Nhiều bất cập trong đào tạo ngành Kế toán – kiểm toán
Nội dung môn học ngành Kế toán – kiểm toán còn nặng về lý thuyết; nhiều môn học còn trùng lặp nhau, thậm chí chưa gắn với thực tế công việc. Sinh viên ra trường còn yếu về kỹ năng mềm…
Đó là ý kiến nhận định của nhiều GS.TS, giảng viên tại hội thảo khoa học quốc gia về “Đổi mới đào tạo kế toán – kiểm toán trong các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam” diễn ra sáng nay 4/11 tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Nhiều môn học trùng lặp
Nhận định về thực trạng đào tạo ngành Kế toán tại nhiều trường đại học trong thời gian vừa qua, GS.TS Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính, cho biết: “Nhìn chung, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy các môn học Kế toán, Kiểm toán trong các trường đại học những năm qua đã có những đổi mới căn bản về nội dung và hình thức. Ngoài việc cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản, môn học còn cung cấp cho họ những kỹ năng tính toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách cụ thể, tỉ mỉ vào các tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính”.
Tuy nhiên, GS.TS Ngô Thế Chi cho hay, nội dung môn học vẫn còn nặng về lý thuyết thuần túy. Mặc dù, trong mấy năm gần đây nhiều trường đại học, học viện đã có những đổi mới tích cực trong phương pháp giảng dạy theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành và giờ tự học của SV. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này còn quá thấp vì cơ sở vật chất và kinh phí của các trường thường quá thiếu. Mặc khác, sự phối hợp với các doanh nghiệp để SV đi thực tập tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực tập ít, thậm chí chỉ là hình thức.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng: “đào tạo chuyên ngành Kế toán – kiểm toán, theo chúng tôi còn quá nhiều môn học chuyên ngành, có nhiều môn học trùng lặp về nội dung khoa học như kế toán công ty, kế toán tập đoàn, kế toán công… vì có sự trùng lặp nên người giảng và người nghe đều không hứng thú”.
TS Nguyễn Khắc Hùng, Trường ĐH Sài Gòn, thẳng thắn nói: “Các trường bắt buộc phải tuân thủ chương trình khung của Bộ, trong đó các môn học bắt buộc thuộc phần giáo dục đại cương còn chiếm khối lượng khá lớn khiến cho việc giảm tải chương trình gặp nhiều khó khăn. Phương pháp giảng dạy vẫn thầy đọc trò chép và làm bài tập được thay bằng công thức “thầy giảng, trò nghe và làm bài tập”. Cách làm này tưởng chừng như đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng không đảm bảo kiểm soát tất cả người học phải làm việc và không đảm bảo nâng cao kiến thức cho người học ở trình độ cao, người học chỉ học được những gì thầy dạy”.
Chỉ rõ thêm về sự bất cập trong chương trình đào tạo Kế toán – kiểm toán hiện nay, Thạc sĩ Trần Trung Tuấn, ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết: “Mặc dù đã ban hành các chuẩn mực kế toán nhưng hầu hết các giáo trình về kế toán của các trường dều được soạn theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính nên hạn chế phần nào đến khả năng sy luận và phát triển kiến thức của SV. Bên cạnh đó, chương trình hiện nay chưa tính đến vấn đề hội nhập. Đặc biệt, chưa chú trọng đến ngoại ngữ và kỹ năng mềm của cán bộ Kế toán – kiểm toán sau này một cách thích đáng”.
Xác định rõ mục tiêu chương trình đào tạo
Để khắc phục tình trạng trên, GS.TS Ngô Thế Chi đề nghị: “Rà soát lại nội dung cụ thể của môn học để tránh trùng lắp, giảm bớt những vấn đề không cần thiết, bổ sung kiến thức mới như các thông lệ, chuẩn mực chung mang tính quốc tế về kế toán nhằm cung cấp thêm lý luận cơ bản và tạo điều kiện cung cấp thông tin hội nhập về kế toán quốc tế và khu vực…; nội dung, phương pháp và nguyên tắc lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, quy trình kiểm toán… Bên cạnh đó giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy hướng tới mục tiêu giúp cho SV tiếp thu được lý luận cơ bản về kế toán trong điều kiện hội nhập”.
TS Nguyễn Khắc Hùng, trường ĐH Sài Gòn cho rằng: “Đổi mới chương trình đào tạo phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy và học. Không thể đổi mới chương trình đào tạo trên cơ sở phương pháp dạy và học cũ.
