Nhiệt độ đại dương cao kỷ lục, giới khoa học ráo riết đi tìm câu trả lời
Nhiệt độ bề mặt đại dương đang ở mức cao kỷ lục. Xu hướng nhiệt bắt đầu tăng vào giữa tháng 3 và tăng vọt trong tháng 4 đã khiến các nhà khoa học phải nhanh chóng đi tìm lý do đằng sau hiện tượng này.
Đại dương ấm lên có thể tẩy trắng san hô. Ảnh: CNN
Theo đài truyền hình CNN, mặc dù nhiệt độ hiện tại đã giảm so với mức cao nhất vào tháng 4 song vẫn đang cao hơn mức chưa từng được ghi nhận vào thời điểm này trong năm.
“Thật đáng chú ý. Mặc dù đây vẫn là dữ liệu sơ bộ, nhưng nếu nó phản ánh đúng thực tế, đó sẽ là một cột mốc quan trọng”, Gregory C. Johnson, nhà hải dương học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (Mỹ), cho hay.
Vị chuyên gia cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân nhiệt độ tăng nhanh chóng. Một số nhà khoa học lo ngại quy mô của những kỷ lục mới này có thể đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng đáng báo động, trong khi một số người khác lại cho rằng nhiệt độ phá kỷ lục luôn đáng lo ngại song thế giới cũng đã dự đoán trước được phần nào cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra.
Tuy nhiên, tất cả các bên đều đồng ý rằng hậu quả mà xu hướng này gây ra sẽ rất nghiêm trọng. Hiện tượng các đại dương ấm lên có thể tẩy trắng san hô (hiện tượng polyp san hô đẩy các tảo sống trong mô của chúng ra khỏi cơ thể), giết chết sinh vật biển, làm tăng mực nước biển dâng và làm cho đại dương kém hiệu quả hơn trong việc hấp thụ các khí làm hành tinh nóng lên.
Một nguyên nhân chính khiến đại dương ấm lên được cho là do hiện tượng El Nino, một biến động khí hậu tự nhiên liên quan đến tình trạng ấm lên ở vùng nhiệt đới trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương, có tác động làm nóng toàn cầu.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho biết kể từ khi hiện tượng La Nia kết thúc vào tháng 3 vừa qua sau 3 năm, nhiệt độ đại dương đang tăng trở lại rất nhiều ngay cả trước thời điểm El Nino xuất hiện. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 3/5 cho biết khoảng 80% khả năng hiện tượng El Nio sẽ hình thành từ tháng 7 đến tháng 9.
Năm 2022 là năm thứ 4 liên tiếp ghi nhận mức độ nóng kỷ lục ở các đại dương. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 cho thấy sức nóng trong hệ thống khí hậu đang gia tăng, báo hiệu tin xấu cho các đại dương. Nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ thay đổi lượng nhiệt mà Trái Đất tích lũy đã tăng hơn gấp đôi trong hai thập kỷ qua và phần lớn lượng nhiệt đó đang đi vào đại dương.
Karina von Schuckmann, nhà hải dương học tại Mercator Ocean International ở Pháp đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Cần phải hiểu điều này thực sự cấp bách bởi vì nếu nó là một xu hướng kéo dài thì điều này thực sự rất đáng lo ngại”.
Các nhà khoa học cảnh báo các kỷ lục sẽ tiếp tục bị xô đổ khi khủng hoảng khí hậu gia tăng. “Tôi hy vọng đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người trên toàn cầu. Hiện tượng nóng lên mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không dừng lại cho đến khi chúng ta đưa lượng khí thải của mình trở lại mức 0″, Matthew England, Giáo sư về động lực học đại dương và khí hậu tại Đại học New South Wales (Australia), kết luận.
Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo CNN)
Nước biển dâng cao, hàng triệu người châu Á chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Theo một nghiên cứu mới, một nhóm các thành phố lớn nhất châu Á có thể chìm nghỉm dưới nước vào năm 2100 do mực nước biển dâng cao.
Nghiên cứu dự đoán các siêu đô thị châu Á như Manila, thủ đô của Philippines, đặc biệt gặp rủi ro trước mực nước biển dâng cao. Ảnh: Anadolu Agency
Dẫn một nguyên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Đại học La Rochelle ở Pháp và Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ (NCAR), hãng tin Reuters cho biết mực nước biển tăng lên do nhiệt độ đại dương tăng lên và mức độ băng tan chưa từng có do biến đổi khí hậu gây ra.
