‘Nhảy múa’ cùng bầy sói tại Nam Phi
Một ngày bình thường, ông Larry Wayne Paul bắt đầu bằng việc đi quanh trạm cứu hộ, gọi tên chào hỏi và vuốt ve từng chú chó sói, chó husky và những chú chó khác mà ông đang chăm sóc.
Thỉnh thoảng, ông lại nhận các cuộc điện thoại thông báo có chó hoang cần giúp đỡ ở đâu đó trên khắp đất nước Nam Phi hoặc một người chủ hỏi về kinh nghiệm chăm sóc chó sói trong nhà.
Ông Larry biết tên từng con chó và có thể kể rất nhiều về tính cách cũng như lý lịch của chúng.
Larry là người sáng lập trạm cứu hộ chó sói HuskyRomi, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những chú chó sói và chó lai sói bị bỏ rơi và lạm dụng nằm ở tỉnh Free State của Nam Phi.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Nam Phi, Larry cho biết khi ông thành lập trạm cứu hộ vào năm 2007, ông chưa từng nghĩ sẽ tiếp quản một quần thể chó sói lớn như hiện tại.
Larry cho biết: “Trạm cứu hộ được đặt tên HuskyRomi vì ban đầu vốn dự định sẽ là nơi trú ẩn cho những chú chó husky vì có rất nhiều chó husky bị bỏ rơi lang thang trên đường phố ở Johannesburg. Vào lúc mới thành lập, tôi có 18 chú chó husky. Vì vậy, chúng tôi quyết định tìm một nơi nào đó có thể đưa những chú chó husky này đến và tạo ra một nơi ở mới tốt đẹp cho chúng”.
Larry mua lại một trang trại rộng khoảng 7 ha nằm cách thành phố Johannesburg khoảng 210 km về phía Nam, mất khoảng hơn 2 giờ 30 phút lái xe và bắt đầu xây dựng trạm cứu hộ. Trạm được đặt tên theo chú chó husky đầu tiên mà Larry được người hàng xóm để lại sau khi chuyển đi.
Sau khi thành lập, trạm cứu hộ của Larry bắt đầu nhận được cuộc gọi đầu tiên từ thành phố Port Elizabeth, cách trạm hơn 900 km, về việc 3 chú chó sói vốn là thú cưng bị bỏ rơi. Larry ngay lập tức lái xe đến và khi ông quay lại đã mang về 12 chú chó sói. Dần dần, trung tâm nhận được nhiều các cuộc gọi báo về những chú chó sói bị bỏ rơi tương tự.
Video đang HOT
Ông Larry cho cho rằng người chủ hoàn hảo của một con sói là người trên 40 tuổi, làm việc ở nhà và là người hướng nội.
Larry kể lại: “Có một cuộc gọi khác, tôi đã lái xe đến để nhận 13 con và quay lại với 37 con chó sói. Chúng tôi nhận được cuộc gọi từ khắp nơi trên đất nước và chúng tôi chính thức tiếp nhận chó sói”.
Cho đến nay, trên diện tích xây dựng khu trại cho các con vật khoảng 2 ha, Larry có khoảng 300 con vật, bao gồm 220 con chó sói, 50 con chó husky, chó lai sói và một số ít chó nhà được giải cứu từ khu vực xung quanh. Thậm chí còn có những con ngựa mà Larry nhận về sau khi bị bỏ rơi và một con bò tên là Moo.
Vừa vuốt ve chú chó sói bị rách miệng vì từng bị buộc dây quanh miệng dẫn đến hoại tử, Larry chia sẻ: “Thoạt đầu, nghe đến chó sói bị bỏ rơi rất buồn cười đúng không? Chó sói làm sao có thể bị bỏ rơi chứ? Nhưng đó là sự thật tại Nam Phi”.
Larry giải thích: “Có một giai đoạn rất nhiều người dân Nam Phi đưa chó sói về làm thú cưng. Họ nghĩ là như thế rất ngầu khi có một con chó sói trong nhà. Khi còn nhỏ, chúng rất xinh đẹp, giống như những chú chó husky. Chúng thực sự trông rất đáng yêu và ai cũng muốn có một con mà không nhận ra rằng đây là loài động vật bán hoang dã và cũng rất khắt khe. Và vì vậy, đến một ngày khi những chú chó sói đã lớn, nhiều người đã không thể tiếp tục nuôi và họ bỏ rơi những con vật này”.
