Nhật sẽ biến Senkaku/Điếu Ngư thành “pháo đài bất khả xâm phạm”
Trung Quốc liên tục điều tàu hải giám tới Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật buộc phải “tung” thêm nhiều vũ khí hiểm tới bảo vệ khu vực này.
Đáp lại việc tàu Trung Quốc xuất hiện với mật độ dày đặc, Nhật Bản đã quyết định chuyển 4 tàu khu trục Akizuki mang số hiệu 116 cũng đã được chính thức bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần dương vùng biển Hoa Đông.
Trước đó, để củng cố sức mạnh và biến Senkaku/Điếu Ngư thành “ pháo đài bất khả xâm phạm”, Nhật Bản đã có kế hoạch triển khai 10 chiếc tàu ngầm lớp Soryu. 5 trong 10 chiếc này đã được hạ thủy.
Tàu ngầm lớp Soryu do Nhật tự đóng.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm điện-diesel do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Kawasaki đóng cho Lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).
Tàu được trang bị 4 động cơ AIP, chu trình đóng Stirling, đây là một loại động cơ nhiệt hoạt động bằng cách nén vòng oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V25/25SB cùng với 2 động cơ điện chính để cung cấp điện năng cho tàu. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ 23,4km/h (khi nổi) và 36km/h (khi chìm), tầm hoạt động tối đa tới 11.300km (nếu chỉ chạy với tốc độ 12km/h.
Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với khả năng tự động hóa cao, gồm: radar trinh sát mặt nước ở độ cao thấp ZPS-6F; hệ thống định vị thủy âm Hughes/Oki ZQQ-7 bao gồm 1 gắn ở phía trước mũi tàu, 4 gắn ở sườn tàu và 1 hệ thống kéo rê phía sau; hệ thống chiến tranh điện tử ZLR-3-6; hệ thống phóng mồi bẫy đối phó với ngư lôi. Soryu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi HU-606 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi Type 89 và tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon. Hệ thống chiến đấu của tàu là hoàn toàn tự động.
Thủy phi cơ trinh sát U-2 của Nhật.
Ngoài vũ khí chủ lực này, Nhật Bản đang phát triển thủy phi cơ trinh sát US-2. Loại thủy phi cơ này có tầm hoạt động tới 4700km, bán kính tác chiến 2200km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở khu vực quần đảo Senkaku. Hiện, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt mua 14 chiếc làm nòng cốt trong lực lượng máy bay tuần tiễu và trinh sát chống ngầm của mình.
Thêm vào đó, ngày 26/3 vừa qua, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản mới tiếp nhận hai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-1 thế hệ mới đầu tiên. Theo dự kiến, chúng sẽ được triển khai ở Căn cứ Không quân Atsugi, Quận Kanagawa vào cuối tháng này.
Đây là loại máy bay do chính nước này nghiên cứu và chế tạo, dành riêng cho việc chống tàu ngầm và bảo vệ bờ biển Nhật Bản khỏi những kẻ thù xâm lược. Loại máy bay chống ngầm này được coi là khắc tinh của tàu ngầm Trung Quốc.
Mỗi chiếc P-1 có trị giá lên tới khoảng 210 triệu USD và được trang bị hệ thống ra-đa tân tiến cũng như thiết bị quan sát hiện đại. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, máy bay này có sức mạnh còn hơn cả máy bay P-3C của Mỹ.
Hồi giữa tháng 3 vừa qua, Nhật Bản tiếp nhận 6 chiếc máy bay tiếp liệu trên không KC-130R từng phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ trong khoảng 10-12 tháng tới. Tất cả số máy bay này hiện đang trải qua quá trình sửa chữa và nâng cấp theo yêu cầu của Tokyo tại trung tâm AMARG ở bang Arizona .
Trước đó, ngày 7/3, 4 tàu khu trục Akizuki mang số hiệu 116 cũng đã được chính thức bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần dương vùng biển Hoa Đông.
