“Nhiều bạn trẻ hiện nay không biết mình thích gì”
Đó là ý kiến chia sẻ của bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong chương trình “Đối thoại với sinh viên nữ về theo đuổi khát vọng tuổi trẻ”.
Chiều ngày 15/4, tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An) đã diễn ra chương trình “Đối thoại với sinh viên nữ về theo đuổi khát vọng tuổi trẻ” giữa các diễn giả và các em nữ sinh trường ĐH Vinh cùng nhiều nữ học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh. Chương trình nhằm giúp các em nữ sinh xác định được rõ định hướng, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.
Bà Phạm Chi Lan (ngoài cùng bên phải) – chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ tại chương trình.
Tại buổi đối thoại, các diễn giả gồm: Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Bộ Ngoại giao; bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); bà Lê Lan Anh, Giám đốc IDP Việt Nam; ông Lê Đình Hiếu, đồng sáng lập và CEO G.A.P đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để giúp các em nữ sinh xác định được rõ định hướng cho bản thân, từ đây tự tin bước vào đời, thực hiện ước mơ, hoài bão.
Đông đảo nữ sinh tham dự chương trình.
Buổi đối thoại giữa các chuyên gia với các nữ sinh xung quanh 5 câu hỏi chính: Đâu là những rào cản lớn đối với sinh viên nữ Việt Nam hiện nay? Làm sao để các sinh viên nữ vượt qua những rào cản đó? Công nghệ số và hội nhập quốc tế mang lại những thuận lợi gì cho phụ nữ và sinh viên nữ? Phụ nữ Việt Nam hiện nay cần có những phẩm chất gì và khác gì so với các giai đoạn trước? Phải chăng thiên chức vốn có của phụ nữ Việt Nam là thế mạnh? Làm thế nào để hình thành và nuôi dưỡng khát vọng của sinh viên nữ?
Bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng nhiều bạn trẻ hiện nay không có chính kiến của bản thân mà bị ảnh hưởng từ đám đông…
Video đang HOT
“Hiện nay nhiều bạn trẻ không có chính kiến về bản thân, mà đang bị ảnh hưởng, chi phối từ đám đông, không biết bản thân mình thích gì… Bởi thế, mỗi bạn trẻ chúng ta phải tự dành ra cho mình một khoảng thời gian tự vấn tâm hồn mình xem bản thân có thật sự thích và phù hợp với khả năng để theo đuổi mục đích dài lâu hay không. Thế nên, sinh viên nữ hiện nay sẽ có rất nhiều cơ hội và đừng ngại nắm lấy nó”.
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga thì cho rằng, người phụ nữ thời đại mới nói chung và các em nữ sinh nói riêng muốn thành công trước hết phải có ý chí; phải biết sắp xếp, cân bằng thời gian và nhất là phải có tự tin, biết giá trị bản thân mình.
Quang cảnh chương trình.
Nói về việc chọn lựa nghề nghiệp thích hợp cho các em nữ sinh, ông Lê Đình Hiếu cho rằng phần lớn nữ sinh sẽ gặp nhiều rào cản, định kiến khi chọn một số ngành nghề.
“Để vượt qua những định kiến lựa chọn nghề nghiệp cho các bạn nữ giới thì cần phải có đam mê. Đam mê là khi các em làm gì đó thất bại. Nhưng từ thất bại đó, các em muốn làm tiếp thì đó là đam mê. Thất bại mà em không tiếc thời gian, công sức em bỏ ra. Còn nếu thất bại mà mình nói tiếc quá mình không làm cái này, cái kia thì đó không phải là đam mê”, ông Hiếu chia sẻ.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, theo một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong 5 năm (2015 – 2020), 35% kỹ năng đang cần trong xã hội sẽ thay đổi.
Ví dụ như xã hội trước đây đòi hỏi các yếu tố như “chủ động lắng nghe” thì hiện tại lại cần “trí tuệ cảm xúc”. Có thể hiểu nôm na là cần “trí tuệ” nhưng không phải là những “trí tuệ” lạnh lùng, khô khan, chỉ biết đến công nghệ, chỉ biết đến tiền mà phải biết những công nghệ, đồng tiền đó mang lại giá trị gì cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng.
