Nhất Toán quốc gia duy nhất: ‘Chăm là đủ’
Giải nhất Toán quốc gia duy nhất năm nay là Nguyễn Quang Rực, lớp 11 chuyên Toán, THPT Chuyên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
Nguyễn Quang Rực.
Luyện từ lớp 10
Những năm cấp 2 học tại Trường THCS Yên Phong, Bắc Ninh, Nguyễn Quang Rực đã nổi tiếng với “thâm niên” giải nhất toán.
Suốt 4 năm học, cậu đều đạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi của huyện. Nhưng “nỗi buồn” từ kỳ thi tỉnh đạt giải ba khiến Rực đặt ra cho mình quyết tâm phải học giỏi hơn nữa để chinh phục những kỳ thi toán cao hơn.
Sau khi thi đỗ vào lớp 10 khối THPT Chuyên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Rực đã đặt ngay mục tiêu trước mắt là sẽ đi thi học sinh giỏi quốc gia vào năm lớp 11.
Đơn giản, cậu nghĩ rằng, có chuẩn bị từ lớp 10, em mới có đủ thời gian cần thiết để ổn định kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi này. Và hơn nữa, trường nơi đang theo học có “truyền thống” vào đội tuyển quốc gia và đạt giải khi học lớp 11.
Có thể ví Rực là “mọt sách” vì hầu như không có thú vui, trào lưu nào ở ngoài có thể chinh phục được cậu trọn vẹn như sách. Và trong tất cả những loại sách, cho đến bây giờ, gắn bó nhất vẫn là những cuốn sách toán.
Video đang HOT
Với Rực, chỉ một cuốn sách giáo khoa là không thể đủ. Cậu đọc sách giáo khoa để lấy kiến thức cơ bản.
Nhưng bên cạnh đó là những cuộc “truy sách” trên mạng Internet. Những trang web chứa những cuốn sách toán hay như gigapedia.org, mathlinks.ro, mathscope thường xuyên được Rục “ghé thăm” để tải tài liệu. Rào cản ngôn ngữ từ những cuốn sách này không làm giảm lòng ham thích tìm tòi những kiến thức và dạng bài tập mới mẻ.
Rồi sách mượn từ bạn bè, từ thầy cô giáo cũng không ít. Cho đến bây giờ, Rục không nhớ nổi mình đã đọc khoảng bao nhiêu cuốn sách để có những kiến thức cho kỳ thi này.
Tuy vậy, khi nói về kết quả của mình, cậu học sinh giản dị này vẫn không nghĩ rằng giải nhất, tức là mình đã giỏi. Rục vẫn dành những lời ca ngợi cậu bạn cùng lớp với lý do: bạn ấy làm bài tập ít sai hơn em!
Muốn đạt giải quốc gia chỉ cần chăm học
Rực tin sự thông minh bắt đầu từ việc học tập chăm chỉ. Càng học chăm chỉ, sẽ càng thông minh hơn”. “Chỉ cần mình chăm chỉ thì những khuyết điểm bộc lộ trong quá trình học sẽ được khắc phục, và từ đó, bản thân sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để tiến bộ”.
Vì vậy, để đạt giải quốc gia, các bạn chỉ cần có lòng kiên trì theo đuổi đến cùng, chịu khó rút kinh nghiệm trong quá trình học tập.
Với niềm tin “cần cù bù thông minh”, Rực bỏ công rèn luyện thật nhiều dạng toán. Cậu quan niệm, càng chịu khó làm nhiều, nghiên cứu nhiều thì tư duy mới nâng cao lên được, cái “vốn” kiến thức đã có mới giàu để có thể vận dụng, đầu tư khi phải chạm trán với những dạng bài “không quen biết”.
“Sự sáng tạo thể hiện ở việc mình biết tìm ra mối liên quan giữa cái “vốn” sẵn có của mình với cái công trình người ta yêu cầu mình xây, từ đó mình tìm ra phương pháp giải hay nhất!”- Rực giải thích.
Đặc biệt, cậu không chủ quan với trí nhớ, mà sẵn sàng ghi chép lại những dạng bài toán khó, những cách giải hay đã đọc, đã tìm ra vào một cuốn sổ theo từng chương bài.
“Bất cứ khi nào kiến thức có ý định “chuồn” khỏi đầu em, em chỉ cần mở ra và nắm lại. Nhờ vậy, kiến thức mình đã học không trôi đi vô ích!”
