Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ chết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
Thực tế cho thấy, có nhiều bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối không còn khả năng cứu chữa, các bác sĩ đã ‘bó tay’ nhưng đã tự khỏi, khiến không ít người xem đây là điều thần kỳ, thậm chí còn mang màu sắc mê tín dị đoan.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều trường hợp ung thư giai đoạn cuối mà các bác sĩ đã “bó tay” bất ngờ tự khỏi bệnh, khi kiểm tra lại không còn tế bào ung thư nữa. Theo TS-BS Nguyễn Minh Đức – Chuyên gia trong lĩnh vực điều trị ung thư, giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), trong y văn thế giới đã ghi nhận hầu hết các bệnh ung thư đều có khả năng tự khỏi như: ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan… Nhiều bệnh nhân sau khi bác sĩ trả về nhà một thời gian đã bất ngờ tự khỏi bệnh.
Tế bào ung thư có thể tự triệt tiêu nhờ một hệ miễn dịch tốt của con người – Ảnh: PV
“Bản thân tôi cũng gặp một số bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn được trả về nhà, sau vài tháng không đi tái khám, tới khi đi tái khám thì phát hiện khỏi bệnh, không còn tế bào ung thư nữa”, bác sĩ Đức cho biết.
Phân tích về điều này, bác sĩ Đức cho rằng những trường hợp ung thư giai đoạn muộn đã vượt khỏi giới hạn của y học, nhưng chưa vượt khỏi giới hạn của hệ miễn dịch của cơ thể. “Vì đây là hàng rào cuối cùng chiến đấu với các yếu tố ngoại lai cũng như tế bào lạ bên trong của cơ thể”, bác sĩ Đức nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo bác sĩ Đức, dù y văn có ghi nhận một số trường hợp ung thư tự khỏi bệnh nhưng nguyên nhân nào khiến những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối mà các bác sĩ đã “bó tay” có thể tự khỏi bệnh thì chưa có nghiên cứu rõ ràng.
“Các trường hợp ung thư quá muộn, quá nặng, vượt khỏi năng lực điều trị của y học hiện đại nhưng vẫn khỏi bệnh thì chắc chắn là liên quan đến năng lực hệ miễn dịch, sức mạnh ý chí, tinh thần vững vàng của bệnh nhân. Vì đây là những điều còn lại cuối cùng tốt đẹp mà tạo hóa dành cho người bệnh”, bác sĩ Đức nhấn mạnh.
Ngoài ra, phân tích của bác sĩ Đức cũng cho thấy, người bệnh ung thư có hệ miễn dịch tốt chắc chắn tiên lượng sẽ tốt hơn người bệnh ung thư có hệ miễn dịch đã suy yếu. Khi đó, những bệnh nhân ung thư mà bác sĩ “bó tay” có hệ miễn dịch tốt sẽ có khả năng thoát khỏi “lưỡi hái thần chết” cao hơn.
Nhấn mạnh đến hiệu quả của những phương pháp điều trị ung thư hiện nay như: phẫu thuật, hóa trị, thuốc đích và xạ trị nhưng bác sĩ Đức cho rằng những phương pháp này chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định, không thể bảo vệ chúng ta xuyên suốt quá trình trị bệnh.
Chỉ có kiến thức, thói quen, lối sống mới bảo vệ chính mình trước ung thư. Đặc biệt, hệ miễn dịch hoạt động cả ngày lẫn đêm và suốt đời bảo vệ mỗi người.
“Người bệnh cần tuân thủ điều trị, tinh thần phải lạc quan, thanh thản, giữ những thói quen khoa học tốt, nâng cao hệ thống miễn dịch thì sẽ khỏi bệnh, kể cả đó là bệnh ung thư. Thuốc lá, rượu bia, thói quen ăn nhiều thịt đỏ là kẻ thù của hệ miễn dịch. Ánh nắng, mật ong, quả lựu, trà xanh, rau củ xanh, trái cây tươi, yaourt, thể dục, ngồi thiền, tiêm ngừa là bạn tốt của hệ miễn dịch. Tầm soát ung thư đều đặn, định kỳ giúp phát hiện sớm, và điều trị dễ dàng. Chỉ đơn giản như vậy, chúng ta đã có thể tránh xa và chiến thắng ung thư. Đây là căn cơ của phòng bệnh ung thư”, bác sĩ Đức chia sẻ.
