Nhiệt miệng, lở miệng vào mùa hè: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Thời tiết mùa hè nắng nóng và chế độ ăn chưa hợp lý khiến cho cơ thể mệt mỏi ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng nhiệt miệng, loét miệng tạo cảm giác rất khó chịu.
Bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện vào những ngày hè nắng nóng và tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những triệu chứng nặng hơn.
Bệnh nhiệt miệng có những biểu hiện như: xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ có vết lở nông ở niêm mạc miệng có đường kính từ 2 – 10mm hình tròn hoặc bầu dục, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi gây cảm giác ngứa râm ran trong miệng hoặc đau trong miệng. Biểu hiện nặng của nhiệt miệng có thể sốt cao, tiêu chảy, đau đầu, nhiều vết loét gây đau đớn.
Hãy cùng tham khảo ngay bài viết về nguyên nhân và cách phòng tránh nhiệt miệng nhé!
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng được cho là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.
Video đang HOT
Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.
Các biện pháp phòng tránh nhiệt miệng
Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức. Tập thể dục đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Nên ăn những thức ăn mát, ăn đồ ăn ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng có chứa axit folic, Vitamin B6, Vitamin B12, kẽm.
Đối với trẻ em cần ăn uống điều độ đúng giờ giấc, không nên thức khua, thường xuyên dạy bé cách chăm sóc răng đúng cách và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
Giảm căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.
Một số phương pháp làm giảm khó chịu khi bị nhiệt miệng
Sử dụng hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng. Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Chườm lạnh bằng đá có thể giảm đau và sưng. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Thường xuyên uống nhiều nước, ăn những thực phẩm có tính mát giúp thanh nhiệt, không ăn những đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm. Trộn dầu dừa với mật ong hoặc bột nghệ trộn với mật ong, bôi hỗn hợp lên vết loét nhiều lần trong ngày.
Trong một số trường hợp bệnh nặng, bịloét nhiệt miệng liên tục, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.
Tạm biệt nỗi lo nhiệt miệng mùa hè với loại nước uống này
Nhiệt miệng sẽ không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi vào hè nếu bạn tạo cho mình thói quen uống nước dừa hàng ngày.
Nhiệt miệng khá phổ biến, đặc biệt nếu bữa ăn hàng ngày của bạn có đồ cay, nóng hay thiếu chất dinh dưỡng. Tình trạng cũng xảy ra khi bạn căng thẳng hoặc hút thuốc nhiều.
Dù lý do là gì thì nhiệt miệng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của bạn, đến ăn uống và thậm chí cả khả năng nói chuyện. Tuy nhiên, chỉ 1 cốc nước dừa vào sáng sớm trong 1 hoặc 2 ngày cũng đủ giúp xoa dịu sự khó chịu của bạn.
Khả năng chữa lành thần kỳ của nước dừa
Từ thời cổ đại, nước dừa đã được dùng để chữa nhiều bệnh về mùa hè. Ngay cả Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) cũng đề cập tới nhiều lợi ích của loại thức uống mùa hè tuyệt vời này. Theo Ayurveda, tình trạng viêm loét miệng, xảy ra thường xuyên trong những tháng hè nóng nực là biểu hiện của tình trạng cơ thể bị thừa nhiệt. Vì vậy, uống một cốc nước dừa vào buổi sáng sớm sẽ giúp chữa loét miệng.
Nước dừa rất bổ dưỡng và cũng chứa khoảng 94% nước. Đây là một thức uống bổ dưỡng cao, bổ sung tất cả những khoáng chất bị mất do đổ mồ hôi vào mùa hè. Việc bổ sung loại thức uống này vào chế độ ăn uống của bạn rất dược khuyến khích, bởi không chỉ giải nhiệt, mà còn rất nhiều lợi ích khác. Điều tuyệt vời nhất về nước dừa là hầu như không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Lời khuyên của chuyên gia
Nếu bạn bị loét miệng do cơ thể thừa nhiệt, hãy uống nước dừa 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào sáng sớm và chiều trước khi ăn bất kỳ thứ gì. Làm điều này trong 2 hoặc 3 ngày. Ngoài ra, uống nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe./.
3 bài thuốc cổ chữa bệnh mùa nắng nóng Theo Đông y, mùa hè hay mùa trường hạ do mưa nhiều, nắng nhiều sinh ra chứng thấp nhiệt, làm cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, tinh thần giảm sút... Ảnh minh họa Theo Đông y, mùa hè hay mùa trường hạ do mưa nhiều, nắng nhiều sinh ra chứng thấp nhiệt, làm cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời,...