Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ – Do đâu?
Một cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hơn một nửa số phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu ít nhất một lần trong đời, trong khi rất nhiều người phải vật lộn với tình trạng nhiễm trùng lặp lại. Nhưng nhiễm trùng đường tiểu không chỉ là bệnh mà phụ nữ phải đối phó, mà nam giới cũng có thể mắc nhưng ít hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, qua ống tiểu đi đến bàng quang hoặc thận.
Mỗi người đều có một số lượng đáng kể vi khuẩn trên da xung quanh trực tràng và bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, ở phụ nữ, niệu đạo gần trực tràng hơn, điều này làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng,
Đường tiết niệu của phụ nữ cũng được cấu tạo khác với nam giới, điều này cũng giải thích tại sao nhiễm trùng tiểu phổ biến hơn ở phụ nữ. Niệu đạo của người phụ nữ là “tương đối ngắn” khoảng 4 cm trong khi đó niệu đạo của nam giới dài hơn nhiều do đó vi khuẩn gặp khó khăn hơn để vào bàng quang.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu, thì đừng lo lắng. Tìm hiểu những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu để có cách điều trị phù hợp sẽ giúp bạn không phải lo lắng, khó chịu.
Quan hệ tình dục
Yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ là hoạt động tình dục. Khi quan hệ tình dục chất lỏng trong cơ thể của bạn và của đối tác hòa lẫn vào nhau. Điều đó có nghĩa là các hạt phân từ hậu môn của bạn có thể di chuyển về phía trước và chúng có khả năng bị đẩy lên niệu đạo.
Để ngăn chặn điều này là luôn giữ cho khu vực này sạch sẽ, uống nhiều nước và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để đẩy hết vi khuẩn tiềm ẩn ra ngoài.
Cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu
Video đang HOT
Sỏi thận có thể hình thành trong đường tiết niệu, là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi thận hoạt động như một nơi trú ẩn an toàn cho vi khuẩn sống sót khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chúng cũng có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, khiến bạn khó tống hết nước tiểu ra ngoài, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Để hạn chế sự hình thành sỏi thận bạn cần uống đủ nước, tránh ăn quá nhiều muối và hạn chế lượng protein động vật.
Vệ sinh sai cách
Việc vệ sinh âm hộ từ sau ra trước là một hành động thực sự tồi tệ, việc làm này sẽ đẩy vi khuẩn từ vùng hậu môn/trực tràng vào âm đạo.
Các vấn đề về đường tiêu hóa
Việc chống chọi với tiêu chảy làm tăng nguy cơ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào bàng quang của bạn.
Táo bón có thể khiến bạn khó tống hết chất thải trong bàng quang ra ngoài. Và khi nước tiểu đọng lại trong bàng quang sẽ làm tăng nguy cơ cho bất kỳ vi khuẩn nào có trong đó sẽ có thể sinh sôi.
Thậm chí việc “xì hơi” còn “tạo ra vi khuẩn” và lây lan sang cơ quan sinh dục trên của bạn.
Mặc dù tiêu chảy, táo bón và xì hơi ngẫu nhiên có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bận nên gặp bác sĩ. Khi đi đại tiện nên lau chùi từ trước ra sau.
Lông mu
Có lông mu không phải là một điều xấu, nhưng nó có thể hoạt động như một “cái thang” cho vi khuẩn đi từ hậu môn đến âm đạo. Nó cũng có thể mang vi khuẩn từ đối tác của bạn trong khi quan hệ tình dục vào niệu đạo của bạn. Cần cắt tỉa gọn gàng lông mu và thường xuyên làm sạch vùng âm hộ.
Nhịn tiểu
Thường xuyên nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Bạn không nên nhịn tiểu quá lâu hoặc vội vàng khi đi tiểu.
Cần đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu. Việc đi tiểu và làm trống bàng quang để tống vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu ra ngoài, từ đó giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Bệnh tiểu đường không kiểm soát
Tiểu đường không kiểm soát cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Một là lưu lượng máu đến các dây thần kinh bàng quang có thể bị giảm đi, khiến bàng quang khó co bóp đúng cách và làm trống hoàn toàn. Nếu bạn không thể thải nước tiểu ra ngoài, bất kỳ vi khuẩn nào cũng có thể tiếp tục sinh sôi. Các bệnh mạn tính như tiểu đường cũng ức chế hệ thống miễn dịch của bạn và có thể gây rối loạn khả năng phản ứng của cơ thể với vi khuẩn. Và đặc biệt là bệnh tiểu đường không kiểm soát được khiến cơ thể bạn đổ glucose (đường) vào nước tiểu, tạo ra một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi.
Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi cho phép là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đồ lót chật
Đồ lót chật, đặc biệt là đồ lót bằng vải thun hoặc nylon khó thoát ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Quần lót chật đóng vai trò như một “giàn giáo” cho vi khuẩn leo lên âm đạo. Tốt nhất bạn nên mặc đồ lót cotton thoáng khí.
