Trong khi cả nhân loại phải gồng mình đối phó với dịch COVID-19 trong suốt gần 1 năm qua, dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát trở lại.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện thấy các manh mối từ virus Chapare và những nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết , với nguy cơ lây lan từ người sang người rất đáng lo ngại.
ViruS Chapare và nguy cơ lây nhiễm từ người sang người
Virus Chapare – họ Arenavirus loại virus từng được phát hiện tại tỉnh Chapare, vùng nông thôn Bolivia vào năm 2004. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tương tự như virus Lassa và Machupo, virus gây sốt xuất huyết Chapare thuộc họ Arenavirus, chúng có khả năng gây chết cho hàng loạt động vật với các triệu chứng: sốt, đau bụng, nôn mửa , ra máu nướu răng , phát ban da , đau mắt và nguy hiểm là chúng có thể lây lan giữa người với người.
Thời điểm năm 2004, chỉ có 1 trường hợp người được xác nhận nhiễm virus Chapare với triệu chứng giống như bệnh Ebola tại tỉnh Chapare, Bolivia và sau đó dịch bệnh biến mất.
Năm 2019, dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện trở lại. Virus Chapare đã lây lan từ người sang người qua chất dịch cơ thể ở một vùng gần Thủ đô La Paz của Bolivia, khiến 3 người thiệt mạng. Theo các báo cáo được ghi nhận, không có đợt bùng phát dịch do virus Chapare xảy ra trong năm 2019 hay 2020, và ngay cả trong trường hợp bùng phát tiếp theo, virus sẽ khó có khả năng gây ra đại dịch.
Tuy nhiên, dịch bệnh có những tín hiệu đáng lo ngại khi 3 trong số 5 bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh từ đợt bùng phát dịch năm 2019 là nhân viên y tế. Sự việc này cũng báo hiệu nguy cơ lây nhiễm từ người sang người khi một bác sĩ nội trú, một bác sĩ cấp cứu và một bác sĩ tiêu hóa đều mắc virus Chapare sau khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể từ những bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
Virus Chapare có thể lan truyền từ người sang người.
Ám ảnh về một đợt bùng phát mới
Tiến sĩ Morales-Betoulle và Tiến sĩ Carlson thuộc Đại học Georgetown, Mỹ đều nhận định những yếu tố tiềm ẩn đáng lo ngại của virus Chapare. Các cơ quan y tế toàn cầu đã phải vào cuộc để phối hợp xác định và theo dõi căn bệnh mới nổi liên quan đến loại virus này.
Tỷ lệ các bệnh mới xuất hiện đã tăng lên rõ ràng trong 1 hoặc 2 thập kỷ qua, mặc dù rất khó để đưa ra một con số chính xác về mức tăng. Virus mới thường lây sang người qua động vật. Nhưng chỉ vì virus lan từ động vật sang người không có nghĩa là virus có khả năng lây sang người khác.
Hầu hết các loại virus khi thực hiện bước nhảy từ động vật hoang dã sang người đều thích nghi kém với con người đến mức chúng không thể gây bệnh ngay trong lần tiếp cận đầu tiên. Nói cách khác, một loại virus thực hiện bước nhảy sang người không chắc đã có những đặc điểm cần thiết để phát triển và lây nhiễm sang người khác.
Tuy nhiên, virus lưu hành trong các quần thể động vật gần gũi với con người – ví dụ như động vật trang trại và động vật gặm nhấm – sẽ có nhiều cơ hội lây lan sang người hơn.
Cùng với biến đổi khí hậu và nguy cơ mất môi trường sống, do nạn săn bắt và ăn thịt động vật hoang dã, khiến cho các loại virus buộc phải thay đổi để thích nghi. Chúng cũng sẽ làm thay đổi mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. Ngày nay, nhiều người bị nhiễm lại các loại virus đã từng được biết đến hoặc đã không tồn tại từ rất lâu trước đây.
Các nhà khoa học và công chúng có xu hướng nghĩ các bệnh xuất huyết chết người có nguồn gốc từ người châu Phi hoặc Nam Á. Nhưng trường hợp của virus Chapare cho thấy chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên thế giới .
