Nhật tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 3 tỉnh ngăn COVID-19
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura ngày 23-4 thông báo chính phủ sẽ áp đặt tình trạng khẩn cấp “ngắn và mạnh” tại thủ đô Tokyo, tỉnh Osaka và 2 tỉnh khác để hạn chế sự lây lan của virus corona.
Người dân đeo khẩu trang khi đi lại trên đường phố ở thủ đô Tokyo ngày 22-4 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát trở lại tại Nhật Bản – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, dự kiến Chính phủ Nhật Bản sẽ phê duyệt việc áp đặt tình trạng khẩn cấp, kéo dài từ ngày 25-4 đến 11-5, vào chiều nay 23-4 tại Tokyo và các tỉnh Osaka, Kyoto và Hyogo, những khu vực chiếm gần 1/4 dân số đất nước.
Tại các khu vực này, nhà hàng, quán bar và tiệm karaoke có phục vụ rượu sẽ phải đóng cửa, các sự kiện thể thao lớn phải tổ chức mà không có khán giả.
Video đang HOT
Các cửa hàng bách hóa và bán lẻ rộng hơn 1.000m 2 cũng phải đóng cửa. Chính phủ Nhật cũng yêu cầu các công ty phải chi phụ cấp nhiều hơn cho các nhân viên làm việc tại nhà.
“Chúng ta phải hạn chế việc đi lại của người dân, và phải làm điều đó một cách dứt khoát” – Bộ trưởng Nishimura nói trong cuộc thảo luận với các chuyên gia về các biện pháp chống dịch đã được đề xuất.
“Chúng ta cần các biện pháp mạnh, ngắn và tập trung” – ông Nishimura thêm. Bộ trưởng kinh tế Nhật cũng nhắc nhở mọi người “nhớ lại mùa xuân vừa qua và hãy ở nhà”.
Trong một diễn biến liên quan, một cảnh sát tham gia phục vụ lễ rước đuốc Olympic Tokyo ở Nhật đã trở thành người đầu tiên liên quan đến sự kiện thể thao này mắc COVID-19.
Cho tới nay Nhật Bản đã có khoảng 550.000 ca COVID-19, trong đó có 9.761 người đã chết. Hiện nước này đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới nhất với số ca nhiễm tăng vọt vì các biến thể dễ lây lan của virus corona, và cuộc khủng hoảng giường bệnh ở một số khu vực.
Trong khi đó, chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Nhật Bản đang diễn ra chậm chạp.
Chủ tịch IOC ủng hộ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach ngày 22/4 bày tỏ ủng hộ kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp mới tại thủ đô Tokyo, đồng thời khẳng định quyết định này không ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic sắp đến gần.
Biểu tượng Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo sau cuộc họp trực tuyến của Ban Điều hành IOC, ông Bach cho biết quyết định trên là cách ứng phó tích cực và phù hợp trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng, chỉ 3 tháng trước lễ khai mạc Olympic Tokyo ngày 23/7 tới. Ông khẳng định: "Nếu biện pháp này được áp dụng, tôi nghĩ sẽ hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận rất thận trọng của Chính phủ Nhật Bản, chính quyền thành phố Tokyo và tất cả các cơ quan chức năng của Nhật Bản".
Ông Bach cũng cho rằng đây chỉ là một "biện pháp đề phòng và được áp dụng trong thời gian giới hạn", đồng thời khẳng định biện pháp này "hoàn toàn phù hợp với chính sách tổng thể của chính phủ, nhưng không liên quan đến Olympic".
Theo một nguồn tin thân cận, Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 23/4 đối với thủ đô Tokyo và từ cuối tháng này đối với một số tỉnh miền Tây, dự kiến kéo dài 2 - 3 tuần.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 22/4 Nhật Bản ghi nhận ca đầu tiên có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong số những người có liên quan đến sự kiện thể thao này. Đó là một sĩ quan cảnh sát từng làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông trong hành trình rước đuốc Olympic ở miền Tây Nhật Bản tuần trước. Theo Ban tổ chức Olympic Nhật Bản, hiện chưa rõ viên sĩ quan cảnh sát này đã nhiễm virus khi nào và như thế nào. Sĩ quan nói trên đã điều khiển giao thông tại Naoshima, tỉnh Kagawa. Ông được xét nghiệm một ngày sau khi cảm thấy mệt mỏi.
IOC và ban tổ chức Olympic của Nhật Bản vẫn đang phối hợp để Olympic Tokyo được diễn ra vào mùa hè này, sau một năm phải hoãn lại. Trong khi các cuộc thăm dò cho thấy đa số người dân Nhật Bản phản đối tổ chức Thế vận hội trong năm nay, ông Bach cho biết IOC tin tưởng vào sự kiện này và lòng tin của IOC nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia y tế, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ông Bach cũng bày tỏ lạc quan rằng làng vận động viên sẽ "thực sự là một nơi an toàn cho mọi người" nhờ tỷ lệ tiêm phòng cao của các vận động viên và các biện pháp chống dịch được đưa vào sách hướng dẫn mà IOC, Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) và ban tổ chức Tokyo phối hợp soạn thảo. Ban tổ chức hiện đang phối hợp với các chuyên gia trên khắp thế giới để soạn thảo tập hai của cuốn sách trên, dự kiến ra mắt vào cuối tháng này.
Cũng tại cuộc họp trực tuyến nói trên, Ban điều hành IOC đã ủng hộ ý tưởng của Chủ tịch Bach về việc thêm từ "cùng nhau" vào câu khẩu hiện của Olympic. Như vậy, Olympic Tokyo sẽ có khẩu hiệu là "cùng nhau nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn". Mục đích của sự thay đổi này là kêu gọi tất cả các nước và khu vực trên thế giới đoàn kết với nhau. Dự kiến, phiên họp của IOC trong 3 tháng thời sẽ đưa ra một đề xuất thay đổi Hiến chương Olympic.
Hàn Quốc bác đơn kiện Nhật của 'phụ nữ giải khuây' Tòa án Hàn Quốc bác đơn kiện của 20 nô lệ tình dục trong Thế chiến II chống lại chính phủ Nhật Bản, với lý do Tokyo được hưởng "quyền miễn trừ chủ quyền". 20 nguyên đơn yêu cầu Tokyo bồi thường cho họ tổng cộng ba tỷ won (2,7 triệu USD) vì những đau khổ họ phải chịu trong Thế chiến II....