Mất nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có thể tồn tại bàng quang ra ngoài.
Giải pháp hạn chế kháng thuốc trong đại dịch COVID-19
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay đã có nhiều các thông tin sai lệch xung quanh cách phòng và điều trị căn bệnh này, trong đó cho rằng, kháng sinh có thể trị được COVID-19 dẫn tới việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Mối đe dọa kháng kháng sinh thời COVID-19
Trong một thông cáo báo chí của WHO cho biết, tỷ lệ kháng kháng sinh (AMR) cao trong số các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh tiêu chảy. Tình trạng này báo động nguy cơ thế giới đang dần hết cách hiệu quả để điều trị các loại bệnh này. Tại 33 quốc gia ghi nhận báo cáo, tỷ lệ kháng với ciprofloxacin, một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, dao động từ 8.4% đến 92.9%.
Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng do việc sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh trong đại dịch COVID-19. Trong khi chỉ có một phần nhỏ bệnh nhân COVID-19 cần tới kháng sinh để điều trị việc nhiễm khuẩn.
Chúng ta đều biết, COVID-19 là do SARS-CoV-2 gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Mặc dù một số bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị bằng kháng sinh, nhưng đó là biện pháp dùng để điều trị các nhiễm trùng cơ hội hay còn gọi là biến chứng do nhiễm khuẩn bội nhiễm. Nhưng các trường hợp này, việc dùng kháng sinh phải được khuyến nghị bởi các thầy thuốc, dựa trên tình trạng bệnh tật của bệnh nhân tại bệnh viện.
Vi khuẩn đang kháng lại nhiều loại kháng sinh
Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được nghiên cứu và sẽ được kiểm tra thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang giúp đẩy nhanh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, vaccine phòng ngừa và điều trị COVID-19. WHO cũng đã ban hành hướng dẫn không sử dụng liệu pháp kháng sinh hoặc điều trị dự phòng cho bệnh nhân mắc COVID -19 nhẹ hoặc bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh COVID -19 trừ khi có một chỉ định lâm sàng phải sử dụng kháng sinh để điều trị.
Thế giới cần chung tay giám sát sử dụng kháng sinh
Khi đại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh mẽ các quốc gia thế giới, trong buổi họp trực tuyến tháng 6/2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: Thế giới đang mất khả năng sử dụng các loại thuốc kháng sinh cực kỳ quan trọng".
Cũng trong buổi họp này, ông Tedros cho rằng: Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng việc sử dụng kháng sinh. Điều này sẽ gây ra tỷ lệ kháng kháng sinh (AMR) cao hơn.
Gọi mối đe dọa của tình trạng kháng kháng sinh là "một trong những thách thức cấp bách nhất của thời đại", ông Tedros kêu gọi thế giới tìm ra những mô hình mới để khuyến khích đổi mới bền vững trong vấn đề này nhằm bảo vệ những thành quả y tế đã đạt được trong thế kỷ trước và bảo đảm một tương lai an toàn.
WHO đã thực hiện chương trình báo cáo Hệ thống giám sát sử dụng và kháng kháng sinh toàn cầu (GLASS) vào năm 2018. Khi đó, mới chỉ có 729 khu vực ở 22 quốc gia tham gia vào hệ thống giám sát này. Hàng năm, số lượng các quốc gia tham gia hệ thống khảo sát đã tăng lên theo cấp số nhân. Chỉ trong 3 năm, GLASS hiện đã tổng hợp dữ liệu từ hơn 64.000 địa điểm giám sát với hơn 2 triệu bệnh nhân ở 66 quốc gia trên toàn thế giới.
TS. Balkhy - trợ lý Tổng giám đốc WHO về vấn đề kháng kháng sinh, cho hay: "Hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng kháng sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ giúp các quốc gia vượt qua COVID-19 hiệu quả và ngăn chặn sự xuất hiện AMR".
TS.Balkhy cho rằng phải tăng cường hợp tác và đối tác toàn cầu, bao gồm giữa khu vực công và tư nhân để cung cấp các khuyến khích tài chính và phi tài chính nhằm phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19 một cách đặc hiệu. Những người bị nhiễm virus cần được cách ly chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị các triệu chứng và những người bị bệnh nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu vẫn là biện pháp đang được thế giới áp dụng để "đối phó" với căn bệnh này.
Càng mặc tã, con càng dễ đái dầm? Bạn đọc Trần A.K (30 tuổi, khuyenminhb...@gmail.com) hỏi: Con trai tôi 4 tuổi, hiện vẫn mặc tã giấy đến nhà trẻ, khi đi ngủ, ra đường vì cháu rất hay đái dầm. Chị tôi nói mặc tã đến tuổi này có hại, càng khiến bé hay đái dầm, có đúng không? Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh...