Nhiều ca ngộ độc nặng do rượu và hóa chất trong dịp Tết
Nhiều người bị ngộ độc rượu và hóa chất đã phải vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai trong các ngày đầu năm mới.
Ngộ độc rượu nặng trong những ngày tết ghi nhận ở cả nam và nữ – ẢNH LIÊN CHÂU (CHỤP SÁNG MÙNG 5 TẾT)
Sáng mùng 5 Tết, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) liên tục tiếp nhận các trường hợp chuyển đến cấp cứu, chủ yếu do mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, xuất huyết tiêu hóa…
Các bệnh nhân được chuyển đến bằng taxi, xe cấp cứu 115, thậm chí bằng xe máy của gia đình. Theo các bác sĩ cho biết, trung bình các ngày nghỉ Tết (từ 30 tháng Chạp đến hết mùng 4 Tết), tại đây cấp cứu hơn 200 bệnh nhân nặng/ngày, tăng 30% so với ngày thường.
Trong đó, có 50% số ca chuyển tuyến; các ca bệnh chủ yếu do tim mạch, huyết áp, hô hấp, tai biến mạch máu não, sốc nhiễm khuẩn, đột quỵ, xuất huyết tiêu hóa do liên quan đến rượu, suy gan, suy thận cấp.
Video đang HOT
Một ca cấp cứu tại Khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai sáng mùng 5 Tết – ẢNH LIÊN CHÂU
Tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, trao đổi với phóng viên vào sáng 5 Tết Kỷ Hợi, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách trung tâm này cho biết, các ngày nghỉ tết liên tục tiếp nhận các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất như thuốc diệt cỏ hay do ma túy tổng hợp.
“Đáng lưu ý, ngày nào chúng tôi cũng tiếp nhân bệnh nhân ngộ độc rượu. Họ ở mọi lứa tuổi và không chỉ là nam giới. Có bệnh nhân mới 19 tuổi, có người là phụ nữ trẻ cũng bị ngộ độc cấp do rượu”, bác sĩ Nguyên nói. Trong các ngày gần đây, mỗi ngày Trung tâm Chống độc cấp cứu điều trị 2 – 3 trường hợp ngộ độc do rượu, hóa chất.
Bác sĩ Nguyên bày tỏ lo ngại khi có nhiều trường hợp vào cấp cứu do ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat. Chỉ riêng trong ngày mùng 4 Tết Kỷ Hợi đã tiếp nhận 3 ca ngộ độc hóa chất diệt cỏ Paraquat, 2 ca trong số đó ngộ độc rất nặng đã xin về do tiên lượng không thể qua khỏi. Hiện tại còn một trường hợp ngộ độc Paraquat đang điều trị là bệnh nhân nữ mới 16 tuổi.
“Paraquat là chất gây tử vong rất cao, tỷ lệ này lên đến 70% nếu được cứu chữa kịp thời. Trường hợp cấp tính có thể tử vong sớm trong 3 ngày đầu tiên sau khi uống phải. Ngoài ra, các ca ngộ độc paraquat nặng có thể tử vong trong vòng trong 3 tuần – 3 tháng sau khi bị ngộ độc”, bác sĩ Nguyên nói và cho rằng, cần sớm thực hiện việc cấm bán hóa chất này để giảm các ca tử vong cho người bệnh, vì ước mỗi ngày trên cả nước có khoảng 8 – 10 ca tử vong do hóa chất diệt cỏ.
Đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, trong các ngày nghỉ Tết, mỗi ngày, tại bệnh viện này có 1.200 – 1.400 bệnh nhân điều trị nội trú. Các bệnh nhân được bệnh viện cung cấp suất ăn miễn phí.
Các ca cấp cứu do được phẫu thuật, chăm sóc y tế tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) sáng mùng 5 Tết – Ảnh LIÊN CHÂU
Sáng cùng ngày, tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cũng liên tục có các bệnh nhân vào cấp cứu do chấn thương và đa chấn thương. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.
Theo báo cáo của bệnh viện này, chỉ tính đến mùng 4 Tết Kỷ Hợi, bệnh viện tiếp nhận 528 ca cấp cứu, trong đó 254 ca nhập viện và cấp cứu do tai nạn giao thông, 136 ca tai nạn sinh hoạt. Đáng lưu ý, trong các ca tai nạn sinh hoạt có 22 ca tai nạn do đánh nhau, 8 ca tai nạn do pháo nổ và 3 ca tai nạn do chất nổ khác.
Các phẫu thuật viên đã thực hiện 113 ca mổ, trong đó riêng phẫu thuật cấp cứucác bệnh nhân chấn thương sọ não là 23 trường hợp.
Theo thanhnien
Bệnh viện chật cứng bệnh nhân ngộ độc rượu
Mỗi ngày khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 200 bệnh nhân ngộ độc, xuất huyết tiêu hóa, suy gan thận cấp... liên quan đến rượu.
Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, dịp Tết số bệnh nhân cấp cứu tăng 30% so ngày thường. Trong đó 50% số ca chuyển tuyến, chủ yếu do tim mạch, huyết áp, hô hấp, tai biến mạch máu não, sốc nhiễm khuẩn, đột quỵ, xuất huyết tiêu hóa, suy gan thận cấp liên quan đến rượu bia.
Nhiều bệnh nhân ngộ độc rượu, tai biến mạch máu não, đột quỵ được chuyển vào khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Giang Huy
Bệnh viện Việt Đức, thống kê trong 3 ngày từ 30 Tết đến ngày mùng 2, tiếp nhận cấp cứu 213 bệnh nhân, trong đó 112 người bị tai nạn giao thông, 6 gặp nạn do pháo nổ, tăng cao so với mọi năm. Riêng trong ngày 30 Tết, các bác sĩ của bệnh viện đã cấp cứu 74 bệnh nhân, trong đó 30 người bị tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia.
Theo các bác sĩ, việc điều trị cho bệnh nhân bị tai nạn rất khó khăn. Đặc biệt nạn nhân do pháo nổ bị tổn thương ở phần đầu cổ, mặt và tay. Hầu như các bệnh nhân này không thể khắc phục được việc vận động và thường bị thương bàn tay phải là tay hoạt động chính.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Uống loại nước cực kì phổ biến nhà nào cũng có, bé 5 tuổi ngất lịm suýt tử vong Bé trai sau khi uống một ly nước này đã nằm ngất lịm ngay trên bàn và người nhà có lay gọi thế nào cũng không tỉnh dậy. Cứ mỗi dịp đoàn viên, trên bàn của nhiều gia đình không thể thiếu thức uống có cồn là rượu giúp bầu không khí tiệc tùng thêm hưng phấn. Rượu mơ có lượng đường cao,...