Tỷ lệ ung thư đang gia tăng trong giới trẻ Ấn Độ
Từ "ung thư" thường gợi lên sự sợ hãi, lo lắng và bất an. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trước đây, ung thư chỉ được coi là căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người già, nhưng gần đây, xu hướng mắc căn bệnh nguy hiểm này lại đang xuất hiện trong giới trẻ ở Ấn Độ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng căn bệnh ung thư đang gia tăng ở giới trẻ Ấn Độ, trong đó có nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh. Nghiên cứu này được thực hiện trên 200 quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ, cho thấy chúng ta đã phải hứng chịu gánh nặng lớn bởi bệnh ung thư vú, ung thư thực quản và tuyến tiền liệt khởi phát sớm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số ca ung thư mới ở những người dưới 50 tuổi trên toàn cầu đã tăng 79% chỉ sau 30 năm.
Theo Tiến sĩ Pakhee Aggarwal, chuyên gia tư vấn lâu năm về ung thư phụ khoa, trước đây, nguy cơ ung thư tăng theo tuổi tác do tổn thương DNA tích lũy. Tuy nhiên, hiện nay, bà cho rằng có một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng mắc ung thư gia tăng ở thanh niên.
Thứ nhất là do lối sống. Béo phì, một căn bệnh đang gia tăng ở giới trẻ Ấn Độ, có liên quan đến 15 loại ung thư khác nhau. Hút thuốc và uống nhiều rượu là những tác nhân đáng kể khác.
Thứ 2 là do di truyền. Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng sự di truyền cũng có thể đóng một vai trò nào đó, gây ra từ 5-10% số ca ung thư khởi phát ở người trẻ. Nguyên nhân này hiện đang được nghiên cứu sâu hơn.
Thứ 3 là do chế độ ăn uống. Việc giới trẻ ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.
Thứ 4 là do ít vận động. Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn thường đi đôi với việc thiếu hoạt động thể chất. Cả hai yếu tố này đều làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư.
Tiến sĩ Aggarwal cho rằng sự gia tăng số ca bệnh ung thư khởi phát ở giới trẻ là đáng báo động vì hai lý do. Thứ nhất, các chương trình sàng lọc ung thư hiện tại được thiết kế cho nhóm dân số lớn tuổi. Những người trẻ tuổi có thể không gặp các triệu chứng điển hình, dẫn đến việc chẩn đoán bị trì hoãn. Thứ hai, bệnh ung thư ở người trẻ tuổi có xu hướng tiến triển mạnh hơn và diễn biến theo những mô hình không thể đoán trước, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Trước thực trạng này, Tiến sĩ Aggarwal khuyến nghị: "Hãy thực hiện lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống cân bằng nhiều trái cây, rau và ngũ cốc cũng như ngủ đủ giấc. Tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu". Ở cấp độ toàn xã hội, Tiến sĩ Aggarwal nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về các triệu chứng ung thư khởi phát sớm và khuyến khích kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Tiến sĩ Aggarwal khẳng định bằng cách thực hiện những thay đổi ở cả cấp độ cá nhân và toàn xã hội, chúng ta có thể tạo ra một tương lai trong đó thanh niên ít mắc phải căn bệnh nguy hiểm này hơn. Phòng ngừa là chìa khóa, lối sống lành mạnh và phát hiện sớm là vũ khí tốt nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư.
Nga đạt đột phá với vaccine chống ung thư? Bộ trưởng Y tế Nga xác nhận các nhà khoa học nước này đang tiến hành các bước thử nghiệm với một loại vaccine chống ung thư và dự kiến sẽ có kết quả trong năm 2024. Nga đang phát triển vaccine chống ung thư. Ảnh minh hoạ: Forbes Bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF), Bộ trưởng Y...