Nhiều bất cập trong dạy và học trực tuyến
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố phải tạm dừng đến trường.
Học sinh Trường tiểu học số 2 Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên học trực tuyến tại nhà.
Vì vậy, hình thức dạy và học trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này để bảo đảm an toàn cho học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, việc dạy và học trực tuyến không phải cấp bậc học nào, khu vực nào cũng thực hiện suôn sẻ.
Tại tỉnh iện Biên thầy Lò Văn Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lạn, huyện Mường Ảng cho biết: Năm 2020 thực hiện giãn cách xã hội, Ban Giám hiệu nhà trường triển khai đầy đủ công văn, hướng dẫn chỉ đạo dạy học trực tuyến đến tất cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Thế nhưng, khi đưa vào triển khai, chỉ duy nhất ở bản Lạn ngay trung tâm xã áp dụng được, bởi nơi này có điện, có in-tơ-nét và đời sống nhân dân khá hơn nên trang bị điện thoại, máy tính cho con em mượn học.
Cùng thời điểm ấy, toàn huyện có 22 trường tiểu học, THCS với tổng số hơn 8.000 học sinh, nhưng theo thống kê của Phòng Giáo dục và ào tạo (GD và T) huyện Mường Ảng, chỉ có hơn 20% số học sinh trong hai cấp học tham gia học trực tuyến.
Kết quả tiếp thu bài của số học sinh này không đạt hiệu quả bởi các em học thụ động, nhiều em ngồi cho có chờ cô giáo điểm danh và cũng rất nhiều em lực học kém nên dù có nghe giảng cũng không nắm bắt được. Tại huyện Tủa Chùa, thống kê dạy học trực tuyến cả đợt chỉ có gần 20% số học sinh theo học; huyện Mường Nhé, chỉ đạt hơn 10% tổng số học sinh.
Thầy giáo Trần Danh Tương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hua Thanh (thuộc huyện iện Biên) thẳng thắn: Mặc dù trường chỉ cách trung tâm TP iện Biên 3 km, nhưng rất nhiều học sinh là con em đồng bào H’Mông ở các bản Nậm Ty, Xá Nhù đều chưa có điện. Bình thường giáo viên dạy học tại các điểm bản không điện đã rất vất vả, nói gì đến việc dạy và học trực tuyến.
Không chỉ iện Biên, ngành giáo dục tỉnh Sơn La cũng gặp khó khăn chung giống như các tỉnh miền núi. Theo Phó Giám đốc Sở GD và T tỉnh Sơn La, Nguyễn Văn Chiến, bất cập lớn nhất là hạ tầng mạng viễn thông cung cấp dịch vụ in-tơ-nét ở đây còn yếu, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Sơn La còn hơn 30 trong số 204 xã, phường chưa có in-tơ-nét.
Những địa phương kết nối được in-tơ-nét thì chất lượng đường truyền cũng hạn chế nên việc truy cập, phục vụ việc dạy và học trực tuyến gặp khó khăn. Năm 2020, trong đợt phòng, chống dịch Covid-19, Sơn La chỉ có khoảng 20% số trường thực hiện được chương trình dạy và học trực tuyến. Ngoài ra, máy móc, trang thiết bị phục vụ dạy học qua mạng ở tỉnh chưa đồng bộ, chỉ một số ít trường ở thành phố, các trường trung tâm, trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng được.
Video đang HOT
áng chú ý, trong các cấp bậc học, tính tự học của học sinh tiểu học chưa cao, nhất là đối với học sinh lớp 1. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Diêm iền, huyện Thái Thụy (Thái Bình) chia sẻ: Do lứa tuổi tiểu học còn nhỏ cho nên giáo viên rất vất vả trong việc tập trung, thu hút được học sinh học đúng giờ. Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế của các bậc cha mẹ không đồng đều, vì vậy nhiều học sinh chưa tham gia đủ.
Chưa kể nhiều gia đình nông thôn, bố mẹ đi làm thêm đến tối muộn mới về. Mặc dù giáo viên nhà trường đã rất nỗ lực nhưng việc học trực tuyến chưa đạt hiệu quả cao. Còn cô giáo Vũ Thị Thu Hường, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Quỳnh Hải (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết: Do ở vùng nông thôn, nhiều gia đình chưa có mạng in-tơ-nét, cho nên nhiều gia đình đã phải đưa con sang nhà hàng xóm để học ghép với những bạn cùng khối trong trường.
Tuy nhiên, việc này cũng rất bất tiện bởi tình hình dịch bệnh phức tạp, bên cạnh đó, buổi tối học sinh phải đi lại không an toàn. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ sử dụng công nghệ thông tin không thành thạo, nên buổi học ồn ào, không hiệu quả.
