Nhiệt tình đi cấy cho mẹ vợ nhưng có gì đó sai sai, chàng trai bị phụ huynh nhà gái “giận tím mặt”, bơ đẹp không thèm nói chuyện
Dù không biết cấy nhưng thấy bố mẹ vợ đi làm vất vả, chàng trai không thể ngồi yên. Tuy nhiên, sự nhiệt tình của anh lại khiến bố mẹ vợ trở nên lạnh lùng, ít nói…
Cách đây ít giờ, một chàng trai có tên là Nguyễn Khuông Đạt đã đăng đàn chia sẻ buổi trải nghiệm lần đầu đi cấy của mình. Hôm đó, anh đi làm cho nhà mẹ vợ. Sau buổi đi cấy, anh thấy thái độ của mẹ vợ khác hẳn. Bà trở nên trầm tính, ít nói hơn hẳn. Anh không biết mình làm gì sai nên đã đăng bài hỏi dân mạng.
Nguyên văn chia sẻ của chàng trai: “Các bạn biết cấy nhận xét hộ mình xem cấy thế đã được chưa? (Lần đầu mình cấy, quê mình không có ruộng, đây ruộng nhà bố mẹ vợ). Thấy lúc cấy, thằng em vợ mình khen: “Anh mới cấy lần đầu mà đẹp thế”, mình nghe có mùi nói đểu ở đây. Tối về ăn cơm thấy bố mẹ vợ cũng ít nói chuyện hơn, không biết cấy về mệt hay thế nào?”.
Kèm theo chia sẻ của chàng trai là hình ảnh anh đang chân lấm tay bùn đi cấy, bên cạnh đó là “thành phẩm” một buổi lao động của anh chàng.
Hình ảnh chàng trai đi cấy và kết quả buổi đi làm của anh chồng.
Ngay khi nhìn được thành quả buổi đi cấy của anh chồng này, nhiều dân mạng có thể lý giải được ngay tại sao thái độ của bố mẹ vợ lại trở nên lạnh lùng, khó gần. Bởi anh chồng cấy xiêu vẹo, đã thế còn không có hàng lối, khoảng cách các khóm mạ cũng thưa thớt, cách nhau đến cả nửa mét.
Nhiều dân mạng cho rằng, nếu cấy thế này thì sau đó mẹ vợ đi dặm lại mạ cũng… chết mệt. Việc chăm sóc về sau cũng khá vất vả. Còn nếu để yên như vậy thì năng suất sẽ giảm rất nhiều. Có lẽ bác gái đi cấy đã thấm mệt, đau lưng mỏi gối, nên khi ngẩng lên, nhìn con rể cấy xiên xẹo thì… cạn lời, chán chẳng buồn nói!
Chia sẻ thêm về buổi đi cấy đầu tiên của mình, Khuông Đạt cho biết: “Hôm đó bố vợ mình bận bán hàng, vợ thì phải trông con nhỏ, thấy mẹ vợ đi làm một mình thì mình xung phong đi cấy cùng. Lúc đầu vừa lội xuống ruộng, mẹ vợ có hướng dẫn mình, sau đó chia ra mỗi người một chỗ để cấy, lúc sau thì mình cấy mạ thành như vậy.
Buổi tối về ăn cơm, mình có thấy mẹ ít nói hẳn, không biết mẹ mệt hay là do bực mình không biết cấy nữa…”.
Video đang HOT
Anh chồng Nguyễn Khuông Đạt trong câu chuyện trên.
Đọc được chia sẻ của chàng trai, nhiều người nhớ lại kỉ niệm từng phụ mẹ đi cấy của mình. Một dân mạng kể lại: ” Như anh chồng trong câu chuyện còn học việc nhanh. Chứ mình theo học 4 vụ liền mà không biết cấy. Mẹ mình giận tím mặt, toàn ném bùn đuổi mình về nấu cơm”. Bình luận này được nhiều người đồng tình, thả tim. Ai nấy đều cho rằng, các mẹ khi đi cấy, cơ thể mỏi mệt, nhìn thấy con cấy lúa xiên xẹo, không ra hàng lối, hay tác phong lúc cấy lúa không đúng là dễ cáu gắt lắm.
