Nhện sống trong ống tai người phụ nữ Trung Quốc
Bác sĩ đã tìm thấy nhện sống trong ống tai một nữ bệnh nhân khi bà đến bệnh viện và phàn nàn về tình trạng ngứa cũng như đau nhói bất thường.
Loài nhện thường sống ở những nơi ấm áp, ẩm ướt
Con nhện được tìm thấy trong ống tai của người phụ nữ về hưu và đã sống ở đó ít nhất 1 tuần trước khi bà quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ y tế tại bệnh viện y học cổ truyền Mianyang ở tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc.
Chuyên gia tai mũi họng, bác sĩ Liu Jun cho biết một nữ bệnh nhân lớn tuổi – không rõ tên – đã đến phòng khám ngoại trú của bệnh viện cùng với con gái vào ngày 22/4 vừa rồi. Người phụ nữ đến từ thành phố Diêm Đình thuộc huyện Miên Dương đã phàn nàn rằng mình bị ù tai và thỉnh thoảng bị ngứa, sau đó là một “cơn đau nhói”.
Sau khi khám, bác sĩ phát hiện thấy một “quả bóng lụa” bên trong ống tai và khuyên bệnh nhân nên tiến hành soi tai. Kết quả soi sau đó cho thấy có một con nhện đang sống bên trong.
Vô tình, phần bên trong lỗ tai của con người đã trở thành cái “tổ” lý tưởng
Bác sĩ Liu đã làm tê liệt con nhện bằng thuốc nhỏ tai hóa học và loại bỏ nó bằng nhíp chỉ sau 1 phút. Tai của bệnh nhân may mắn không bị nhện làm hỏng và đã được làm sạch bằng dung dịch muối.
Người phụ nữ cho biết con nhện có khả năng bò vào tai mình khi bà đang làm việc trên một vườn nho cách đây một tuần.
Video đang HOT
“Thật may mắn là con nhện nhỏ và không làm vỡ màng nhĩ, nếu không bà ấy có thể đã bị mất thính lực. Việc tìm thấy những con côn trùng nhỏ hoặc động vật bên trong tai thường không phổ biến nhưng đây cũng không phải là trường hợp cá biệt. Tôi đã từng điều trị cho một bệnh nhân bị côn trùng xâm chiếm và đẻ trứng trong tai.
Vệ sinh cá nhân là chìa khóa để ngăn chặn điều này. Nhưng nếu côn trùng xâm nhập vào tai bạn, đừng cố gắng tự mình loại bỏ nó. Hãy tìm đến bác sĩ”, bác sĩ Liu chia sẻ.
Bác sĩ Liu đã giúp gắp bỏ con nhện ra khỏi tai bệnh nhân
Năm ngoái, một nhà thiết kế web cũng đã rơi vào tình trạng tương tự khi bỗng dưng bị chóng mặt và đau tai không rõ lý do. Hóa ra, một con nhện đã chui vào trong tai của anh ta giữa đêm và làm tổ ở đó.
1001 thắc mắc: Loài động vật có vú nào không sinh con mà lại đẻ trứng
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania.
Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại, những loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay cho đẻ con.
Con vật này có vẻ như không có thực và đặc điểm sinh học của chúng dường như trái ngược với các kiến thức khoa học. Tên khoa học của chúng là Ornithorhynchus anatinus, có hình dạng tổng hợp của nhiều con vật thuộc các loài khác nhau: mõm như mỏ vịt, đuôi như con hải ly, đẻ trứng và di chuyển như lớp bò sát nhưng lại cho con bú sữa như lớp thú.
Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa biết nhiều về nguồn gốc tổ tiên của con vật kỳ lạ này. Nhưng nhiều hóa thạch khác nhau cho thấy rằng tổ tiên của chúng ngày xưa có hình dạng khá giống với chúng bây giờ, có thể vào thời nguyên thủy chúng đã cố gắng rời khỏi cuộc sống ở nước nhưng vì không thể thích nghi được với tất cả khó khăn ở trên cạn, nên chúng đã quay trở lại môi trường nước để kiếm ăn.
Thú mỏ vịt có tuổi thọ khá cao. Nếu sống trong điều kiện nuôi nhốt thì vòng đời của chúng có thể lên đến 20 năm, còn khi sống trong tự nhiên thì ít hơn - tối đa chỉ 12 năm.
Đuôi của thú mỏ vịt ngắn để dự trữ mỡ
Đuôi của thú mỏ vịt ngắn, có chức năng dự trữ mỡ để dùng vào mùa đông nhưng chúng lại không hề ngủ đông, chúng còn dùng đuôi để lái dưới nước. Chân ngắn nhưng mạnh, chân có màng bơi thích hợp cho việc bơi lặn; lúc ở trên cạn, màng chân gấp lại để có thể dùng móng chân cho việc đào bới.
Cái mõm mềm rất nhạy cảm, có rất nhiều tế bào thần kinh trên đó. Thú mỏ vịt cũng biết kêu. Chiều dài thân mình con đựng khoảng 61cm, con cái khoảng 46cm. Chúng có thân mình dài và dẹt, mình phủ đầy lông nâu, ngắn, mượt mà. Bộ lông của chúng không thấm nước, giúp chúng thích nghi với điều kiện sống dưới nước 12 tiếng mỗi ngày ở nhiệt độ gần 0 độ C.