Bài viết đăng trên tạp chí Nature Climate Change đã đưa ra những cảnh báo rõ ràng về tác động tồi tệ có thể xảy ra đối với hàng triệu người.
Nghiên cứu chỉ ra các phân tích trước đây đã đánh giá thấp mức độ dâng của mực nước biển và lũ lụt do biến động tự nhiên của đại dương gây ra.
Do các biến động tự nhiên có mức độ biến thiên cao nên tác động của chúng rất khó định lượng. Theo kết quả nghiên cứu, một số siêu đô thị ở Đông Nam Á sẽ trở thành điểm nóng mới khi mực nước biển dâng cao.
Tại thủ đô Manila của Philippines, nghiên cứu dự đoán các sự kiện lũ lụt ven biển trong thế kỷ tới sẽ xảy ra thường xuyên hơn 18 lần so với trước đây do biến đổi khí hậu.
Lourdes Tibig, cố vấn khoa học khí hậu của Viện Khí hậu và Thành phố bền vững ở Philippines, cho biết những phát hiện của nghiên cứu nhấn mạnh tính cấp bách của việc giải quyết biến đổi khí hậu.
Chuyên gia nhấn mạnh thế giới cần hành động chống biến đổi khí hậu một cách cấp bách và tham vọng hơn nhiều để bảo vệ hàng triệu người sống ở các siêu đô thị ven biển.
Thành phố Manila có hơn 13 triệu người sinh sống không phải là nạn nhân duy nhất đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm.
Nghiên cứu nêu rõ thủ đô Bangkok của Thái Lan, Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam và Yangon của Myanmar cùng với Chennai và Kolkata ở Ấn Độ, một số hòn đảo nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương và phía Tây Ấn Độ Dương có nguy cơ đặc biệt cao. Mực nước biển dâng dọc theo bờ biển phía Tây của Mỹ và Australia cũng sẽ tăng lên.
Chỉ tính riêng các siêu đô thị châu Á, trên 50 triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao hơn dự kiến, trong đó gần 30 triệu người ở Ấn Độ.
Dự báo về thay đổi mực nước biển nêu trong nghiên cứu sẽ không xảy ra trước khi kết thúc thế kỷ 21. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo nếu tốc độ phát thải khí nhà kính tăng lên, mối đe dọa sẽ trở nên cận kề hơn.
Nhà khoa học Aixue Hu của NCAR, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết các nhà hoạch định chính sách cũng như công chúng nói chung nên quan tâm đến những mối đe dọa tiềm tàng này. "Từ góc độ chính sách, chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất", chuyên gia Hu nói.
Theo một thông cáo báo chí của NCAR, các sự kiện tự nhiên như El Nio, một hiện tượng thời tiết khiến phần lớn Tây Thái Bình Dương, Australia và châu Á ấm hơn bình thường, có thể làm tăng 20-30% mực nước biển so với dự đoán trước đó.
Biến đổi khí hậu đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng chưa từng có ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm ngoái. Một phân tích của Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu đã mô tả năm 2022 là "một năm khí hậu cực đoan", bao gồm lũ lụt chết người ở Pakistan và lũ lụt trên diện rộng ở Australia.
Đồng thời, nhiệt độ đại dương đang ở mức cao nhất từ trước đến nay và dự kiến tiếp tục tăng.
Một báo cáo tháng 1 của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia lưu ý nhiệt độ đại dương trong năm 2022 đã đạt mức kỷ lục, phá vỡ kỷ lục trước đó thiết lập vào năm 2021. Bốn năm qua là bốn năm nóng nhất được ghi nhận đối với các đại dương trên hành tinh.
Australia tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn rạn san hô lớn nhất thế giới Chính phủ Australia đã công bố khoản tài trợ bổ sung để tăng cường công tác bảo tồn rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier. Rạn san hô Great Barrier ở Queensland, Australia, ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ trưởng Môi trường và Nước Tanya Plibersek ngày 21/10 đã thông báo kế hoạch của Chính phủ Australia về bảo vệ rạn san...