Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng nói gì sau 8 năm chụp Obama?
Pete Souza đã chụp hơn 2 triệu bức ảnh của Tổng thống Mỹ Obama, từ những bức ảnh mang tính lịch sử đến những bức ảnh đời thường giản dị.
Tổng thống Barack Obama và các quan chức an ninh Mỹ theo dõi vụ bắt giữ Osama Bin Laden trong Nhà Trắng ngày 1.5.2011
Đó là bức ảnh chụp Tổng thống Barack Obama và các quan chức an ninh Mỹ theo dõi vụ bắt giữ Osama Bin Laden, được truyền hình trực tiếp từ Pakistan, trong phòng Tình Huống của Nhà Trắng. Đó là ngày Tổng thống Obama nắm vai trò là tổng tư lệnh, trực tiếp chỉ huy chiến dịch “báo thù” những kẻ tấn công ngày 11.9 lịch sử.
Đây là bức ảnh mang tính biểu tượng nhất của hai nhiệm kỳ tổng thống Obama. Nó được chụp bởi nhiếp ảnh gia Nhà Trắng, ông Pete Souza, 61 tuổi, vào ngày 1.5.2011.
“Tôi ở trong căn phòng đó suốt 40 phút”, Souza kể lại trong một cuộc phỏng vấn với NBC News về thời gian làm nhiếp ảnh tại Nhà Trắng. “Mọi thứ lúc đó rất căng thẳng. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong khuôn mặt của mọi người. Tôi chưa thấy bức ảnh nào nhận được nhiều sự chú ý như vậy”.
Souza đã chụp hơn 2 triệu bức ảnh khi ông đi theo Tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên của đất nước. Ông Obama đắc cử năm 2005 khi còn là một thượng nghị sĩ ở bang Illinois. Nhiếp ảnh gia Souza đã vào Nhà Trắng từ 3 năm trước đó.
Hiện Tổng thống Mỹ Obama đang ở Hy Lạp, có thể là chuyến đi nước ngoài cuối cùng của ông với cương vị tổng thống
Souza nói chuyện với NBC News khi Obama đang ở Hy Lạp, có thể là chuyến đi nước ngoài cuối cùng của ông với cương vị tổng thống. Là một cựu nhiếp ảnh gia báo chí, ông Souza cho biết hình ảnh của Obama trước công chúng và hình ảnh Obama trong đời sống cá nhân gần như là một.
“Ông ấy không khác những gì bạn nhìn thấy là mấy”, nhiếp ảnh gia nói. “Tôi nghĩ ông ấy cởi mở, hài hước và ít cảnh giác hơn một chút. Nhưng ông vẫn là con người mà bạn nhìn thấy khi xuất hiện trước công chúng hay trong những bức ảnh của tôi. Tôi nghĩ rất nhiều bức ảnh của tôi phản ánh con người thật của Tổng thống Obama”.
Souza cũng nói: “Ông Obama vẫn là người đàn ông mà tôi gặp lần đầu tiên vào năm 2005, khi ông còn là một nghị sĩ”.
“Rõ ràng, ông ấy có nhiều trách nhiệm trên vai hơn. Ông cũng rất nghiêm túc với công việc của mình”, Souzza nói. “Tôi đã nhìn thấy ông Obama trở thành một tổng thống ngày càng tốt hơn trong 8 năm qua”.
Video đang HOT
Tổng thống Barack Obama và khoảnh khắc đời thường bên phu nhân Michelle Obama
Một số hình ảnh yêu thích của Souza cho thấy ông Obama thể hiện tình cảm với vợ Michelle và hai con gái Sasha và Malia.
“Ý tôi là, ông rất yêu con gái. Chúng là tất cả với ông. Và bạn biết đấy, tôi có thể nói rằng Tổng thống Obama là một người bố tuyệt vời”.
Những bức ảnh được thích nhất của ông Souze bao gồm hình ảnh ông Obama vui đùa với trẻ em, ở Phòng Bầu dục hay trong lớp học.