Và những sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Chúng chủ yếu hoạt động về đêm, người ta thường thấy chúng nhiều nhất là vào lúc rạng đông và chạng vạng tối. Chúng bắt ăn những động vật nhỏ ở nước mà chúng tìm thấy trong lớp bùn dưới đáy sông hồ. Chúng ăn nhiều loại thức ăn gồm động vật không xương sống, cá nhỏ, trứng cá, ếch, nhái và nòng nọc. Chỉ trong một ngày, chúng có thể ăn lượng thức ăn bằng nửa trọng lượng cơ thể chúng.
Thú mỏ vịt không có răng, thay vì nhai nghiền nát thức ăn bằng những mảng sừng trong mỏ, có thể nghiền thức ăn cùng với cát và sạn. Khi bắt được ít mồi, chúng chuyển thức ăn xuống những cái túi bên má, dưới mõm. Khi ngoi lên mặt nước, thú mỏ vịt đưa thức ăn lên vùng miệng, ở đó thức ăn được nghiền nát nhờ "tấm nghiền" trong mỏ.
Con đực có cựa độc trên bàn chân sau
Con đực có cựa độc trên bàn chân sau, dùng để chống lại kẻ thù và chống lại những con thú mỏ vịt khác cạnh tranh với nó. Cựa dài khoảng 1,5cm nằm trên mắt cá có nối với tuyến chất độc nằm ở đùi. Chất độc đó không gây chết người nhưng sẽ gây đau đớn và đủ mạnh để giết chết một con chó. Thú mỏ vịt thông thường rất nhút nhát, nhưng trong mùa sinh sản con đực rất hung hăng và thường dùng đến những cái cựa nhọn có chất độc. Con non cũng có "cựa sữa" nhưng sẽ rụng mất trong năm đầu tiên.
Con thú lạ này thích sống gần nước, thường đào hang ở bờ sông hay bờ hồ. Chúng làm hai loại hang: hang để ở và hang để đẻ trứng, ấp con. Hang bao giờ cũng có một lối thoát ở trên cạn và một lối thoát dưới nước.
Tuy nhiên, hang của chúng gặp một vấn đề về oxygen vì chúng ở trong hang một thời gian dài nên có thể dùng cạn lượng oxygen có trong đó. Vào mùa sinh sản, con cái có thói quen che lấp cửa ra vào mỗi khi chúng ra khỏi hang hoặc mỗi khi chúng vào hang.
Con non ở trong hang suốt một thời gian khoảng 3 tháng nên tiêu tốn một lượng lớn oxygen. Cơ thể thú mỏ vịt phải tự điều chỉnh hóa chất trong cơ thể để có thể sử dụng tốt lượng oxygen chỉ hạn chế đó.
Tỉ lệ sinh sản của thú mỏ vịt thuộc dạng thấp trong Thế giới động vật. Cứ hai cá thể cái thì chỉ có một con đẻ trứng. Vào mùa sinh sản, giống cái sẽ ở một mình trong những cái hang dưới lòng đất để đẻ trứng.
Con mẹ không có đầu vú, sữa được tạo ra từ những tuyến lớn ở dưới da
Con cái đẻ từ 2-3 trứng vào khoảng giữa tháng 8 và tháng 10. Trứng được đẻ bên trong cái hang sâu đến 20m. Con cái ấp trứng từ 12-14 ngày bằng bụng và đuôi trên cái ổ được lót bằng cỏ và lá. Sau hai tuần trứng nở, khi trứng nở con non chỉ dài khoảng 1,25cm. Thú mỏ vịt mẹ sẽ nuôi con của mình từ 3 cho đến 4 tháng đầu đời tới khi con của chúng biết bơi.
Con mẹ không có đầu vú, sữa được tạo ra từ những tuyến lớn ở dưới da. Sữa tiết ra từ hai chỗ có cấu trúc giống như núm vú. Con non đè vào những nơi đó cho sữa chảy xuống lông bụng của mẹ chúng để liếm và mút sữa chảy ra. Sữa này có nhiều chất sắt, lượng sắt có nhiều gấp 60 lần lượng sắt có trong sữa bò.
Con non uống sữa mẹ từ 4-5 tháng và vẫn ở trong hang, chúng bắt đầu rời tổ và biết bơi khi được khoảng 17 tuần tuổi.
Thú mỏ vịt có thể lặn dưới nước lâu khoảng 1 phút
Lúc ở dưới nước, chúng nhắm nghiền mắt lại, không những thế mũi và tai cũng được bịt kín, không có lỗ nào cho nước chui vào. Trong tình trạng "bí các giác quan" như vậy thú mỏ vịt vẫn có thể kiếm mồi và bơi lội tốt dưới nước. Trong khi tìm thức ăn, chúng dùng 2 loại giác quan trên mõm: một loại là nhờ chạm vào các vật, loại còn lại là nhờ vào kích thích điện. Chúng có thể phát hiện ra hướng dòng điện nhỏ phát sinh từ các hoạt động cơ thể của những con mồi nhỏ, ngoài ra còn phát hiện được dòng điện yếu phát ra khi dòng nước chảy qua những vật bất động.
Khi ở trên cạn thú mỏ vịt lại dùng mắt để nhìn và đôi mắt ấy rất tinh tường, có thể nhìn xa. Nhưng chúng có một điểm yếu, vì vị trí của mắt bị khuất nên không thể nhìn thấy những gì ở bên dưới mõm.
Đỗ Hợp (T/H)
Hàng trăm nghìn con cua tụ tập lột xác giữa lòng đại dương Hàng trăm nghìn con cua sẽ tập chung ở một số nơi trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vào ngày trăng tròn đầu tiên của mùa đông để 'thay áo mới'. Những con cua nhện kiếm ăn ở các vùng biển sâu suốt 1 năm qua, giờ chúng hành quân qua cánh đồng cỏ biển. Có tới hàng trăm nghìn con...