10 năm trước, giới khoa học có thể không biết về một đợt bùng phát bệnh do virus Chapare bởi vì khi đó rất ít người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc tìm thấy RNA trong tinh dịch và loài gặm nhấm là dấu hiệu đặc biệt đáng lưu ý – và là minh chứng cho những nỗ lực nhằm tìm kiếm và dập tắt những cơn đại dịch tiềm tàng trước khi chúng bùng nổ.
Hiện nay ở Bolivia, người dân hiện chưa cần phải lo lắng về một đợt bùng phát lớn của virus Chapare như đại dịch COVID-19. Song, trong tương lai, không ai biết trước, với những biến đổi khó phát hiện như trên, chúng có thể lây lan một cách dễ dàng, không loại trừ lây qua không khí.
Người đàn ông mắc sốt rét, sốt xuất huyết và Covid-19 vẫn chưa hết xui
Một người đàn ông người Anh mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và Covid-19 khi làm việc cho một tổ chức từ thiện ở Ấn Độ đã bị rắn hổ mang cắn.
Theo RT hôm 22-11, sau khi chống chọi với các bệnh truyền nhiễm, ông Ian Jones đã bị rắn cắn tại một ngôi làng gần Jodhpur ở bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ. Dù may mắn sống sót sau vết cắn độc chết người, ông Jones đã bị mù và liệt chân.
Gia đình người đàn ông đến từ đảo Wight- Anh cho biết ông Jones đã trải qua gần hai tuần chăm sóc đặc biệt nhưng hiện đã rời bệnh viện vì thiếu giường bệnh và số bệnh nhân mắc Covid-19 tại khu vực tăng cao. Ông Jones đang vô cùng lo lắng về tình trạng của mình nhưng các bác sĩ hy vọng ông ấy có thể hồi phục hoàn toàn.
Ông Ian Jones mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và mắc Covid-19 đang chống chọi với vết thương do rắn cắn. Ảnh: GoFundMe
Anh Seb Jones, con trai ông Jones, cho biết trên trang GoFundMe để kêu gọi quyên góp tiền trả viện phí và giúp đưa ông về Anh: "Cha là một chiến binh. Trong thời gian ở Ấn Độ, ông ấy đã bị sốt rét và sốt xuất huyết trước khi mắc Covid-19".
Ông Jones được điều trị đặc biệt tại Ấn Độ. Ảnh: Sky News
Ông Jones, cựu nhân viên chăm sóc sức khỏe, điều hành tổ chức từ thiện Sabirian giúp các thợ thủ công truyền thống ở Rajasthan xuất khẩu hàng hóa của họ vào Anh để giúp họ thoát nghèo.
Con rắn hổ mang đã cắn ông Jones. Ảnh: Sky News
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ông Jones đã quyết định ở lại Ấn Độ để hỗ trợ cộng đồng nơi tổ chức từ thiện hoạt động. "Khi chúng tôi nghe nói rằng ông ấy bị rắn cắn gây nguy cơ tử vong cao hơn những gì ông ấy đã trải qua, chúng tôi thực sự không thể tin được" - con trai ông Jones nói thêm.
Thuốc Nam hỗ trợ phòng trị sốt xuất huyết Thông thường trong và sau mưa lũ, các vi sinh vật gây bệnh cùng rác thải, chất thải và xác động vật hòa trộn vào dòng nước, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những bệnh thường gặp là nấm kẽ chân, đau mắt đỏ, tả, sốt xuất huyết... Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp...
Tin mới nhất
Thường xuyên thức khuya khiến bạn phải đối mặt với 4 vấn đề ảnh hưởng đến cả nhan sắc lẫn vóc dáng
07:11:38 21/01/2021
Nếu còn đang giữ thói quen này hàng ngày, bạn nên sửa ngay càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Gầy như que củi vẫn sợ béo, căn bệnh chán ăn tâm thần gây nhiều biến chứng nguy hiểm
05:53:06 21/01/2021
Theo các bác sĩ, chán ăn tâm căn (chán ăn tâm thần) có thể dẫn đến tử vong do suy kiệt nhưng nhiều người mắc bệnh này không biết và họ vẫn sợ béo, không ăn nhằm giảm cân dù thân hình gầy như que củi.