Có chàng rể tuy rằng không biết cấy nhưng được cái nhiệt tình, chăm chỉ như thế này cũng đáng khen phải không nào. Không chỉ biết giúp đỡ bố mẹ vợ, anh chồng này ở nhà cũng rất tâm lý, là người chồng, người cha đảm đang. Bằng chứng là dăm ba bộ quần áo của con, anh đều xắn tay áo đi giặt, chẳng để vợ mình phải động tay.
Anh chồng tự nhận mình là người khá chăm chỉ.
Bài đăng của anh chàng vẫn đang nhận về nhiều sự quan tâm, theo dõi của dân mạng.
Con tạm dừng tới trường, phụ huynh cuống cuồng tìm phương án cho câu hỏi: "Ai trông con cho đến cuối tháng để đi làm?"
Trong những hội nhóm dành cho phụ huynh có con học mầm non, những bài viết tìm người trông trẻ liên tục xuất hiện. Tất cả đang nháo nhào tìm phương án gửi con.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có rất nhiều tỉnh thành cho học sinh tạm dừng đến trường, tiếp tục phương án học trực tuyến. Dù là động thái cần thiết để phòng dịch nhưng việc này gây xáo trộn không hề nhỏ vì phá vỡ kế hoạch của nhiều gia đình. Phụ huynh lại cuống cuồng với câu hỏi: "Ai sẽ trông con cho đến cuối tháng?".
Trong những hội nhóm dành cho phụ huynh có con học mầm non, những bài viết tìm người trông trẻ liên tục xuất hiện. Tất cả đang nháo nhào tìm phương án gửi con.
"Lại nghỉ học hết tháng 2 và không biết nghỉ đến khi nào. Có cô giáo mầm non nào gần khu vực quận 1 nhận trông vài bé ở nhà không ạ? Em không thể đưa con đi làm mãi được! Có mẹ nào hoàn cảnh như em không?" là một trong rất nhiều những tin tương tự được gửi lên trên những hội nhóm của các phụ huynh có con nhỏ.
Phụ huynh nháo nhào tìm người chăm con.
"Nếu không tìm được chỗ gửi con, tôi đành đưa con đi làm"
Quê ngoại ở Hải Dương, Tết ngại dịch không về quê nên sau nghỉ lễ, cả nhà chị Minh Thanh (quận 5, TP.HCM) không thể tính phương án nào hợp lý cho hai con nhỏ mới 5 tuổi và 7 tuổi.
"Gửi con về quê thì bất khả thi rồi, hai vợ chồng mồng 6 phải đi làm, trường học thì nghỉ đến 28/2 mới có thông báo tiếp theo. Giờ chỉ có thể gửi con ở nhà một ai đó nhưng nghĩ mãi vẫn chưa tìm được nơi ưng ý. Trường hợp không tìm được tôi đành nghĩ tới phương án "chia đôi" hai đứa nhỏ rồi cả vợ cả chồng ôm con theo đi làm" , chị Thanh chia sẻ.
May mắn hơn chị Thanh, gia đình anh Ngọc Ân (Bình Chánh, TP.HCM) có con 4 tuổi đang học tại một trường mầm non tư thục cho biết, khác với đợt nghỉ học trước Tết, đợt này Sở GD-ĐT thành phố thông báo sớm khi cả nhà vẫn còn ở quê ăn Tết nên mọi người có thời gian lên kế hoạch.
"Đầu tiên chúng tôi tính đón cả bà ngoại về TP.HCM ở chung mấy tuần rồi bà trông cháu cho bố mẹ đi làm. Thế nhưng bà cháu đi lại qua sân bay cũng bất tiện nên tốt nhất là gửi cháu thêm ở quê, vừa rộng rãi thoáng mát, có chỗ chơi, bố mẹ yên tâm" , anh Ân nói.
Anh Ngô Minh, làm việc tại một công ty xây dựng ở TP.HCM chia sẻ, có con 3 tuổi nên cả 2 vợ chồng bàn với nhau nghỉ luân phiên mỗi người một ngày để trông con. "Công việc của hai vợ chồng trong ngành kinh doanh bất động sản nên linh động thời gian được, chứ không thì cũng bó tay", anh Minh chia sẻ.