“Em không phải là người có phương pháp học gì đặc biệt, chỉ là sự chuyên cần rèn luyện tư duy qua thực hành nhiều như vậy để có thành công” – Rực nói giản dị.
Cậu đánh giá cao kỳ thi quốc tế bởi em cho rằng, kỳ thi này đòi hỏi sự tư duy cao hơn rất nhiều. Vì vậy, ước mơ của Rực bây giờ là được đi thi kỳ thi quốc tế và chinh phục nó bằng huy chương vàng!
Với Rực, có lẽ tất cả thất bại là những bài học cần suy nghĩ và rút kinh nghiệm nghiêm túc, nhưng thành công lại là một điều không quá to tát để nói đến. Và cậu học trò quê Bắc Ninh giản dị này đang nuôi khát vọng du học, được tìm hiểu về một thế giới khác.
Nhưng sẽ trở về đất nước, bởi một điều cũng giản dị không kém: “Em nghĩ mình là người Việt Nam, trải nghiệm hai năm cấp 3 xa nhà làm em càng thấy nhớ nhà, nhớ bố mẹ và bạn bè hơn!”.
Theo Vietnamnet
Làm học sinh tiểu học ở tuổi 102
Một cụ bà 102 tuổi vừa trở thành học sinh tiểu học già nhất thế giới sau khi quay trở lại một trường học ở Trung Quốc. Đó là cụ bà Ma Xiuxian, sống ở Tể Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
"Học sinh" 102 tuổi Ma Xiuxian và các bạn trong lớp. (Ảnh: Ananova)
Tờ Qilu Evening Post cho biết cụ bà Ma đã bắt đầu làm việc ở một nhà máy sợi khi mới 13 tuổi. Cụ luôn mong mỏi có cơ hội được đến trường nhưng rồi cụ đã lấy chồng sớm, sinh con và bận rộn với việc nuôi con nên giấc mơ đó vẫn chưa thực hiện được.
Ngày 31/3 vừa qua, cụ Ma đến học buổi đầu tiên và cũng là buổi duy nhất như là một học sinh dự giảng tại Trường tiểu học Weisan Road.
"Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì cuối cùng tôi cũng có thể thực hiện ước mơ đi học ở độ tuổi này", cụ bà Ma cho biết.
Ông Yi Fengxin, 58 tuổi, con trai của cụ Ma cũng rất ủng hộ khi lần đầu tiên bà bước đến lớp 1 ở Trường tiểu học Weishan Road.
Trong buổi học, cụ Ma dùng máy trợ thính để đảm bảo có thể nghe rõ lời giáo viên và sử dụng kính lúp để hỗ trợ việc đọc sách giáo khoa.
Sau buổi học, cụ được yêu cầu nói vài lời và cụ đã trả lời: "Cảm ơn giáo viên! Cảm ơn các bạn học cùng lớp của tôi! Tôi sẽ học chăm chỉ và đóng góp cho đất nước này".
Cụ Ma Xiuxian ghi chép bài vở trong buổi học đầu tiên và duy nhất của mình tại Trường tiểu học Weisan Road ngày 31/3/210. (Ảnh: CFP)
Lấy chồng khi 18 tuổi, cụ Ma trở thành người phụ nữ chăm lo việc gia đình, nuôi 9 đứa con, trong đó 7 người con của cụ đã tốt nghiệp đại học.
Trường tiểu học Weishan Road đã mời cụ Ma đến trường sau khi biết được tham vọng bấy lâu của cụ mà cụ bày tỏ với một tờ báo địa phương.
Ông Yi giải thích: "Mẹ tôi còn bán cả đồ nữ trang của mình để cho chúng tôi ăn học và ước mơ lớn nhất của đời bà là một ngày nào đó chính mình sẽ được đến trường"
Cô gái 24 tuổi 5 năm đi học... bằng tay Không thể cứ nằm mãi với hai chân liệt, Liều dậy và tập di chuyển bằng cách... bò. Những ngày đầu mới tập di chuyển với đôi chân nay đã "vô cảm" quả là một cực hình đối với Liều Xỏ hai bàn tay vào đôi dép, trên lưng là chiếc cặp sách cũ, cô gái người Dao bò lê từng bước trên...