Nhiều bất cập trong quản lý các Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Theo đại diện tỉnh Quảng Bình, hiện có quá nhiều đơn vị quản lý Trung tâm Giáo dục thường xuyên mà mỗi nơi lại có những chỉ đạo khác nhau khiến các hoạt động của trung tâm gặp khó khăn.
Hiện tại Trung tâm GDTX đang phải chịu sự quản lý của 3 đơn vị. Ảnh internet.
Ngày 26/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với giáo dục thường xuyên (GDTX) và sơ kết 2 năm thực hiện Thông tư 44 quy định việc xếp loại cộng đồng cấp xã.
Video đang HOT
Tại hội nghị, các đại biểu chỉ ra thực tế, hiện Trung tâm GDTX chịu sự chỉ đạo, quản lý của 3 đơn vị ở 2 cấp khác nhau là ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, ngành Giáo dục và UBND cấp huyện nên gây nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động. Do có 2 Bộ cùng quản lý chung nên không phân công bộ nào chủ trì ban hành các văn bản quan trọng để chỉ đạo quản lý trung tâm như: Quy chế tổ chức hoạt động, quy định tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, quy định chuẩn giám đốc…
Hiện nay các Trung tâm GDTX trên toàn quốc thực hiện chủ yếu là nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Nhiều trung tâm không thực hiện được chức năng dạy nghề sơ cấp vì không đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất dạy nghề. Một số sở Giáo dục và Đào tạo không quan niệm trung tâm là đơn vị thuộc Sở nên lơ là, ít quan tâm chỉ đạo.
Trước đó, tại Hội thảo Góp ý bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ông Hoàng Văn Thi, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện triển khai Thông tư 39 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong đó có việc sáp nhập và thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và GDTX, nhưng cần quy định hoạt động của GDTX trong các cơ sở giáo dục này như thế nào để cho phù hợp với thực tiễn.
Đồng quan điểm, ông Trần Quang Luận, Trưởng phòng Tổ chức, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết, trong quá trình tổ chức quản lý của Trung tâm GDTX, hướng nghiệp, dạy nghề hiện nay phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý. Trong thực tế, UBND cấp huyện làm nhiệm vụ quản lý các trung tâm này hết sức khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng nên trả Trung tâm Giáo dục thường xuyên về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý chứ không nên để Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý cho đúng với chức năng quản lý Nhà nước.
Theo Baohaiquan.vn
TPHCM dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên tại 2 trường THPT thuộc huyện Củ Chi
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, bắt đầu từ năm học 2018-2019, TPHCM sẽ dừng tổ chức tuyển sinh lớp 10 chuyên tại Trường THPT Trung Phú và THPT Củ Chi (huyện Củ Chi).
ảnh minh họa
Trước đó, trong đợt tuyển sinh lớp 10 năm học 2017-2018 vừa qua, Trường THPT Củ Chi đã giảm một nửa chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên so với các năm học trước, từ 140 chỉ tiêu xuống còn 70 chỉ tiêu, chia thành 2 lớp chuyên Hóa và tiếng Anh (không có lớp chuyên Toán và Vật lý như các năm học trước).
Ngoài ra, số liệu thống kê từ các năm học trước cho thấy, số lượng học sinh giỏi đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên của Trường THPT Trung Phú và THPT Củ Chi không nhiều. Do đó, TP quyết định ngừng tuyển sinh lớp 10 chuyên tại 2 trường này để các trường tập trung vào chất lượng giảng dạy ở các lớp thường.
Được biết, toàn TP hiện có 9 trường THPT chuyên và trường THPT có tổ chức lớp 10 chuyên với tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm trên dưới 2.000 chỉ tiêu vào lớp 10.
Theo Tinmoi24.vn
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2017-2018 đối với giáo dục dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành công văn đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, các trường dự bị đại học dân tộc, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu nghị T78, Trường Hữu nghị 80 báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ...