Nhiều bang của Mỹ cấm ứng dụng TikTok
Thống đốc bang Maryland của Mỹ, ông Larry Hogan ngày 6/12 đã công bố chỉ thị khẩn cấp về cấm sử dụng ứng dụng chia sẻ video TikTok trên các thiết bị và mạng lưới các cơ quan chính quyền, sau một loạt động thái tương tự của chính quyền các bang do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, các cơ quan công quyền ở bang Maryland phải xóa ứng dụng TikTok trên hệ thống chung và ngăn chặn truy cập. Lệnh cấm này cũng có hiệu lực với các ứng dụng của Huawei Technologies, ZTE Corp, WeChat, QQ và QQ của Tencent Holdings Wallet, Alibaba của Trung Quốc và Kaspersky Lab của Nga.
Lý giải quyết định này, ông Hogan cho rằng sử dụng nền tảng này tiềm ẩn “mức độ rủi ro an ninh mạng không thể chấp nhận được đối với nhà nước”.
Hôm 5/12, Thống đốc bang Carolina Henry McMaster đã yêu cầu một số cơ quan chính quyền cấm cài đặt TikTok trên hệ thống điện thoại, máy tính của cơ quan công quyền bang này. Tuần trước, chính quyền các bang South Dakota và South Carolina đã ký sắc lệnh cấm nhân viên và các nhà thầu của chính quyền không được lắp đặt hay sử dụng TikTok trên các thiết bị thuộc sở hữu của bang.
Phản hồi trước hành động trên, TikTok khẳng định sự xuất hiện của thông tin sai lệch đã làm dấy lên những lo ngại dẫn đến lệnh cấm trên. TikTok bày tỏ sự thất vọng vì nhiều cơ quan nhà nước, văn phòng, và các trường đại học của Mỹ đã và đang sử dụng TikTok để xây dựng cộng đồng và kết nối với các cử tri sẽ không còn truy cập vào nền tảng của hãng.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), ông Christopher Wray hôm 4/12 đã nêu quan ngại về mạng xã hội TikTok đối với an ninh quốc gia. Ông Wray cho biết FBI đang lo ngại TikTok thao túng nội dung và gây ảnh hưởng, đồng thời thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu người dùng.
Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Washington đã dọa cấm ứng dụng này ở Mỹ và gây áp lực buộc công ty ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh phải bán TikTok cho một công ty Mỹ. Hiện giới chức Mỹ và công ty này đang đàm phán về thỏa thuận có thể giúp giải tỏa các mối lo ngại về an ninh của Mỹ.
Video đang HOT
YouTube muốn sao chép TikTok
Nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới mở rộng tính năng, tìm kiếm nguồn doanh thu mới khi quảng cáo trực tuyến chững lại.
YouTube sắp triển khai mô hình bán hàng trên các video ngắn. Ảnh: FT.
Financial Times cho biết YouTube đang đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng bằng cách giới thiệu thêm chức năng mua sắm. Đây là hướng để ứng dụng chia sẻ video đa dạng hóa nguồn doanh thu trong giai đoạn quảng cáo kỹ thuật số chững lại.
Nếu thực hiện theo định hướng này, YouTube dường như đang sao chép mô hình của TikTok Shop, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nền tảng video.
Mô hình như TikTok Shop
Công ty ra mắt chức năng mới cho Short, dịch vụ cung cấp video ngắn của YouTube, ra mắt từ năm 2020. Công cụ mới được tạo ra để tiếp tục cạnh tranh với các thay đổi trên TikTok. Theo đó, người dùng có thể mua hàng trực tiếp trong lúc cuộn những video ngắn.
YouTube cũng thử nghiệm chương trình chia sẻ doanh thu bán hàng cho người sáng tạo nội dung bằng các đường dẫn tiếp thị, được nhúng trực tiếp vào video. Đây là một phần trong kế hoạch giữ chân người sáng tạo nội dung độc quyền trước sự cạnh tranh, thu hút từ đối thủ như TikTok, Facebook.
YouTube tìm cách đa dạng nguồn doanh thu khi quảng cáo trực tuyến giảm sút. Ảnh: Getty.
"Mục tiêu của chúng tôi là tập trung vào cơ hội kiếm tiền tốt nhất cho người sáng tạo nội dung trên thị trường", Michael Martin, Tổng giám đốc của YouTube Shopping nói với Financial Times.