Tại TP Hải Phòng, nhận thấy việc dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, lớp 2 có nhiều khó khăn, không thuận lợi cho bậc cha mẹ và học sinh, mới đây Sở GD và T thành phố đã cho dừng dạy học trực tuyến với hai khối lớp này và không dạy kiến thức mới bằng hình thức trực tuyến với học sinh lớp 3, 4, 5.
Phó Giám đốc Sở GD và T Hải Phòng, Vũ Văn Trà cho biết, qua quá trình kiểm tra thực tế và báo cáo của các cơ sở giáo dục, việc dạy học trực tuyến đối với cấp tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp đã phát sinh quá nhiều bất cập. Với học sinh lớp 1, 2, lứa tuổi này còn nhỏ, bố mẹ đi làm, tự ở nhà học sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không an toàn, nhất là ở các huyện khó khăn chưa có điều kiện để học trực tuyến.
Theo các chuyên gia giáo dục, hiện nay các trường chưa giám sát được chất lượng học trực tuyến mà chỉ giám sát được số lượng học sinh vào học. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật như máy tính, đường truyền chưa đồng bộ, song song với đó là trình độ công nghệ của giáo viên, các bậc cha mẹ, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu.
Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ GD và T) Thái Văn Tài cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, phương án dạy học trực tuyến đã được các trường thực hiện để bổ trợ, bổ sung, tạo thói quen học tập cho học sinh. Trong trường hợp bất khả kháng, học sinh không thể đến trường trong một giai đoạn dài thì lúc đó mới đặt vấn đề học trực tuyến để thay thế một số nội dung, một số bài học theo quy định của chương trình.
Tuy nhiên, đối với cấp tiểu học, việc học trực tuyến có những đặc trưng như tâm lý lứa tuổi, kỹ năng cần thiết để học sinh sử dụng thiết bị học trực tuyến cần sự phối hợp của gia đình. Vì vậy, phương pháp dạy học trực tuyến chưa thật sự phát huy hiệu quả với những đối tượng nhỏ tuổi như lớp 1, 2, 3.
Thời gian tới, Bộ GD và T sẽ ban hành thông tư về dạy học trực tuyến, nhất là với cấp tiểu học và xác định dạy học trực tuyến chỉ là một phương án bổ sung và bổ trợ để nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp.
Bộ GD và T sẽ làm việc với các đối tác doanh nghiệp, nhà mạng đã ký hợp tác để hỗ trợ hạ tầng, đường truyền… phục vụ cho hoạt động dạy và học; có giải pháp kết nối nguồn lực hỗ trợ giáo viên, học sinh các địa bàn khó khăn, không có khả năng tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình.
Người "thợ xây" trường chuẩn ở vùng biên
Thầy Trần Văn Xuyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hưng (thuộc xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là người có duyên với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Thầy giáo Trần Văn Xuyên thăm hỏi học sinh.
Trong 10 năm, ông đã góp công cho 3 trường lên chuẩn, hai trong số đó ở vùng biên đặc biệt khó khăn...
Những viên gạch đầu tiên ở Noong Luống
Năm học 2007-2008, thầy Trần Văn Xuyên được điều về công tác tại Trường Tiểu học số 2 Noong Luống (Xã Noong Luống, huyện Điện Biên). Ông vẫn nhớ như in những khó khăn, bộn bề khi đó. Khuôn viên trường lầy lội hoang sơ.
Cơ sở vật chất toàn trường chỉ gồm 3 phòng học cấp 4 còn lại là nhà tạm. Xung quanh trường là hàng rào bằng tre do cha mẹ học sinh lấy cây trên rừng về rào. Sân trường mấp mô, nhiều vũng lầy do trước đây là khu ruộng của nhân dân.
"Nhìn cơ ngơi của trường nhiều người nản. Ngay bản thân tôi cũng có lúc nản lòng. Nhưng rồi mỗi ngày nhìn các em học sinh thân yêu say sưa học tập chúng tôi như được tiếp thêm nghị lực" - thầy Xuyên trầm ngâm khi nhắc chuyện ngày ấy!
"Về phần mình, sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã tìm thấy hướng đi cho nhà trường. Họp bàn trong ban giám hiệu và giáo viên toàn trường, chúng tôi đã đồng lòng với mục tiêu "Góp sức tạo dựng trường lớp và nâng cao chất lượng dạy, học".
Theo hướng đó, chúng tôi đã chủ động tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng tường bao. Tham mưu Phòng GD&ĐT kiến nghị UBND huyện đầu tư xây dựng thêm một số phòng học. Các thầy, cô giáo cùng cha mẹ học sinh góp hàng nghìn ngày công vận chuyển đất, đá sỏi tạo mặt bằng sân trường", thầy Xuyên kể.
