổi (ở Trà Vinh) với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhi suy hô hấp nặng nên bác sĩ phải đặt nội khí quản thở máy xâm lấn kiểm soát áp lực.
BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực & Chống độc BV Nhi đồng Thành phố cho biết, đây là một trong những trường hợp sốt xuất huyết rất nặng được cứu sống thành công. Bệnh nhân được giúp thở đúng thời điểm, dẫn lưu ổ bụng có kiểm soát đảm bảo tưới máu ổ bụng và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu kịp thời, nhờ vậy tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan...
Bệnh nhân sốt xuất huyết không chỉ có trẻ em mà còn cả người lớn. Mới đây nhất là trường hợp một nữ bệnh nhân (16 tuổi, ngụ quận 7) tử vong do mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân được gia đình đưa đến nhập viện tại BV Quận 4, sau đó tình trạng bệnh chuyển biến xấu nên được chuyển sang BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị vào ngày thứ 6 của bệnh. Nhận thấy không có khả năng cứu sống nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự. Đây là trường hợp tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên tại TPHCM trong năm nay.
Nữ bệnh nhân 20 tuổi (ngụ Q.11, TPHCM) may mắn thoát thần chết. Dù sốt cao liên tục 3 ngày nhưng bệnh nhân này chỉ đến tiệm thuốc Tây gần nhà mua thuốc hạ sốt vì ngại đến bệnh viện mùa dịch COVID-19. Khi thấy không thể chịu nổi, bệnh nhân mới đến BV Quận 11 khám. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng máu cô đặc rất nhiều do mắc sốt xuất huyết Dengue. "Chỉ cần đến bệnh viện trễ hơn là bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng nguy kịch" - BS Phạm Anh Tuấn, phụ trách khoa Truyền nhiễm BV Quận 11 nhận định.
Cảnh báo còn tăng
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết BV Nhi Đồng 1 cho biết, hiện khoa Sốt xuất huyết đang điều trị cho khoảng 50-60 bệnh nhi nội trú và ngoại trú. Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều có nguy cơ mắc, đặc biệt có nhiều ca mắc sốt xuất huyết có biến chứng nặng. Theo TS.BS Tuấn, từ đây đến cuối năm, dự báo bệnh sẽ còn tăng do mùa mưa, là cơ hội để muỗi truyền bệnh sinh sôi. Do đó, người dân không nên chủ quan với dịch bệnh, đặc biệt trong thời gian này, khi có nhiều dịch bệnh đang lưu hành như COVID-19, bạch hầu...nên tránh để dịch chồng dịch.
BS CK2 Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, trong thời gian qua đơn vị cũng tiếp nhận nhiều trường hợp sốt xuất huyết nhưng lại đến khám trễ, do đó tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. "Sốt xuất huyết có thể trở nặng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi khởi phát bệnh. Do đó, ở giai đoạn này người bệnh đã giảm sốt, thậm chí hết sốt nhưng đây lại là thời điểm có thể xuất hiện các biến chứng bất thường nguy hiểm" - BS Phong nói.
Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn thành phố có gần 12.000 trường hợp sốt xuất huyết, trong đó hơn 6.500 trường hợp phải nhập viện và hơn 5.500 trường hợp điều trị ngoại trú. Riêng trong hai tháng gần đây, trung bình số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần là 500 ca. Đặc biệt, TPHCM ghi nhận 40 ổ dịch sốt xuất huyết phát sinh tại 13 quận huyện trên địa bàn.
Ths Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm HCDC dự báo đỉnh dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm nay sẽ xuất hiện trễ hơn so với những năm trước đó. Trong những tuần sắp tới, số ca bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng.
Các chuyên gia y tế lưu ý, nếu nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết, phụ huynh cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến bệnh viện kịp thời. Cụ thể, nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có các biểu hiện: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở, khó chịu hoặc li bì; đau bụng; ra máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen... cần đưa ngay đến các cơ sở y tế thăm khám. Nếu để sang ngày thứ 4, thứ 5 bé có thể rơi vào sốc sốt xuất huyết sẽ nguy hiểm.
Phòng, chống sốt xuất huyết: Không thể xem nhẹ So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần qua (từ ngày 24 đến 30-8), số ca bệnh lại tăng hơn 2 lần so với tuần trước đó. Điều đáng nói, do lo ngại dịch Covid-19, nên khi mắc...