Các loại sói và chó được phân chia vào các khu chuồng theo loài, nhánh và tung tăng nô đùa, chạy nhảy tại trạm cứu hộ chó sói HuskyRomi.
Larry biết tên từng con chó và có thể kể rất nhiều về tính cách cũng như lý lịch của chúng. Ông cho biết nhiều con vật được đưa về trạm cứu hộ trong tình trạng tồi tệ, bị đánh đập, ngược đãi, một số thậm chí còn không biết cỏ là gì. Tại đây, chúng được phục hồi và lại nhận được sự chăm sóc yêu thương. Các con vật được phân chia vào các khu chuồng theo loài, nhánh và tung tăng nô đùa, chạy nhảy. Cứ hai ngày một lần, chúng được cho ăn thức ăn cung cấp từ một cơ sở chế biến gia cầm mà Larry đã liên hệ được.
Larry nhấn mạnh rằng mặc dù các bộ phim và chương trình truyền hình khiến chó sói và chó husky trông được ưa chuộng như thú cưng nhưng chúng vẫn đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian và sự hiểu biết.
Ông chia sẻ: “Tôi luôn cho rằng người chủ hoàn hảo của một con sói là người trên 40 tuổi, làm việc ở nhà và là người hướng nội vì khi đó bạn có bạn đồng hành, một người bạn của mình và bạn không có bất kỳ người ngoài nào xen vào. Nhưng không, nhiều người phù hợp với mô tả đó, đặc biệt là những chàng trai trẻ nghĩ rằng thật tuyệt khi sở hữu một con sói nhưng sau đó họ đi ra ngoài hoặc bỏ mặc con vật đó và nó trở nên tàn phá”.
Một chú chó sói từng bị buộc mõm dẫn đến hoại tử được chăm sóc và chữa lành tại trạm cứu hộ chó sói HuskyRomi.
Cùng đồng hành với Larry ở trạm cứu hộ còn có Israel Sikhosana, người đã làm việc với bầy sói trong hơn một thập kỷ. Sikhosana giải thích rằng anh có niềm đam mê lớn với những sinh vật bốn chân này.
Anh cho biết: “Lúc đầu tôi rất sợ sói nhưng sau vài năm, tôi thấy nó là một con vật dễ thương. Tôi không còn sợ chúng nữa, tôi yêu chúng rất nhiều. Tôi cho chúng một ít thức ăn và những con vật này không có vấn đề gì với tôi. Khi chúng ốm, tôi và Larry sẽ đi tìm bác sỹ thú y để chữa bệnh cho chúng”.
Larry cho biết chó sói không phải là loài bản địa của Nam Phi và có rất nhiều giả thuyết về việc loài động vật đã tìm đường đến lục địa này như thế nào. Một giả thuyết đưa ra là Lực lượng Phòng vệ quốc gia Nam Phi (SANDF) hoặc cảnh sát – hoặc cả hai – đã nhập khẩu chó sói từ nhiều thập kỷ trước để tạo ra một giống chó siêu đẳng, một sáng kiến rõ ràng đã thất bại. Những người lai tạo đã bán loài chó này cho người dân, tạo ra quần thể chó sói tại Nam Phi như ngày nay. Larry khẳng định bất kể đàn sói đến từ đâu, thực tế là ở Nam Phi có số lượng sói rất lớn, tất cả đều đang bị nuôi nhốt.
Larry cũng cho biết một số lượng lớn chó husky phải đến các trạm cứu hộ ở Nam Phi do chủ nhân của chúng không thể chịu đựng được năng lượng cao của loài chó năng động này. Larry giải thích rằng giống chó này rất khắt khe và không phải là một sự lựa chọn dễ dàng đối với thú cưng.
“Điều đáng tiếc ở husky là về mặt thẩm mỹ, có lẽ nó là loài thú cưng đẹp nhất. Mọi người nhìn thấy một quả bóng bông nhỏ xinh đáng yêu và họ muốn nó. Họ không nhận ra rằng có lẽ họ đang mang về nhà một cơn ác mộng lớn nhất trên thế giới”.