Được phụ huynh ủng hộ, ngay trong năm học 2007 - 2008, Trường Tiểu học số 2 Noong Luống đã hoàn thành 500m2 sân bê tông. Từ đó, bảo đảm đủ diện tích sân chơi bãi tập cho học sinh. Đến tháng 1/2010, Trường được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trong niềm vui hân hoan như muốn vỡ òa của cả thầy và trò.
Thêm những ngôi trường mới...
Đầu năm học 2013 - 2014 thầy Xuyên lại được trên điều về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hua Thanh (Xã Hua Thanh - huyện Điện Biên). Như sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngôi trường mà thầy Xuyên mới nhận công tác cũng là ngôi trường mới được chia tách. 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc Thái, H'Mông.
Trường có hai điểm ở bản Nậm Ty và Pá Sáng thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ở điểm bản Nậm Ty có 100% học sinh là con em đồng bào H'Mông. Do vậy, nhận thức về giáo dục còn nhiều hạn chế. Các em thiếu kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học chung toàn trường.
"Không nản lòng với nhiệm vụ mới, bằng kinh nghiệm tích lũy, tôi chú trọng tập huấn bài bản cho đội ngũ giáo viên. Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt đối với học sinh", thầy Xuyên nói.
Sau một thời gian kiên trì bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, học sinh đã có kỹ năng giao tiếp mạnh dạn hơn. Khả năng đọc viết tính toán có nhiều đổi mới rõ nét. Chất lượng chung của nhà trường chuyển biến vượt bậc được các cấp quản lý ghi nhận. Đến tháng 9/2014, trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1.
Đến năm học 2017 - 2018 thầy Xuyên lại một lần nữa được điều động về công tác tại Trường Tiểu học Thanh Hưng với cương vị Hiệu trưởng nhà trường. Thuận lợi hơn hai trường trước bởi đã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 từ năm 2002. Nhưng sau 15 năm được công nhận trường chuẩn thì Trường vẫn "kiên trì" giữ chuẩn mức độ 1 trong khi rất nhiều lợi thế không được sử dụng, khai thác.
"Tập thể BGH nhà trường bàn bạc, quyết tâm hướng tới mục tiêu trường đạt chuẩn mức độ 2. Để thực thi, tôi đã vận động nhân dân, các đơn vị kết nghĩa, như Trung đoàn 82 (Quân khu 2), Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Điện Biên) giúp công tôn tạo cơ sở vật chất. Việc này chủ yếu tập trung vào các hạng mục còn thiếu hoặc đã xuống cấp như sân trường, các phòng học, phòng chức năng, khu nhà ăn, nhà nghỉ trưa cho học sinh, xây dựng thư viện tiên tiến...", thầy Xuyên cho biết.
BGH còn huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất theo yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Chủ trương đó đã nhận được sự đồng thuận cao của cha mẹ học sinh và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã. Nhờ nỗ lực của tập thể giáo viên, sự ủng hộ của các đơn vị kết nghĩa và cha mẹ học sinh, đến tháng 12/2019, Trường Tiểu học Thanh Hưng đã đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Về chất lượng dạy và học, Trường Tiểu học Thanh Hưng cũng là đơn vị đầu tiên của huyện, của tỉnh áp dụng theo đánh giá mới về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia được quy định tại Thông tư 17/2018 của Bộ GD&ĐT, trường về đích trước so với kế hoạch UBND huyện Điện Biên đặt ra.
Với những kết quả đạt được, thầy Trần Văn Xuyên đã nhiều năm liền được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; được UBND tỉnh, UBND huyện tặng Bằng khen, Giấy khen có nhiều đóng góp trong sự nghiệp GD&ĐT, đặc biệt đóng góp trong xây dựng trường học đạt chuẩn ở địa phương.
Lúc chia tay, tôi hỏi thầy Xuyên: "Thầy có kinh nghiệm gì để xây ba trường lên chuẩn?" thì ông cười và nói rằng: "Kinh nghiệm không có nhưng đam mê nghề và tình thương với học trò trong tôi luôn tràn đầy. Để các em được học tập trong ngôi trường khang trang; giúp mỗi thầy, cô giáo yêu nghề, say nghề hơn thì việc gì khó tôi cũng sẽ làm"...
Không để học sinh hổng kiến thức vì học trực tuyến Nhiều địa phương yêu cầu rà soát lại phần nội dung, kiến thức đã học trực tuyến khi học sinh trở lại trường. Học sinh trở lại trường với yêu cầu nghiêm ngặt phòng chống dịch Covid-19 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Ba Đình (Hà Nội), cho biết vì dạy học trực tuyến không thể đạt...