Nhiều bị cáo vụ AIC bỏ trốn, việc thu hồi tài sản gặp khó khăn thế nào?
Đại diện Bộ Tư pháp trả lời câu hỏi của báo chí về việc thu hồi tài sản khi nhiều bị cáo vụ án liên quan Công ty AIC đang bỏ trốn ra nước ngoài.
Chiều 26/12, tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp, nói về khó khăn trong thu hồi tài sản khi nhiều đối tượng vụ án Công ty AIC bỏ trốn ra nước ngoài, đại diện Tổng Cục thi hành án dân sự Nguyễn Thắng Lợi thông tin, sau này nếu gặp vướng mắc phát sinh liên quan việc thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao triển khai thu hồi tài sản theo quy định, bao gồm việc tương trợ tư pháp.
Thời gian qua Tổng Cục thi hành án dân sự tổ chức việc thi hành án đối với các vụ án có hiệu lực, nhiều vụ việc đã được giải quyết nhưng cũng có vụ việc, nhất là vụ án lớn gặp vướng mắc khó khăn chưa thu hồi được.
Ông Lợi lấy ví dụ việc xử lý tài sản là các lô đất đã tuyên án tại Khu phức hợp thương mại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) trong vụ Phạm Công Danh, số tiền phải thi hành án lên 4.132 tỷ đồng và tài sản bảo đảm là khu đất, song việc xử lý lô đất lại gặp khó khăn liên quan đến quy hoạch.
Ông Nguyễn Thắng Lợi thông tin tại họp báo.
Ngoài ra, vụ án liên quan đến đại gia Hứa Thị Phấn tổ chức thi hành được gần 7.000 tỷ đồng, còn phải thi hành án khoảng 9.700 tỷ đồng. Vụ việc đang vướng mắc trong xử lý tài sản kê biên.
Video đang HOT
Ông Lợi thông tin thêm, dự án Bệnh viện Đa khoa Phú Mỹ đang triển khai dở dang, các cơ quan tố tụng đang đảm bảo kê biên thi hành án. Tổng cục đã chỉ đạo Cục thi hành án dân sự địa phương có những biện pháp xử lý phù hợp nhất.
TAND TP Hà Nội đang xét xử vụ sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) cùng 7 đồng phạm khác đang bỏ trốn, tòa quyết định xét xử vắng mặt.
Cựu chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cáo buộc dùng nhiều chiêu trò thông thầu, gian lận thầu AIC và các công ty được chỉ định trúng 16 gói thầu thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, với tổng trị giá hơn 665 tỷ đồng. Hành vi của bà Nhàn gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước 152 tỷ đồng.
Trong cáo trạng thể hiện, cơ quan điều tra đã kê biên đối với tài sản là một nhà biệt thự diện tích 357m2 tại phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngôi biệt thự này bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhờ bố đẻ đứng tên.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng kê biên với tài sản là một nhà biệt thự diện tích 453m2 tại phố Nguyễn Huy Tự, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngôi biệt thự này đứng tên Nguyễn Thị Thanh Nhàn; sáu căn hộ tại chung cư Pacific Place ở 83B phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội của bà Nhàn và một thửa đất diện tích 4,065m2 thuộc dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội của AIC.
Vì sao thu hồi tài sản tham nhũng tăng vọt?
Chánh văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự lý giải việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tăng vọt, năm 2022 đã thi hành xong gần 1.900 việc, thu được gần 16.000 tỷ đồng.
Đại diện Bộ Tư pháp vừa cho biết, kết quả thi hành án dân sự năm 2022 (1/10/2021-30/9/2022) đã xong 539.290 việc (tăng 44.785 việc), đạt tỉ lệ 82,50% với tổng số tiền thi hành xong trên 75.000 tỷ đồng (đạt tỉ lệ 45,42%).
Trong đó, đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng đã thi hành xong trên 6.000 việc, thu được trên 22.000 tỷ đồng.
Đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã thi hành xong gần 1.900 việc thu được gần 16.000 tỷ đồng - tăng gần 11.900 tỷ so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Phan Huy Hiếu - Chánh văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự - khẳng định kết quả thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế thể hiện nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống và sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan có liên quan.
Ông Phan Huy Hiếu - Chánh văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự (Ảnh: T.K).
Theo ông Hiếu, công tác phối hợp thi hành án ngày càng tốt hơn, mạnh mẽ và chặt chẽ hơn. "Thế nên mới có chuyện chúng tôi gửi thông tin về các đương sự tới các cơ quan đăng ký tài sản xem có tài sản nào đang được che giấu ở các địa phương khác nhau không? Và thực tế đã tìm được nhiều tài sản đương sự che giấu ở các địa phương khác nhau, nên thu hồi được tài sản lớn hơn"- ông Hiếu nói.
Đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự phân tích, những người liên quan đến án kinh tế, tham nhũng đều có kiến thức tốt, thủ đoạn rất tinh vi, khi thực hiện đã tính tới hậu quả. Vì thế không ít tài sản đã được họ tẩu tán tài sản cho người khác.
"Bất cập hiện nay là chúng ta chưa có luật về đăng ký tài sản, nên tài sản được chuyển cho con, bố mẹ - những người không thuộc diện kê khai tài sản là rất khó xử lý, không chứng minh được"- ông Hiếu nói.
Nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng, hiện nay việc kịp thời phong tỏa tài sản, tài khoản ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố để phục vụ cho công tác thi hành án dân sự, thu hồi tài sản sau này ngày càng tốt hơn.
"Chúng tôi có thể thông tin về tình trạng đương sự, sau đó cơ quan tố tụng có phản hồi kịp thời trở lại, nên những khó khăn vướng mắc trước đây đã được thay đổi tốt hơn"- ông Hiếu thông tin.
T hu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước
Bộ Tư pháp cho biết, từ nay tới cuối năm 2022 sẽ tổ chức triển khai các nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự năm 2023, bảo đảm thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm công tác.
Trong đó sẽ tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài; chủ động, tích cực tổ chức thi hành các vụ án tham nhũng, kinh tế để thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước. Đặc biệt, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động đẩy mạnh phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, sai phạm trong thi hành án dân sự giai đoạn 2021 - 2025.
Những vướng mắc về tài sản đảm bảo thi hành án Việc thi hành án dân sự gặp khó khi bản án tuyên số tiền mà người phải thi hành án rất lớn, còn trên thực tế thì tài sản đảm bảo thi hành án lại rất ít. Có trường hợp đủ tài sản để thi hành án nhưng tính chất pháp lý của tài sản đó lại chưa được làm rõ khiến chấp...