Phải xây dựng chương trình đào tạo một cách khoa học, xác định rõ mục tiêu của chương trình đào tạo. Trong chương trình đào tạo bao gồm nhiều môn học khác nhau, mỗi môn học phải thể hiện rõ mục tiêu đào tạo trong thời lượng cho phép và trong từng chương cũng nêu rõ mục đích phải đạt được. Xác định rõ nội dung để đạt được mục tiêu đề ra và chuyển tải nội dung đó đến người học”.
Theo DT
Thầy giáo kiêm thợ hớt tóc
Trường tiểu học Lộc Hòa, xã Lộc Hòa (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) có hơn 120 học sinh nam thì hầu như em nào cũng từng được thầy Võ Thanh Phú hớt tóc.
Đến Trường tiểu học Lộc Hòa, xã Lộc Hòa (huyện Long Hồ, Vĩnh Long), thấy học sinh nào cũng quý mến thầy giáo Võ Thanh Phú. Không chỉ vì thầy Phú đã đứng lớp dạy nhạc cho các em mà còn kiêm luôn cả việc hớt tóc miễn phí cho học sinh.
Đang nói chuyện với chúng tôi thì chuông điện thoại reo, thầy Phú bảo: "Dạ 4 giờ, cứ đến trước trường đi ạ". Chúng tôi thắc mắc: "Cuối giờ, hẹn mọi người lai rai à?". Thầy Phú cười: "Phụ huynh học sinh gọi điện hẹn hớt tóc cho con đó mà". Thầy Phú tâm sự thấy học trò đi học mà tóc dài rất không gọn gàng, vì đa số các em là học sinh nghèo, cha mẹ lo làm đầu tắt mặt tối, chẳng có thời gian chăm sóc con. Vậy là thầy quyết định xin trường được hớt tóc cho các em.
Thầy Võ Thanh Phú đang cắt tóc cho học trò.
Thầy Phú cười xòa: "Mình học nghề lại từ ông dượng, định làm nghề tay trái. Sau giờ dạy ở lại trường, nhiều khi cũng rảnh nên mới nghĩ tại sao mình không tổ chức hớt tóc miễn phí cho các em". Nghĩ là làm, thầy Phú tằn tiện để dành cả tháng lương gần 1,5 triệu đồng mua bộ đồ nghề hớt tóc gồm tôngđơ tay, tôngđơ điện, kéo, lược, dao cạo... Và "tiệm" hớt tóc miễn phí của thầy Phú ra đời từ đó.
Cũng nhờ hớt tóc mà thầy Phú có thể tâm sự với học trò nhiều hơn. Thầy Phú kể một học sinh lớp 4 của trường cứ lầm lì, nhiều giáo viên cho là dạng học sinh cá biệt. Một lần hớt tóc, thầy nói chuyện với em này và biết được em đang sống cùng ông bà. Bố mẹ thì đi nuôi vịt ở Đồng Tháp, thỉnh thoảng mới về thăm. Sống với ông bà đã lớn tuổi nên em không tâm sự gì, thậm chí còn trốn học. Em trở nên lầm lì ít nói. Sau lần nói chuyện với thầy, em trở nên cởi mở hơn và hòa nhập với bạn bè.
Thầy Đỗ Thành Tám, hiệu trưởng trường, cho biết do nhà thầy Phú ở tận Vũng Liêm, cách chỗ dạy đến 40-50 cây số nên trường đã bố trí cho thầy ở lại trường. Khoảng năm 2009, thầy Phú xin được hớt tóc cho học sinh. Nhà trường cất một chỗ tạm làm nơi hớt tóc. Trường có hơn 120 học sinh nam thì hầu như em nào cũng từng được thầy Phú hớt tóc.
Thầy Tám nhận định việc hớt tóc của thầy Phú cũng tạo được mối quan hệ khăng khít giữa thầy và trò. Khi hớt tóc, thầy có thể tiếp cận học sinh dễ dàng cũng như tâm sự với học sinh để giúp các đồng nghiệp khác dạy dỗ các em tốt hơn. Thầy Phú mới 26 tuổi, được đồng nghiệp đánh giá là một thầy giáo trẻ nhiệt tâm và rất có nghề. Năm học vừa qua, trường có cuộc bỏ phiếu bầu giáo viên được yêu thích nhất, thầy Phú là người được học sinh bỏ phiếu nhiều nhất.
Theo Ngọc Hậu
Tuổi Trẻ
Chuyện "ông bụt khuyến học" ở Cần Thơ Gần 20 năm qua, ông Thạch Thành Thâu, nguyên giám đốc ngân hàng nhà nước VN chi nhánh Cần Thơ, hiện là Phó chủ tịch Hội Khuyến học TP Cần Thơ, dành thời gian và công sức giúp đỡ học sinh nghèo, hết lòng với công tác khuyến học, khuyến tài . Với các em học trò nghèo, ông Thạch Thành Thâu như...