Nhiệt miệng liên tục, vì sao?
Tôi có những đợt bị nhiệt miệng liên tục mà không biết nguyên nhân tại sao? Xin hỏi có cách nào ngăn ngừa được nhiệt miệng không?
Lê Thị Thu (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic…
Video đang HOT
Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormon trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực, stress…
Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa nhiệt miệng, biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó kể đến một số biện pháp sau:
Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức; Tập thể dục đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối; Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe; Giảm căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có nhiệt miệng.
Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng uống sữa?
Sữa hay các sản phẩm từ sữa đều tốt cho sức khoẻ nhưng cũng có những điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm này.
Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu chứng minh, các sản phẩm từ sữa có thể gây chứng đau nửa đầu và là nguyên nhân của tình trạng căng thẳng, mất ngủ... Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy ngừng uống sữa.
Ổn định cảm xúc: Có rất nhiều hormone trong sữa có tính trái ngược so với hormone trong cơ thể bạn. Khi các hormone này trộn lẫn với nhau sẽ khiến tâm trạng của bạn thay đổi thất thường.
Khỏi đầy hơi: Một số người bị giảm khả năng tiêu hoá lactose. Điều này đồng nghĩa với việc nếu họ tiêu thụ sữa sẽ dễ bị đầy hơi, tiêu chảy. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên, hãy tới gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Da sáng hơn: Những người nhạy cảm với sữa và các sản phẩm từ sữa nhưng vẫn sử dụng chúng thì làn da rất dễ bị nổi mụn, sạm đi. Bởi trong sữa chứa các hormone có thể kích thích sự phát triển của mụn trứng cá. Do đó, nếu đang bị nổi mụn thì tốt nhất nên dừng việc uống sữa.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Ngoài những rủi ro kể trên thì sữa rất có ích cho sức khoẻ. Thành phần của sữa giàu canxi, protein, vitamin D và B12 cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là lứa tuổi trẻ em, thanh thiếu niên. Khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng này, cơ thể sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị ốm hơn.
Do vậy, nếu bạn quyết định không dùng sữa, hãy cố gắng thay thế bằng các sản phẩm khác chứa các vitamn và khoáng chất trên như cá mòi, cá hồi hay một số rau, củ, quả...
Bà bầu uống sữa tươi không đường được không? Thay vì ngán ngẩm với sữa bầu, bà bầu có thể thay đổi khẩu vị bằng cách tìm kiếm dòng sữa mới lạ, cung cấp đa dạng dinh dưỡng cho con. Sữa tươi không đường vì thế trở thành sự lựa chọn số 1 bởi những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Thế nhưng, rất nhiều mẹ vẫn băn khoăn không...