Nhện già ‘chết đau đớn’ trong cuộc chiến với ong bắp cày
Con nhện cao tuổi nhất thế giới đã phải đầu hàng trước chú ong thợ trong cuộc chiến kịch tính. Không khuất phục trước thời gian, nhưng con nhện 43 tuổi này đã chết vì ngòi nọc của ong.
Các nhà khoa học Úc đã thông báo sự việc khiến họ rất đau lòng khi chú nhện cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 43.
Leanda Mason, người đứng đầu nghiên cứu đã công bố trong báo cáo rằng con nhện cửa sập cái, có tên Number 16 đã chết vì bị ong chích.
Number 16 chết ở tuổi 43, phá vỡ kỷ lục thế giới về tuổi thọ của nhện. Trước đó kỷ lục thuộc về con nhện 28 tuổi ở Mexico.
Leanda Mason nói: “Chúng tôi vô cùng đau buồn về sự việc này. Chúng tôi hi vọng nó sẽ sống được 50 tuổi”.
Theo các chuyên gia, sở dĩ nhện cửa sập cái sống lâu được vì chúng chỉ sống trong một cái hang duy nhất trong toàn bộ cuộc đời của chúng. Ngược lại, nhện đực khi trưởng thành về mặt tình dục, sẽ rời khỏi tổ của chúng hoàn toàn, tìm kiếm nhện cái để giao phối, và sau đó chết trong cùng một mùa.
Mason nói: “Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là loài nhện già nhất từng được ghi lại, và cuộc sống quan trọng của nó đã cho phép chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về hành vi và động lực của con nhện”.
Barbara York Main, 88 tuổi, thầy giáo của Leanda Mason, là người khởi xướng việc nghiên cứu theo dõi nhện Number 16 từ khi nó chào đời vào năm 1974.
Mason nói: “Qua nghiên cứu chi tiết của Barbara, chúng tôi có thể xác định rằng tuổi thọ của nhện cửa sập là do đặc điểm lịch sử của chúng bao gồm cả cách chúng sống trong đất trống, bản chất ít vận động và chuyển hóa thấp”.
Loài nhện cửa sập là một trong những loài cổ xưa nhất trên Trái Đất. Chúng xuất hiện lần đầu tiên quanh kỷ Trias, và tương đối không thay đổi trong hàng trăm triệu năm sau so với những loài nhện khác.
Theo Hoàng Dung/Infonet.vn
Video đang HOT
Màn kịch chiến "long trời lở đất" của loài hà mã
Để tranh giành quyền thống trị và điều khiển bầy đàn, hà mã kịch chiến không nhân nhượng dưới bùn.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Michael Viljoen trong chuyến thăm khu bảo tồn động vật hoang dã ở Botswana, Nam Phi đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng khi hà mã kịch chiến giành quyền thống trị.
Theo Michael Viljoen, khi con hà mã đầu đàn lớn tuổi đang tận hưởng sự mát mẻ khi đầm mình trong bùn lỏng thì một con hà mã trẻ tiến đến và khiêu khích.
Để bắt đầu, con hà mã trẻ tấn công trước khiến bùn văng tung tóe, chọc con hà mã đầu đàn tức giận. Ngay khi bị tấn công một cách công khai và lỗ mãng, hà mã đầu đàn chứng minh vị trí của mình, nó há to miệng và đáp trả hà mã trẻ tuổi hung hăng một cách đầy mạnh mẽ.
Con hà mã trẻ không phải dạng vừa, nó sẵn sàng tiếp nhận đòn trả đũa của hà mã già và tiếp tục cuộc chiến. Chỉ khi cảm thấy không thể chiến thắng tuyệt đối, hà mã trẻ mới rút lui. Chắc chắn, trong tương lai gần, con hà mã đầu đàn sẽ phải sẵn sàng tư thế tiếp nhận khiêu chiến bất cứ lúc nào.
Trong tự nhiên, hà mã được đánh giá là loài động vật hung hăng nhất trên thế giới và được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi.
Mặc dù là cũng loài động vật ăn cỏ nhưng chúng lại không hiền lành và sống hòa bình như những loài ăn cỏ khác. Hà mã sẵn sàng đánh giết đồng loại chỉ vì những mâu thuẫn xã hội thông thường.
Những trận tử chiến của hà mã thường diễn ra vì tranh giành quyền lực, quyền thống trị. (Nguồn Sina)
Tuy vậy, cũng có những trận chiến nảy lửa diễn ra ngay dưới sông để giành quyền giao phối. (Nguồn Sina)
Khi đã lao vào một cuộc chiến, hà mã không bao giờ biết nể nang cho dù đối thủ là đồng loại của mình. (Nguồn Sina)
Chúng đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ của và động đến con cái. Ngay cả con người cũng là một trong những nạn nhân chết thảm bởi sự hung dữ của loài hà mã to lớn, tàn bạo này.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Cuộc chiến ác liệt của loài động vật kỳ lạ mang tên lợn hươu Nhìn từ xa chúng giống như những con lợn rừng to lớn vậy, tuy nhiên, nếu chú ý kỹ, chúng ta dễ dàng tìm được điểm khác nhau. Hình minh họa Loài vật này có tên tiếng Anh là Babyrousa (hay còn được gọi là lợn hươu). Chúng sở hữu ngoại hình kỳ dị khi vừa giống lợn rừng lại vừa giống hươu...