Nhiệt huyết của cô giáo trẻ Raglai
Với sức trẻ, nhiệt huyết và nỗ lực cống hiến, cô giáo Cao Thị Bích Tiền (sinh năm 1994) – giáo viên Trường Mầm non Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) vinh dự là 1 trong 63 giáo viên người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên cả nước được tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội.
Cao Thị Bích Tiền sinh ra và lớn lên ở thôn Sông Búng, một thôn đặc biệt khó khăn của xã Ninh Tây, nơi có 100% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số quanh năm sinh sống với những cây bắp, củ khoai trên nương rẫy. Mặc dù cần mẫn quanh năm nhưng cuộc sống của gia đình cô cũng như nhiều đồng bào Raglai nơi đây vẫn túng thiếu. Vì vậy, từ nhỏ, cô nuôi quyết tâm phải học, trước là để giúp cuộc sống của mình tốt hơn, sau là truyền đạt kiến thức cho những thế hệ trẻ của đồng bào mình.
Cô giáo Tiền đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đến trường.
Tốt nghiệp THPT, Tiền học Khoa Sư phạm mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang. Qua đào tạo, rèn luyện trong môi trường sư phạm, đôi lúc cô cảm thấy con đường làm nghề “gõ đầu trẻ” không hề dễ dàng nhưng cô không nản chí. Sau khi ra trường, năm 2016, cô trở về quê nhà, làm công tác chăm sóc trẻ. Không đơn thuần chăm sóc những em nhỏ hàng ngày, cô giáo Tiền đã dùng những kiến thức, kỹ năng được học ở trường để tuyên truyền đến các bậc cha mẹ những kiến thức nuôi dạy con khoa học nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, cô đã làm thay đổi nhận thức của người dân nơi đây về việc cho con em đến trường. Cô Tiền chia sẻ, thời gian đầu, cô gặp không ít khó khăn trong công tác vận động phụ huynh đưa các em nhỏ đến trường. Có trẻ đi học được ít hôm lại nghỉ vì theo mẹ cha đi làm thuê, bẻ măng, bẻ bắp trên rẫy. Nhiều bậc cha mẹ còn không hợp tác, từ chối gặp mặt khi cô đến nhà vận động… Những lúc đó, cô tủi thân lắm, nhưng có sự động viên của lãnh đạo trường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và gia đình, cô đã kiên trì và được người dân tiếp nhận. Cứ thế, đến nay, cô đã rất gắn bó với nghề. Hàng ngày, chứng kiến những ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ của các em nhỏ đã tiếp thêm cho cô rất nhiều động lực.
Bên cạnh công việc của một giáo viên mầm non, cô còn là Bí thư Chi đoàn Thanh niên của trường. Trong những dịp kỷ niệm hay lễ hội ở địa phương, cô thường tập hợp thanh niên, học sinh thành một đội văn nghệ để tập luyện múa hát nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích. Ngoài ra, cô thường xuyên tham gia, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong thôn, xã phát động các hoạt động thiện nguyện, phong trào…; phối hợp với các đoàn thiện nguyện trao tặng học bổng, những phần quà ý nghĩa cho học sinh nghèo vượt khó và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Video đang HOT
Anh Lê Xuân Quý – Bí thư Đoàn xã Ninh Tây cho biết: “Cô giáo Cao Thị Bích Tiền là cán bộ đoàn nòng cốt của xã, hầu hết trong các hoạt động phong trào hay lễ kỷ niệm, sự kiện của địa phương, cô Tiền đều tham gia và có nhiều đóng góp tích cực. Nhờ đó, những năm qua, công tác thanh thiếu nhi của xã được đẩy mạnh, góp phần giáo dục kỹ năng, phát triển cho thiếu nhi ở xã”.
Với nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, nhiều năm liền, cô giáo Tiền đạt được thành tích: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2017 – 2018, 2019 – 2020; liên tục 3 năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở; được Chủ tịch UBND thị xã khen thưởng năm học 2019 – 2020; Thị đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên thị xã khen thưởng trong phong trào đoàn, hội… Ngày 17-11 vừa qua, tại Thủ đô Hà Nội, cô giáo Tiền vinh dự là 1 trong 63 giáo viên dân tộc thiểu số tiêu biểu trên toàn quốc được tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Lội suối, bằng rừng đón học sinh đi khai giảng
Sáng 5-9, cùng với các trường mầm non, phổ thông cả nước khai giảng năm học, học sinh Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn nô nức khai giảng năm học mới 2020-2021.
Thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Lạng Sơn, đặt công tác an toàn phòng dịch lên hàng đầu trong Lễ khai giảng và những hoạt động giáo dục đầu năm, buổi lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, xúc tích nhưng trang nghiêm với sự tham dự của hơn 70 học sinh là con em các đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Dao.
Lễ khai giảng năm học mới của học sinh xã Đồng Thắng cũng khác hơn mọi ngày bởi chỉ dịp này, các em mới được mặc áo mới và được bố mẹ đưa đến điểm trường chính khai giảng. Nhiều em dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị và đi bộ 7km đường rừng để đi khai giảng. Có những em còn được thầy giáo, cô giáo vào tận nhà để đón.
Thầy Hoàng Mạnh Hùng, giáo viên trường Tiểu học xã Đồng Thắng cho hay: "Chúng tôi thường đón các em ở các con suối đề phòng nước lớn và đưa các con đến điểm trường chính khai giảng bởi nhiều con phải đi bộ 7km đường rừng từ sáng sớm".
Còn cô Nông Thị Hà, chuyên viên Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Đình Lập chia sẻ: "Sau khi giảng xong, tôi và các đồng nghiệp sẽ cùng các con đến điểm trường vùng sâu để động viên tinh thần các con năm học mới".
Thầy Hoàng Mạnh Hùng 25 năm công tác vùng cao, cứ đến ngày khai giảng hay nước dâng cao là thầy đích thân đưa đón học sinh đến điểm trường.
Cô trò chụp ảnh lưu niệm trên đường đến trường.
Học sinh giải nhiệt sau khi đi bộ hơn 7km đến trường.
Các em được trang bị khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19.
100% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số: Dao, Tày, Nùng.
Khai giảng là dịp các em được diện những bộ quần áo mới.
Lớp học 100% là nữ sinh người dân tộc thiểu số đạt điểm thi khối C cao chót vót Một lớp học đặc biệt có 100% học sinh là nữ và đều là người dân tộc thiểu số. Vậy nhưng, ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, hơn một nửa học sinh trong lớp có điểm thi từ 26 điểm trở lên khối C. Học để thoát cảnh lấy chồng sớm Lang Thị Ái My là nữ sinh có điểm cao...