Trong tương lai, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản cũng sẽ được trang bị một số máy bay trinh sát- tấn công chống ngầm P-8A “Poseidon” của Mỹ, cùng lực lượng máy bay chiến đấu F-15 đồn trú tại các đảo gần đó.
Theo vietbao
Lên kịch bản xấu nhất
Nhật Bản và Mỹ đã lên kịch bản xấu nhất cho việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông giữa lúc Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu chiến của hải quân Mỹ và Nhật Bản trong cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông
Một giới chức Mỹ giấu tên ngày 20-3 cho biết, Mỹ và Nhật Bản đang thảo luận về kế hoạch phòng khi xảy ra trường hợp xấu nhất nhằm chiếm lại quần đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông nếu Bắc Kinh có hành động chiếm giữ. Một quan chức Lầu năm góc cũng xác nhận, đại diện Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang "lên kế hoạch cho các hoạt động" và cuộc thảo luận dự kiến sẽ hoàn tất vào mùa hè này.
Nhật báo Nikkei của Nhật Bản dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, nước này "có các kế hoạch khẩn cấp và đang thảo luận kế hoạch đó với các đồng minh". Liên quan tới kế hoạch này, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, có cuộc gặp với Tướng Shigeru Iwasaki, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, vào ngày 21-3 tới tại đảo Hawaii.
Các quan chức Mỹ cũng cho rằng, việc hai chính phủ Mỹ và Nhật Bản tính đến "tình huống xấu nhất" trong bối cảnh căng thẳng hiện nay trên Biển Hoa Đông là một điều "hết sức bình thường". Tuy nhiên, đây được cho là lần đầu tiên đồng minh chiến lược Mỹ-Nhật thảo luận và lên kế hoạch đối phó với cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông. Trước đó, hai nước đồng minh này chỉ mới có kế hoạch đối phó với khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hoặc tại eo biển Đài Loan.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc lên cao từ tháng 9-2012 sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa các đảo trong quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản hay Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc. Kể từ đó Trung Quốc liên tục cho các tàu và máy bay tiếp cận hải phận và không phận quần đảo, khiến lực lượng phòng vệ và tuần duyên Nhật đều phải điều tàu và máy bay ra ngăn chặn.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc thậm chí có lần bị đẩy tới ranh giới bùng nổ khi Nhật Bản cáo buộc tàu chiến Trung Quốc đã "khoá radar" - động tác trước khi nổ súng - vào một tàu khu trục của Nhật Bản ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi 2 tàu này chỉ cách nhau vài kilômét. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đến nay về chính thức vẫn bác bỏ cáo buộc trên dù một quan chức quân sự giấu tên của nước này đã thừa nhận.
Không chỉ đối đầu căng thẳng mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đang tăng cường binh lực quanh cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cuối tháng 1 vừa qua, Nhật Bản đã quyết định thành lập một đội đặc nhiệm gồm 10 tàu tuần tra mới cỡ lớn được trang bị trực thăng nhằm tăng cường khả năng giám sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Nhật Bản và Mỹ cũng từng dự định tiến hành tập trận đánh chiếm lại 1 quần đảo bị "kẻ thù" đánh chiếm song huỷ vào phút chót do không muốn gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc cũng đã được yêu cầu "tập trung sâu sát vào mục tiêu chiến đấu và giành chiến thắng". Thiếu tướng Bành Quang Khiêm của quân đội Trung Quốc tuyên bố với báo chí nước này: "Chỉ cần Nhật Bản bắn một phát đạn thì có nghĩa là Tokyo đã khai chiến. Trung Quốc sẽ không chờ đến phát đạn thứ hai mà lập tức phản công".
Theo ANTD
Hải quân Việt Nam và mục tiêu tuần tra hàng hải đường không Trong bối cảnhkinh tếbiển phát triển nhanh chóng cùng với đó là những diễn biến phức tạp trênBiển Đông,Hải quânViệt Namgấp rút hình thành khả năng tuần tra trên biển bằng đường không. Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các...