Việc YouTube mở rộng các tính năng mua sắm diễn ra trong khi các gã khổng lồ công nghệ gấp rút đa dạng hóa nguồn doanh thu để đối phó với nền kinh tế đang chậm lại. Đồng thời, doanh thu quảng cáo trực tuyến giảm sút.
Trong báo cáo doanh thu mới nhất của Alphabet (công ty mẹ YouTube), tiền bán quảng cáo của nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới đang giảm dần. Lần đầu tiên kết quả đạt được thấp hơn dự báo của giới nghiên cứu, từ năm 2020.
Các đối thủ của YouTube, gồm Meta và ByteDance đã tham gia vào cuộc chiến mới, đó là thương mại mạng xã hội. Ở hình thức này, người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên mạng xã hội. Các công ty đặt cược đây sẽ là tương lai của ngành thương mại điện tử.
Trên toàn cầu, thị trường nói trên dự kiến sẽ tăng lên quy mô 2.000 tỷ USD vào năm 2025.Tuy nhiên, Trung Quốc mới là quốc gia duy nhất phát triển hình thức này. Theo công ty tư vấn quản lý MacKinsey, người dân nước này đã chi 352 tỷ USD để mua hàng qua mạng xã hội trong năm 2021.
Theo Giám đốc YouTube Shopping, chương trình bán hàng liên kết sẽ được thí điểm từ 2023. Financial Times cho biết chính sách chia hoa hồng cho người làm video tiếp thị, nhúng đường dẫn sản phẩm đang được thử nghiệm cho một số nhà sáng tạo video ở Mỹ. Tuy nhiên, mức chiết khấu hiện không được tiết lộ.
Trong khi đó, người xem video ở Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Canada và Australia hiện đã có thể mua sắm qua YouTube Short. Ngoài ra, YouTube cho biết họ cũng sẽ chia 45% doanh thu quảng cáo cho người làm video ngắn từ năm tới.
Các mạng xã hội tìm cách cạnh tranh, thu hút người làm nội dung. TikTok, Facebook, Instagram đều giới thiệu thêm chương trình kiếm tiền từ làm video ngắn, tiếp thị liên kết.
Không dễ để thành công
Một vài ví dụ được đưa ra để minh chứng cho tính thực tế của mô hình bán hàng qua mạng xã hội là những người có sức ảnh hưởng, quảng bá sản phẩm trên Taobao, Trung Quốc với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. "Đó là là một mô hình thực tế, so với quảng cáo truyền thống hay trả phí", ông Martin nói.
Mô hình bán hàng kết hợp với mạng xã hội cần được kiểm chứng về mức độ hiệu quả. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, thành công ở lĩnh vực này không dễ dàng. ByteDance cố mở rộng TikTok Shop sang các quốc gia phương Tây nhưng không thành công. Chính sách ở nước sở tại và thói quen mua sắm của người dùng là một rào cản lớn.
Trong khi đó, giải pháp này cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các mô hình thương mại điện tử truyền thống như Shopee, Lazada ở những nước Đông Nam Á. Hiện tại, lợi thế của TikTok vẫn nằm ở giá, phí rẻ hơn những đối thủ khác.
Ngoài ra, chính YouTube cũng từng thất bại với mô hình bán hàng trên nền tảng. Họ từng kết hợp cùng Shopify đặt sản phẩm bên dưới video để người dùng mua trực tiếp. Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết họ đã thu hẹp mô hình bởi doanh số không đạt được như kỳ vọng ở các quốc gia phương Tây.
Hiện tại, giải pháp bán hàng trên YouTube Short vẫn chưa được công bố đầy đủ. Chưa rõ công ty sẽ trực tiếp vận hành hay kết hợp cùng một đơn vị khác. TikTok Shop nhận nhiều chỉ trích tại Việt Nam bởi có giao diện người dùng kém thân thiện, dịch vụ giao hàng hiệu quả kém...
YouTube mở rộng các tính năng mua hàng sau khi doanh số quảng cáo giảm Trang chia sẻ video trực tuyến YouTube đang đưa các tính năng mua hàng vào dịch vụ video dạng ngắn giống TikTok nhằm tìm cách đa dạng hóa nguồn thu đang bị giảm do doanh số quảng cáo giảm. Biểu tượng của YouTube TV. Ảnh: Reuters Đây là thông tin được tờ Financial Times đăng tải ngày 15/11. Doanh số quảng cáo trên...