TP.HCM có thêm một khu lọc máu chất lượng cao tiêu chuẩn Nhật
05:52:42 21/01/2021
TP.HCM có hàng ngàn người bệnh suy thận cần lọc máu định kỳ với nhu cầu lọc máu rất lớn.
Cẩn trọng kẻo bị nhược cơ
05:51:32 21/01/2021
Nhược cơ (Myasthenia gravis) là bệnh lý thần kinh cơ mạn tính đặc trưng với tình trạng yếu cơ xảy ra từng đợt hoặc liên tục với nhiều.
Dinh dưỡng cho người viêm gan cấp
05:50:26 21/01/2021
Gan là một cơ quan lớn của cơ thể có nhiều chức năng quan trọng như: chuyển hoá các chất dinh dưỡng, tiết ra mật, ngăn chặn các chất độc…
Kịp thời cứu cụ ông 83 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
23:09:34 20/01/2021
Tại bện viện, các cận lâm sàng cần thiết ngay lập tức được tiến hành. Kết quả chụp cắt lớp vi tính mạch máu phát hiện bệnh nhân có túi phình lớn (gần 7cm) tại vị trí động mạch chậu chung bên phải, có di...
Mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật nặng vẫn sinh 2 con khỏe mạnh
23:07:21 20/01/2021
Sản phụ mang song thai, được phát hiện bị tiền sản giật nặng từ tuần thứ 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, sản phụ đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ sinh thành công ở tuần 35 của thai kỳ.
Nam thanh niên bị ngã vỡ sọ não
23:03:44 20/01/2021
Các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật thần kinh cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, vừa cấp cứu thành công nam bệnh nhân H.V.M., 21 tuổi, ở Hương Khê, Hà Tĩnh, nguy kịch sau khi ngã từ trên cao xuống.
Sản phụ dị ứng thuốc tê, bác sĩ vẫn tiêm gây liệt nửa người?
23:01:24 20/01/2021
Sản phụ khai từng dị ứng thuốc tê 2 lần và khám tiền phẫu nên được quyết định cho gây mê nhưng khi vào mổ, bác sĩ lại tự ý đổi thành gây tê.
Những câu hỏi thường gặp về đau thần kinh tọa
22:29:42 20/01/2021
Những bệnh lý về cột sống do sai tư thế, ít vận động ngày càng tăng trên nhóm đối tượng trẻ tuổi. Kéo theo đó là những tác động xấu tới sức khỏe, trong đó có đau thần kinh tọa.
Quảng Nam: Cứu sống một bệnh nhân dị dạng mạch máu não nguy hiểm
22:26:51 20/01/2021
Ngày 20/1, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam cho biết, dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ Khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ của bệnh viện này đã cứu sống một trường hợp dị dạng mạch máu não nguy hiểm gây biến chứng xuất ...
Mắc ung thư nghi do dùng nước uống nhiễm kim loại suốt nhiều năm mà không biết
21:37:47 20/01/2021
Sau hơn 20 năm sử dụng nước giếng khoan không qua xử lý, toàn thân người đàn ông nổi mụn. Khi đi khám bác sĩ chẩn đoán bị ung thư da, nghi ngờ nguyên nhân do nguồn nước chứa kim loại nặng.
Nuốt một viên thuốc mà không uống nước có hại như thế nào?
21:27:03 20/01/2021
Bạn đã từng nuốt một viên thuốc mà không uống nước chưa? Sẽ có lúc chúng ta gặp phải tình huống này do quá lười hoặc bận rộn và thậm chí là khi không tìm thấy nước.
Trị hôi miệng triệt để từ bên trong
21:21:58 20/01/2021
Hôi miệng không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khiến người mắc cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh để lâu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị.
Sai lầm khi giữ ấm cho trẻ nhỏ khiến trẻ dễ ốm
21:17:54 20/01/2021
Vào mùa lạnh, trẻ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên không phải cách giữ ấm nào cũng đúng để phòng tránh bệnh cho trẻ.