Ông Obama cúi người cho con trai của một nhân viên Nhà Trắng chạm vào đầu
Tuy Souza được phép tiếp cận rất gần với tổng thống, ông vẫn bị “cấm cửa” tại một số nơi. Theo nhiếp ảnh gia, chính quyền của ông Obama hạn chế hơn hẳn những người tiền nhiệm khi cấp phép cho các nhiếp ảnh gia khác làm việc trong Nhà Trắng.
Nhiều nhiếp ảnh gia từng phàn nàn về việc không được phép vào Phòng Bầu dục. Nhân viên Nhà Trắng cho rằng đây là nơi “việc của người dân” được thảo luận.
“Tôi được tiếp cận với những thứ an ninh tối mật”, Souza thừa nhận.
Khi NBC News hỏi liệu ông Souza có nhìn thấy hoặc nghe thấy “những điều tuyệt vời,” ông trả lời: “Có. Nhưng tôi không thể nói với bạn”.
Theo Trà My – NBC (Dân Việt)
Câu chuyện đằng sau những bức ảnh biểu tượng của Donald Trump
Các nhiếp ảnh gia chia sẻ ký ức khi chụp ảnh Donald Trump, cũng như những bình luận của họ về phong thái, tính cách của tỷ phú qua các bức chân dung.
William Coupon, người chụp ông Trump ở New York cho doanh nghiệp Manhattan năm 1983 nói rằng: "Tôi đã chụp ảnh Donald Trump hai lần. Đây là lần yêu thích của tôi. Ông Trump khi đó đề xuất làm "nhà đàm phán hòa bình" giữa người Israel và Palestine. Đó là nguyên nhân chúng tôi để ông ấy cầm một con chim. Ông Trump nhìn khá thoải mái nhưng không hề vui vẻ. Có điều gì đó ẩn trong ánh mắt của ông ấy".
Michael O'Neill, nhiếp ảnh gia chụp ông Trump ở New York cho New York Times vào năm 1984 cho biết: "Vàng, đồ vật mạ vàng, sự kiêu hãnh. Ông ấy thích tấm bìa này! Đó là lần đầu tiên ông ấy lên bìa New York Times".
"Một thời gian ngắn sau khi sòng bạc Taj Mahal của ông Trump mở cửa ở thành phố Atlantic năm 1990, tôi đã đến đó để chụp ảnh Donald Trump", Harry Benson, phóng viên ảnh chụp ông Trump cho People năm 1990, nói. Ông ấy nói với tôi rằng có hơn một triệu USD trong két của sòng bạc. Tôi đáp lại rằng tôi chưa bao giờ thấy một triệu USD. Ông Trump đã lấy đúng một triệu USD ra để chụp ảnh dù điều đó trái với quy định của sòng bạc.
"Đây là một trong những bức ảnh 'trên không trung' mà tôi làm việc với ông Trump. Bức ảnh này phức tạp, tinh tế và mạnh mẽ. Điều tôi thích ở bức ảnh này là thái độ, sự thanh lịch và tự tin", Max Vadukal, nhiếp ảnh gia chụp ông Trump tại Mar-a Largo, Florida cho New Yorker ngày 19/5/1997, cho biết.
"Đây là bức chân dung mạnh mẽ của một ông trùm, mà ngôn ngữ cơ thể cho thấy quyền lực, sức hấp dẫn và sự kiêu ngạo. Khoảnh khắc ông ấy ngồi trên chiếc limousine này nói lên tất cả", Tomo Muscionico, nhiếp ảnh gia chụp ông Trump ở New York cho Spiegel tháng 9/1999, nhận xét.
Andres Serrrano, người chụp ôngTrump vào năm 2004 cho biết: "Ngay sau vụ khủng bố 11/9, tôi bắt đầu một bộ ảnh có tên là 'Nước Mỹ'. Tôi cảm thấy Mỹ bị tấn công vì chúng ta bị coi như 'kẻ thù' và tôi muốn cho thấy những 'kẻ thù' này là ai. Tôi đã chụp hơn một trăm bức chân dung của những người từ tất cả tầng lớp xã hội Mỹ trong ba năm. Chân dung Donald Trump là bức cuối cùng được thực hiện".
