Nhiều bộ sách in lậu được bày bán tại Phú Yên
Ngày 8/6, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, Sở vừa có văn bản gửi phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố thông báo về các sách in lậu. Yêu cầu các đơn vị trên thông báo, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh lựa chọn sách phù hợp, đúng quy định nội dung chương trình học tập.
Văn bản của sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, vào ngày 4/6/2018, Sở GD&ĐT nhận được công văn số 94/CV- SGDHN của Công ty cổ phần Sách giáo dục Hà Nội về việc phối hợp kiểm tra, xử lý sách in lậu, có nêu một số nội dung như sau:
Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên ra thông báo về bộ sách in lậu.
Hiện nay trên thị trường tại tỉnh Phú Yên xuất hiện các bộ sách như: Học mỹ thuật lớp 1, Học mỹ thuật lớp 2, Học mỹ thuật lớp 3, Học mỹ thuật lớp 4, Học mỹ thuật lớp 5 bị in lậu, bày bán tại các cửa hàng, đại lý sách. Sách in lậu có nội dung, quy cách gần giống với sách thật.
Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Phú Yên là đơn vị duy nhất ký hợp đồng và phân phối các bộ sách do Công ty cổ phần Sách giáo dục Hà Nội biên soạn và phát hành.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT đề nghị phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị trường học trực thuộc, hướng dẫn phụ huynh, học sinh lựa chọn sách phù hợp, đúng quy định và nội dung chương trình học tập.
Trung Thi
Theo Dân trí
Vụ 51 giáo viên bị thôi việc ở Phú Yên: Tiến hành hòa giải nhưng bất thành
Ngày 6/6, UBND huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp các bên có liên quan để tiến hành hòa giải vụ việc tranh chấp hợp đồng lao động giữa các giáo viên hợp đồng bị buộc thôi việc và phòng GD&ĐT huyện này.
Tại buổi hòa giải, các giáo viên (GV) vẫn giữ nguyên yêu cầu là Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa hủy bỏ thông báo thôi Hợp đồng lao động (HĐLĐ) số: 86/TB-GDĐT; tiếp tục nhận các GV vào giảng dạy và chuyển sang ký HĐLĐ không xác định thời hạn theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 22 Bộ luật lao động; đồng thời yêu cầu bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần 05 tháng lương cơ bản là 6.500.000 đồng vì đã cho các GV nghỉ việc trái pháp luật; ngoài ra cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa chi trả đầy đủ các khoản phụ cấp đứng lớp từ năm 2011 đến nay theo quy định.
Buổi thông báo thôi HĐLĐ đối với 51 giáo viên
Tuy nhiên bà Trương Thị Dân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa đã bác bỏ tất cả những yêu cầu trên. Bà Dân cho rằng, do số lớp, số học sinh tại các trường trên địa bàn giảm nhiều nên huyện không còn nhu cầu hợp đồng GV phục vụ cho công tác giảng dạy. Vì lý do trên phòng GD&ĐT huyện không hủy bỏ thông báo thôi hợp đồng và không nhận các GV trở lại giảng dạy.
Về bồi thường bù đắp tinh thần, bà Dân khẳng định, việc thôi HĐLĐ đã được thông báo nhiều lần trước khi có quyết định chính thức nên không gây ra đau khổ về tinh thần, do đó Phòng không thống nhất bồi thường.
Đối với các khoản phụ cấp đứng lớp, bà Dân giải thích: Đối tượng được hưởng phụ cấp đứng lớp là những người thuộc biên chế trả lương, còn các GV hợp đồng hưởng lương từ nguồn chi khác của huyện nên Phòng sẽ không chi trả yêu cầu này.
Trong đợt buộc thôi việc này, có nhiều giáo viên đang mang thai, nuôi con nhỏ...
Do không có tiếng nói chung, nên kết quả buổi hòa giải không thành công. Với kết quả hòa giải này, vụ việc sẽ tiếp tục đưa ra tòa để xử lý theo quy định hiện hành.
Như Dân trí đã phản ánh, ngày 9/8/2017, Phòng GD&ĐT Tây Hòa ra thông báo gửi 51 GV tại Tây Hòa về việc chấm dứt HĐLĐ vì lý do thừa GV. Trong số GV này sẽ có 36 GV bị thôi HĐLĐ từ ngày 15/8 và 15 GV sẽ bị thôi HĐLĐ từ ngày 31/1/2018.
Cho rằng việc buộc thôi HĐ của Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa là sai quy định nên 16 GV đã đồng loạt đưa đơn kiện ra tòa, kiện cơ quan trên. Vụ việc đã được đưa ra xét xử 2 lần nhưng chưa có kết quả vì thiếu bị đơn và các chứng từ liên quan.
Trung Thi
Theo Dân trí
Công nghệ cách mạng hóa nền giáo dục tại Ấn Độ Trong 2 năm, 900 công ty khởi nghiệp với công nghệ giáo dục (edtech) đóng góp khoảng 100 tỷ USD, tạo nên cuộc cách mạng giáo dục tại Ấn Độ. Ngày nay, thông qua smartphone, sinh viên có thể truy cập các video tương tác, sách giáo khoa, các lớp học theo yêu cầu với chương trình học tập tùy chỉnh, hay những...