Muốn kéo dài chân thêm 10cm có được không?
21:09:27 20/01/2021
Hiện nay, tổng chi phí tăng chiều cao bằng cách kéo chi với phẫu thuật dự kiến khoảng 80-100 triệu đồng. Thời gian nằm viện khoảng một tuần, nhưng thời gian tái khám kéo dài chân đến chiều dài có thể đạt được và đến khi lành xương có th...
Đủ kiểu tai biến do làm đẹp dịp tết
21:06:11 20/01/2021
Dịp cuối năm, nhu cầu làm đẹp tăng nhưng tai biến cũng không ít do nhiều chị em chọn làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ giá rẻ, kém chất lượng, dẫn đến mắt bị lộn mí, tắc mạch do tiêm filler…
Xử trí khi trẻ bị cảm lạnh
20:36:37 20/01/2021
Trẻ bị cảm lạnh chưa cần đến viện ngay, phụ huynh có thể theo dõi tại nhà, cho uống nước ấm pha mật ong trước khi ngủ, vệ sinh mũi đúng cách.
Măng tây: Thực phẩm giải độc gan không nên bỏ qua
20:14:14 20/01/2021
Măng tây từ lâu đã được sử dụng trong y học như một loại thảo dược có khả năng hỗ trợ làm sạch các cơ quan nội tạng cơ thể một cách hiệu quả.
Trứng ngỗng và trứng gà, loại nào tốt hơn?
20:08:51 20/01/2021
Phụ nữ mang thai hay ăn trứng ngỗng vì quan niệm ăn vào con sẽ khỏe đẹp, thông minh. Tuy nhiên, thực tế giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà.
Ăn ít đồ chiên rán cũng gây nên nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
20:03:33 20/01/2021
Ăn thực phẩm chiên rán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nặng và đột quỵ, theo một nghiên cứu được CNN công bố.
Cảnh báo nguy cơ vỡ thận trên nền bệnh lý sỏi thận
20:01:57 20/01/2021
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng vừa phẫu thuật cấp cứu một bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng khiến thận vỡ, gãy cung bên xương sườn 6,7,9,10 bên phải.
Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới được quảng cáo sai sự thật
19:29:25 20/01/2021
Bộ Y tế, Quỹ Phòng chống Tác hại thuốc lá vừa tổ chức Hội thảo kỹ thuật về phòng chống tác hại của thuốc lá với các đối tác của Sáng kiến Bloomberg Việt Nam.
Hy hữu: Bé gái 8 tháng tuổi mang "u dạng thai" nặng 2kg
19:28:46 20/01/2021
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công một trường hợp thai trong thai cực hiếm gặp ở bệnh nhi 8 tháng tuổi.
Cứu 2 bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim
17:02:54 20/01/2021
Thông tin từ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp bị nhồi máu cơ tim có biến chứng ngừng tuần hoàn hô hấp.
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa tân dược trái phép, nguy hại cho người dùng
16:43:56 20/01/2021
Cục An toàn thực phẩm có thông tin cảnh báo sản phẩm giảm béo MONE Macha Cocoa có chứa Sibutramine, là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bị đau cổ dữ dội 8 năm do não trượt xuống đốt sống cổ mà không biết
16:40:38 20/01/2021
Suốt nhiều năm, ông Karl Johnston bị đau cổ dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, bác sĩ phát hiện nguyên nhân khiến ông đau cổ là do não đang trượt xuống đốt sống cổ.
Lợi ích khi tập thể dục dưới trời lạnh
16:38:08 20/01/2021
Một nghiên cứu được công bố gần đây của nhóm học giả thuộc Đại học Laurentian (Canada) cho thấy việc tập thể dục dưới thời tiết lạnh (ảnh) có thể đốt cháy nhiều chất béo hơn so với tập thể dục trong nhà, theo chuyên trang sức khỏe Medic...
Điều nguy hại gì xảy ra nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh?
16:36:35 20/01/2021
Ngay cả khi phân, đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục có mầm bệnh, sau đó được truyền lên tay khi đi vệ sinh.