Theo anh,vì con tuổi còn nhỏ quá nên chưa biết cách phòng tránh, tự chăm sóc bản thân trước dịch bệnh. Vì vậy, dù có khó khăn nhưng anh rất vui mừng trước quyết định của thành phố. Biết là quyết định này sẽ khó khăn cho một số phụ huynh có con nhỏ và phải đi làm. Nhưng thật sự nếu không có quyết định này thì vợ chồng anh cũng sẽ cho các con nghỉ học để an tâm. Các ca nhiễm bệnh đang tăng lên và những ngày sắp tới như thế nào chưa lường trước được.
Sợ gửi con không an toàn, nhiều phụ huynh chấp nhận thuê người "thời vụ" giá cao
Trước tình hình "tiến thoái lưỡng nan", nhiều phụ huynh có con học mầm non cho biết, họ chỉ có hai phương án là tìm người có kinh nghiệm gom nhóm trẻ để gửi hoặc có điều kiện hơn thì thuê hẳn người giữ trẻ thời vụ để chăm riêng con mình. Phương án hai sẽ tốn chi phí nhiều hơn nhưng đổi lại bố mẹ cũng yên tâm hơn.
"Trước mắt, vì quá gấp lại mới ra tết nên chưa thể thuê được người trông trẻ ngay. May mắn nhà tôi ở trong chung cư, có một vài người thường nhận giúp việc theo giờ nên tuần đầu chắc phải chịu thuê người theo dịch vụ này. Mỗi giờ 50.000 đồng, tính ra khá đắt nhưng tôi đành phải chịu" , một phụ huynh nói.
Trên nhiều hội nhóm, bên cạnh các tin tìm người trông trẻ là những tin "người tìm việc" nhận giữ trẻ theo ngày, có thể là cô giáo mầm non, bảo mẫu có kinh nghiệm trông trẻ hay một số mẹ ở nhà chăm con cũng tiện thể tìm thêm trẻ để kiếm thêm thu nhập và tìm bạn chơi cho con.
Trên nhiều hội nhóm, bên cạnh các tin tìm người trông trẻ là những tin "người tìm việc" nhận giữ trẻ theo ngày.
Chị Ngọc Hương, có cháu học tại một trường mầm non tư thục ở Hiệp Bình Phước, TP.HCM cho biết, hiện mức phí gia đình chị gửi cháu 5 tuổi hằng ngày, không ăn sáng, chỉ ăn trưa, ăn xế là 200 ngàn đồng mỗi ngày. "Mức phí cũng cao gần như gấp đôi so với đi học nhưng được cái cô chăm ít bé. Với lại lúc này tìm được chỗ uy tín gửi con để đi làm là mừng lắm rồi.
Như đợt dịch trước, tôi thuê người là giá 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên việc thuê người sau Tết thường rất khó. Người giúp việc nhà kèm trông trẻ nhỏ thì lương đòi hỏi cao hơn thông thường, ít nhất phải gửi thêm 1 triệu đồng mỗi tháng nữa thì họ mới làm. Chưa kể, không phải người giúp việc nào cũng có thể trông trẻ con. Và người mình thuê phải nhờ người quen thân giới thiệu, tin tưởng, tính cách cẩn thận thì mới dám giao con cho họ được" , chị Hương chia sẻ.
Mong muốn chung của nhiều phụ huynh là hết tháng 2 này tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát để trẻ con được đi học bình thường. Các con nghỉ học, phụ huynh đau đầu tìm chỗ gửi trẻ, vì trẻ mầm non rất nhỏ, không tự giác như các bạn lớp lớn nên khó mang đến cơ quan làm cùng bố mẹ.
"Thực ra thì chỉ hai tuần thôi, kẹt thì cũng ráng xoay sở được, chứ dịch bệnh lây nhiễm thì càng nguy hiểm hơn" , một phụ huynh chia sẻ.
7 năm trời chung sống luôn thấy mẹ vợ khó gần nhưng chứng kiến bà gục mặt trong bếp, con rể nhận ra mình đã sai Người con rể đã phải thay đổi hoàn toàn góc nhìn về mẹ vợ khi trước đây anh cho rằng bà là người rất khó gần. Anh Scott Mann giống như bao người chồng bình thường khác khi mới kết hôn, anh cũng cảm thấy gặp khó khăn trong việc hòa hợp với gia đình bên nhà vợ, nhất là mẹ vợ. Ngay...