Nhiếp ảnh gia National Geographic giao lưu với học viên Apollo English
Rubén Salgado Escudero mong muốn chia sẻ với học viên của Apollo English về sức mạnh kết nối của nhiếp ảnh với thế giới.
Rubén Salgado Escudero là nhiếp ảnh gia tài năng của National Geographic, diễn giả TEDx talks. Những bức hình tái hiện cuộc sống con người sử dụng năng lượng mặt trời của anh tại Myanmar đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế cùng sự quan tâm của báo giới. Ngày 1, 2/6, Ruben sẽ đến thăm Việt Nam theo lời mời của Apollo English.
Đến Việt Nam lần này, Rubén cho biết anh mong muốn được chia sẻ cùng học viên Apollo English chủ đề “Photography as a universal language”, nhằm giúp các em hiểu thêm về sự phong phú của nhiếp ảnh, cũng như sức mạnh kết nối của nhiếp ảnh với thế giới. Ngoài ra, đây cũng là dịp đem đến cho học viên những kiến thức bổ ích về dự án ảnh Solar portraits (Tạm dịch: Chân dung điện mặt trời).
Rubén Salgado Escudero – nhiếp ảnh gia của National Geographic và là diễn giả Tedx Talks.
Nằm trong khuôn khổ Học viện hè Apollo English 2018, sự kiện với nhiếp ảnh gia Rubén Salgado Escudero là hoạt động cộng hưởng với các bài giảng tiếng Anh trên lớp, các chương trình dã ngoại, các dự án khoa học nghệ thuật bằng tiếng Anh.
Theo chia sẻ của bà Laurie Campbell Miller – Giám đốc Đào tạo cấp cao khu vực phía Bắc của Apollo English, sự kiện nhằm giúp học viên trở thành những công dân toàn cầu khi được sử dụng tiếng Anh trong thực tế và tiếp xúc với những nhân vật truyền cảm hứng đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Ảnh Người dân bẫy cá bằng năng lượng mặt trời ở Ấn Độ đạt giải ấn tượng trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia vì môi trường năm 2016 (Ảnh: Ruben Salgado Escudero).
Video đang HOT
Sinh ra tại Tây Ban Nha, Ruben lớn lên ở Mỹ và có 10 năm sinh sống học tập tại Đức. Chừng ấy thời gian tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau đã giúp Ruben trau dồi cảm nhận phong phú về cuộc sống, để cho ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Năm 2014, trong một lần đến Myanmar, nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha đã bắt tay vào khởi động dự án Solar Portraits và đã nhận được sự quan tâm từ báo chí quốc tế. Dự án này của anh sau đó đã được đăng tải trên nhiều tạp chí như National Geographic, Time Magazine, El Pais, Spiegel, the United Nations…
Rubén Salgado Escudero sẽ giao lưu với các học viên Apollo English tại Hà Nội (ngày 1/6), và TP HCM (ngày 2/6).
Nhiếp ảnh gia tài năng này đã mở triển lãm ảnh tại hơn 20 thành phố trên khắp thế giới bao gồm New York, London, Tokyo và tại Rencontres D’arles – liên hoan nhiếp ảnh hàng năm được tổ chức tại Pháp. Anh cũng là thành viên của The Photo Society – cộng đồng nhiếp ảnh thuộc tạp chí National Geographic và đã là diễn giả của TEDx talks tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Rubén hiện hoàn thành cuốn sách nhiếp ảnh đầu tay (Residente Calle 13) với nhạc sĩ đoạt giải Grammy 28.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
Nghệ An: Cảm phục người Mông đội đèn, lội suối băng rừng ... kiếm con chữ
Hằng đêm các học viên vẫn đều đặn đội đèn pin, lội suối băng rừng... để đi kiếm con chữ. Sau một tháng đèn sách đến nay các học viên ở đây cơ bản đã biết tính toán và đọc, viết được.
Hằng đêm, sau một ngày mưu sinh mệt nhọc người dân lại rủ nhau để đi kiếm chữ.
Đó là những nỗ lực của nhiều người dân đồng bào Mông ở xã biên giới Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Tranh thủ sau những buổi lên nương rẫy, để tự kiếm cho mình con chữ mọi người đã hào hứng đến lớp xóa mù chữ do trường tổ chức.
Bản Na Cáng (xã Na Ngoi - Kỳ Sơn) hơn 1 tháng nay ban đêm luôn rộn ràng tiếng gọi nhau đến trường của những người dân đã luống tuổi. Đây là lớp học xóa mù do Trường Tiểu học Na Ngoi 2 tổ chức cho 20 học viên của bản.
Để đến lớp, người dân phải đội đèn pin lội suối, băng rừng.
Là một lớp học đặc biệt, bởi tất cả học viên của lớp xóa mù đều đã có gia đình. Ban ngày tất cả phải lặn lội với cuộc sống mưu sinh nơi nương rẫy nên lớp học được tổ chức vào ban đêm, tạo điều kiện để nhiều người có cơ hội học chữ.
Cô giáo Nguyễn Thị Dung, người trực tiếp đứng lớp tâm sự: "Đa số các học viên của lớp đều không biết chữ và có hoàn cảnh khó khăn. Có trường hợp cả 2 vợ chồng đều xung phong đăng ký đi học. Tinh thần của các học viên đều rất cao bởi họ khao khát được biết đến cái chữ".
Các học viên đều là người lớn luống tuổi đã có gia đình.
"Là người giáo viên, tôi rất tự hào và mong muốn được truyền đạt nhiều kiến thức hơn nữa cho bà con đồng bào nơi đây. Những con chữ sẽ là kiến thức trang bị cho họ tốt hơn trong cuộc sống", cô Dung Chia sẻ thêm.
Mặc dù lớp học mới tổ chức hơn 1 tháng nhưng các học viên của lớp về cơ bản đã biết tính toán và đọc, viết được.
Với tâm huyết của nghề, các thầy cô giáo ở đây đã cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho người dân đồng bào.
" Từ nay, tôi đã biết viết, biết đọc và cả biết nhắn tin điện thoại cho con rồi. cám ơn các thầy, các cô đã dạy cho tôi và người dân nơi đây con chữ", ông Lương Văn V. ở bản Na Cáng phấn khởi cho biết.
Trao đổi về vấn đề này thầy Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: "Do hoàn cảnh của các học viên nên lớp học có khi kéo dài đến cả đêm khuya nhưng ai cũng rất hào hứng. Các thầy cô cũng thường xuyên tới gia đình những học viên đặc biệt khó khăn để động viên nên mọi người đều cố gắng đến lớp đầy đủ".
Mặc dù mới trải qua hơn một tháng nhưng người dân dã nắm bắt được các kiến thức cơ bản.
"Để trang bị kiến thức tính toán, nhắn tin điện thoại cho con cái ở xa... nên các bậc cha mẹ rất hào hứng phấn khởi đều đặn đến trường. Đây là một tín hiệu rất mừng", thầy Hoa khẳng định.
Nguyễn Tú
Theo Dân trí
Các trường đại học phải đào tạo cho sinh viên về khởi nghiệp Các trường phải xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Đó là đề nghị của Bộ GD&ĐT đối với các đại học, học viện, các các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm về việc thực...