Chris Buck, nhiếp ảnh gia chụp ông Trump ở thành phố New York cho tạp chí Philadelphia ngày 29/3/2006 kể lại: "Sau khi tôi chụp xong các kiểu ảnh mà tạp chí cần. Tôi mang bức ảnh cỡ 28x35,5 cm mà tôi từng chụp ông Trump ra và nói rằng: Tôi tặng ông bức ảnh này để 'mua' thêm một lần tạo dáng của ông. Ông Trump nhún vai và nói 'được thôi' rồi tạo dáng. Khi ông Trump tranh cử tổng thống Mỹ, bức ảnh này nhận được nhiều sự chú ý và được gọi là "nhiều khuôn mặt của Donald Trump".
"Tôi chụp ảnh ông Trump tại tòa tháp Trump ở Manhattan", Platon, người làm việc choFortune ngày 21/8/2003, kể. "Ban đầu tôi đề nghị ông ấy nhìn thẳng vào camera nhưng ông ấy nói: 'Không, đây là phía bên mặt đẹp nhất của tôi" và nghiêng mặt sang phải.
Platon đã nghĩ về khoảnh khắc này rất nhiều lần kể từ sau khi chụp ảnh. "Ông ấy hiểu rõ truyền thông. Ông ấy có thể thể hiện được thương hiệu của riêng mình. Tôi tin rằng ông ấy đã đơn thương độc mã biến đổi cảnh quan chính trị và truyền thông trong năm nay", nhiếp ảnh gia nói.
"Trong khung hình này, ông Trump đã cố gắng kết nối với tôi đằng sau máy quay, nhưng sự kết nối của ông ấy rất lạnh lùng, tất cả đều là công việc", Marco Grob, người chụp ông Trump ở New York cho TIME ngày 5/4/2011, nhận xét.
Peter Yang, nhiếp ảnh gia chụp ảnh ông Trump ở New York cho Rolling Stone vào năm 2011 cho biết khi được giao nhiệm vụ, điều đầu tiên ông nghĩ đến là gốc cây mạ vàng ông ở cửa hàng đồ nội thất gần nhà và nảy ra ý tưởng để ông Trump tạo dáng như bức tượng "Người suy tưởng" (The Thinker).
Vào ngày chụp, "tôi hít một hơi thật sâu và cho ông ấy xem ảnh chụp bức tượng 'Người suy tưởng'. Tôi chưa kịp nói gì thì ông ấy đã cầm lấy bức ảnh, nghiên cứu nó một lát rồi tạo dáng. Tôi chụp một vài khung hình rồi ông ấy bắt tay tôi và nhanh chóng ra khỏi cửa", Yang kể.
Martin Schoeller, nhiếp ảnh gia chụp ông Trump ở New York cho Time tháng 8/2015, kể: "Tôi muốn thực hiện ý tưởng rằng ông ấy nghĩ mình là một nhà lãnh đạo tuyệt vời và là vị cứu tinh của nhân dân Mỹ. Tôi nghĩ rằng chẳng có gì thể hiện tốt điều đó hơn đại bàng - loài vật biểu trưng của nước ta".
"Tôi không thể thực hiện yêu cầu của tạp chí vì ông Trump không cho tôi chụp góc mặt nghiêng", Nigel Parry, người chụp ông Trump ở New York cho Esquire tháng 11/2015, nói. "Tôi đã quyết định cách duy nhất là một bức ảnh trực diện cho một chủ thể mang đầy tính cách đối đầu"
Phương Vũ
Theo VNE
Cuộc đời bi kịch của tác giả bức ảnh 'kền kền chờ ăn thịt em bé' Nhiếp ảnh gia Kevin Carter đã tự sát bằng khí độc carbon monoxide. Ông ra đi và để lại nhiều câu hỏi về bức ảnh nổi tiếng... Carter bắt đầu sự nghiệp bằng phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983, nhưng nhanh chóng sau đó ông chuyển ra mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh về sự đàn áp,...