Hơn thế nữa, trong thời đại công nghệ 4.0, những người trẻ cần phải “linh hoạt trên nền tảng hiểu biết”. Con người thời đại mới sẽ luôn bị đòi hỏi phải linh hoạt, phải sẵn sàng cho những thay đổi. Nhưng linh hoạt phải dựa trên cơ sở của hiểu biết.
Và lời khuyên của các diễn giả tại tọa đàm dành cho các bạn học sinh, sinh viên là hãy tự trang bị cho bản thân tính kỷ luật, đọc sách nâng cao kiến thức và tự tìm trải nghiệm cho bản thân ngay trên ghế nhà trường.
Nguyễn Duy
Theo Dân trí
Cải cách chính sách tiền lương đáp ứng đúng nguyện vọng giáo viên
Chính sách tiền lương cho nhà giáo là vấn đề đang thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, đặc biệt là giáo giới. Mới đây, đề xuất "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp" đã được đưa ra khỏi dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
ảnh minh họa
Khó thu hút người tài làm việc ở các cơ sở GD
Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho rằng: Việc tăng lương cho giáo viên đã được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với đội ngũ nhà giáo.
Thực tế hiện nay lương của giáo viên không đáp ứng được các nhu cầu cuộc sống tối thiểu, lương bậc I của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên THCS và THPT, tính cả phụ cấp chỉ đạt hơn 3,2 triệu đồng/tháng đến gần 4 triệu đồng/tháng.
Với mức lương và chính sách chi trả lương như hiện nay, rất khó để thực hiện chế độ khuyến khích, thu hút người có tài, có trình độ cao đến làm việc ở các cơ sở giáo dục.
Cũng theo GS.TS Đinh Xuân Khoa, mức lương của nhà giáo hiện tại tương đối thấp so với mặt bằng chung thu nhập trong xã hội, không tương xứng với vị trí, vai trò và mức độ quan trọng của công việc của nhà giáo.
Từ đó, kéo theo nhiều thực tế yếu kém trong giáo dục hiện nay như chất lượng giáo dục thấp, dạy thêm học thêm tràn lan, đạo đức nhà giáo xuống cấp,...
"Cải cách chính sách tiền lương theo hướng xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp không chỉ giúp giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề mà còn thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm.
Như vậy, nâng cao được chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cải thiện các hạn chế, yếu kém hiện nay trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục" - GS Đinh Xuân Khoa nêu quan điểm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là hết sức cần thiết
Luật Giáo dục hiện hành đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, bất cập, nếu không được sửa đổi, bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai gần của giáo dục Việt Nam, tới cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam, mâu thuẫn và không bắt kịp với một số chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển giáo dục nói riêng, phát triển kinh tế-xã hội nước nhà nói chung trong bối cảnh mới.
Nhấn mạnh điều này, liên quan đến các nội dung sửa đổi, bổ sung khác trong dự thảo Luật, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này cơ bản đã khắc phục được những hạn chế bất cập của Luật Giáo dục hiện hành;
Kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và các lĩnh vực liên quan vào các quy định Luật, tạo hành lang pháp lý, là động lực thúc đẩy phát triển mới cho giáo dục Việt Nam, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội nước nhà trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
"Chúng tôi cho rằng, những sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Giáo dục phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, sự đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay" - GS Đinh Xuân Khoa nhận định.
Theo Giaoducthoidai.vn
Ủng hộ phương án chỉ xét học sinh giỏi nếu trường sư phạm xét học bạ GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - khi trao đổi về quy chế tuyển sinh năm nay bày tỏ ủng phương án chỉ xét học sinh có học lực loại giỏi trở lên nếu tuyển sinh vào sư phạm theo phương thức xét học bạ. ảnh minh họa "Trường Đại học Vinh cũng ủng hộ việc bỏ điểm sàn...