Theo Larry, bản thân giống chó husky cũng rất khắt khe, chúng thường xuyên tìm kiếm sự chú ý, chúng rất buồn chán khi bị bỏ mặc và đến lượt chúng, chúng bắt đầu phá hủy khu vườn, xe hơi, bất cứ thứ gì chúng có thể kiếm được.
Larry chia sẻ: “Hầu hết mọi người không nhận ra rằng khi bạn nuôi một chú husky, bạn nên nuôi hai hoặc ba chú husky vì khi đó bạn có một bầy ở nhà và chúng liên tục bận rộn với nhau chứ không chỉ nằm dài một chỗ hoàn toàn buồn chán”.
Cho đến nay, trên diện tích xây dựng khu trại cho các con vật khoảng 2ha, Larry có khoảng 300 con vật, bao gồm 220 con chó sói, 50 con chó husky, chó lai sói và một số ít chó nhà được giải cứu từ khu vực xung quanh.
Để tìm thêm nguồn thu nhập cho việc chăm sóc các con vật, trạm cứu hộ HuskyRomi mở ra các chuyến tham quan và thậm chí là cơ hội tình nguyện sống và làm việc với các con vật với mong muốn người dân có thể hiểu thêm về loại động vật này.
Những chú chó trong trang trại rất yêu thích du khách và một số chú chó sói thân thiện và hiếu khách luôn “hú kêu gọi” du khách vào chuồng thăm mình. Dưới sự giám sát của Larry, du khách có thể vào các chuồng có các chú chó sói thân thiện. Tại đây, du khách có thể gặp gỡ, vuốt ve và chụp ảnh cùng tổ tiên của tất cả các giống chó.
Nam Phi: Một nhà hoạt động môi trường thiệt mạng do bị hà mã tấn công
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 13/8, Tổ chức Các công viên quốc gia Nam Phi (SANParks) cho biết đang tiến hành điều tra vụ việc một nhà quản lý cấp cao thiệt mạng sau khi bị hà mã tấn công.
Hà mã tại một vườn thú ở Colombia. Ảnh: AFP
Ông Kobus De Wet, làm việc cho đơn vị điều tra tội phạm môi trường (ECI) của SANParks, đã bị hà mã tấn công khi đang cắm trại tại Công viên quốc gia Kruger hôm 12/8. Theo người phát ngôn của SANParks Isaac Phaahla, ông De Wet đã gắn bó với tổ chức này hơn một thập kỷ. Trước đó, ông De Wet từng góp phần thúc đẩy nhiều vụ bắt giữ và kết án những kẻ săn trộm động vật hoang dã.
Hà mã chủ yếu là động vật ăn cỏ, nhưng rất hung dữ. Chúng được coi là loài động vật lớn nguy hiểm nhất châu Phi, cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn so với những động vật săn mồi ăn thịt khác như sư tử và cá sấu. Theo các nhà bảo tồn động vật hoang dã, loài hà mã đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ và động đến con cái của chúng. Với bộ hàm lớn cùng những chiếc răng dài 60 cm, hà mã có thể cắn nát thuyền của người dân, đồng thời rượt đuổi, kéo họ xuống đầm hoặc giẫm đạp khi có người tiến vào lãnh thổ của chúng.
Trước đó, hồi năm 2011, một nông dân ở Nam Phi đã thiệt mạng sau khi bị con hà mã do chính người này nuôi tấn công, dù trước đó đã được nhiều lần cảnh báo không bao giờ có thể thuần hóa được loài động vật hoang dã này.
Sân bay quốc tế OR Tambo đảm bảo an ninh trong ngày biểu tình 20/3 Ngày 19/3, ủy viên cảnh sát quốc gia Nam Phi - Tướng Fanie Masemola tuyên bố hành khách lên và xuống các chuyến bay tại sân bay quốc tế OR Tambo ở thành phố Johannesburg sẽ được đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra cuộc biểu tình trên toàn quốc do đảng đối lập Những chiến binh vì tự do kinh...