Nhật Philippines sẽ tập trận chung ở Biển Đông sau khi PCA ra phán quyết
Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận chung ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Tuần duyên Philippines trong một đợt diễn tập chống hải tặc
Nhật Bản và Philippines sẽ tập trận chung trong tuần này tại Vịnh Manila ngay sau khi PCA đưa ra phán quyết, các quan chức Philippines xác nhận vào ngày 11.7, theo chuyên san The Diplomat.
Vào năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên PCA, phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố phớt lờ phán quyết của toà, cho rằng PCA không có quyền tài phán.
Cuộc tập trận chung giữa lực lượng tuần duyên Nhật Bản và Philippines sẽ được tiến hành vào ngày 13.7, tập trung vào diễn tập cứu hộ, chống hải tặc và cướp có vũ trang trên biển. Theo thông cáo của lực lượng tuần duyên Philippines, đại diện của Mỹ, Úc cũng tham gia cuộc tập trận lần này với tư cách quan sát viên.
Philippines tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản trong những năm gần đây, và hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ thiết bị và công nghệ quốc phòng hồi đầu năm 2016.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gọi điện cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), “đe” rằng Mỹ đừng có mà “xâm phạm chủ quyền” của Trung Quốc trên Biển Đông, theo Tân Hoa xã.
Trong năm nay, Tokyo sẽ bắt đầu chuyển giao thiết bị quốc phòng Manila, bao gồm tàu tuần tra và máy bay trinh sát.
Trung Quốc lâu nay luôn phản đối việc Nhật Bản can dự vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông viện lý do Tokyo không có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 11.7 còn chỉ trích Tokyo “can dự quá sâu” vào vấn đề Biển Đông.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Trật tự châu Á và kịch bản nguy hiểm từ Trung Quốc
Nhiều kịch bản về phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết của Tòa trọng tài liên quan đến vụ Philippines kiện Bắc Kinh được các chuyên gia đưa ra.
Thử nghiệm mới với trật tự ở châu Á sau PCA
Ngày 10/7, The Straits Times dẫn lời Giáo sư Hugh White từ Đại học Quốc gia Australia nhận định, phán quyết của PCA ngày 12/7 về vụ Philippines kiện Trung Quốc sẽ là một thử nghiệm cho tất cả mọi người.
"Nó kiểm tra sự sẵn sàng của Trung Quốc hòng thách thức trật tự đã xác lập ở châu Á, sự sẵn sàng của Hoa Kỳ chống lại các thách thức đó, và sự tự nguyện của các thành viên ASEAN đứng lên chống lại sự phiêu lưu của Trung Quốc và ủng hộ Mỹ. Do đó căng thẳng sẽ gia tăng ở châu Á", ông Hugh White nhấn mạnh.
Giáo sư Hugh White cho rằng phán quyết của PCA ngày 12/7 về vụ Philippines kiện Trung Quốc sẽ là một thử nghiệm cho tất cả mọi người.
Theo vị Giáo sư, căng thẳng sẽ gia tăng trên Biển Đông như thế nào phụ thuộc vào cách Trung Quốc phản ứng với phán quyết của PCA.
Bắc Kinh có thể leo thang manh động bằng cách xây dựng đảo nhân tạo ở Scarborough, hoặc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
"Nếu Trung Quốc hành động như vậy, căng thẳng sẽ leo thang rất nhanh và rất nguy hiểm giữa nước này với Hoa Kỳ",vị Giáo sư nhận định.
Bên cạnh đó, Giáo sư Hugh White cũng khẳng định, rất khó giảm căng thẳng trên Biển Đông vì toàn bộ vấn đề này đã bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh sâu sắc hơn giữa Bắc Kinh và Washington về việc ai sẽ là đại diện chính ở châu Á trong những thập kỷ tới.
Phản ứng Trung Quốc sau phán quyết PCA
Trước thời hạn ngày 12/7, giới chuyên gia đều dự đoán Tòa trọng tài thường trực sẽ ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông của Philippines. Nhiều kịch bản về phản ứng của Bắc Kinh đã được đưa ra.
Chuyên gia Harry Kazianis, thuộc Trung tâm vì lợi ích quốc gia (Mỹ) đã đưa ra các khả năng Trung Quốc có thể chọn sau phán quyết của PCA về đường 9 đoạn vô căn cứ của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đầu tiên, Trung Quốc sẽ im lặng phớt lờ phán quyết và ra tuyên bố rằng Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Nếu lựa chọn cách này, Bắc Kinh có thể ngoài miệng tỏ ra tức giận với phán quyết nhưng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phi pháp.
Lựa chọn thứ hai có khả năng xảy ra cao nhất theo vị chuyên gia đó là Trung Quốc tuyên bố Vùng nhận diện phòng không ADIZ trên Biển Đông.
Trung Quốc đã bắn tín hiệu thiết lập ADIZ từ nhiều tháng trước nhưng các quan chức nước này trong những tuyên bố chính thức đều nói rằng Bắc Kinh không có kế hoạch lập ADIZ và điều này còn phụ thuộc vào tình hình trên Biển Đông. Tuy nhiên phán quyết bất lợi từ PCA có thể là cơ sở để Trung Quốc thay đổi ý định.
Nhiều kịch bản vụ Philippines kiện Trung Quốc sau phán quyết PCA được đưa ra.
Dù rằng Trung Quốc có thể không có khả năng lập một vùng ADIZ đầy đủ, tương tự như ở biển Hoa Đông, nhưng động thái này vẫn đủ thổi bùng căng thẳng tại Biển Đông và gây ra một cuộc khủng hoảng khu vực lôi kéo tất cả các bên vào cuộc. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể phản ứng mạnh thay vì chỉ gửi một vài máy bay B-52.
Trong khi đó, tờ The National Interest (TNI) của Mỹ đưa ra một giả thiết khác, đó là Trung Quốc sẽ tìm cách gây sự ở tất cả các điểm nóng ở châu Á.
TNI cho rằng, đây là một khả năng khác có thể xảy ra sau phán quyết của PCA sắp tới. Nếu cảm thấy AIDZ là chưa đủ, Bắc Kinh có thể đẩy vấn đề tới mức một dạng xung đột bằng cách gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á. Mục tiêu là nhằm chuyển trọng tâm chú ý ra khỏi Biển Đông.
Trung Quốc có thể tăng mạnh các cuộc tuần tra trên không và trên biển ở biển Hoa Đông nhằm chọc giận Nhật Bản. Hơn nữa, Bắc Kinh sẽ bắt đầu khai thác dầu và khí đốt tự nhiên ở khu vực này.
Trung Quốc cũng có thể sẽ cứng rắn hơn với Đài Loan bằng việc đưa ra hàng loạt quyết định như giảm mạnh lượng khách du lịch, giao dịch thương mai và đầu tư vào Đài Loan. Đây là những lĩnh vực mà hòn đảo tự trị này đang rất phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục.
Theo TNI, ông Tập Cận Bình nắm trong tay rất nhiều "quân bài" để gây khó dễ cho Đài Loan. Đó cũng là một lợi thế lớn để Bắc Kinh chuyển trọng tâm chú ý khỏi Biển Đông.
Một khả năng nguy hiểm khác được giới phân tích chỉ ra là Bắc Kinh sẽ chiếm Bãi cạn Scarborough. Đây là hành động chứa nhiều rủi ro và tranh cãi nhất. Mỹ đã nhiều lần phát tín hiệu cho biết sẽ không để yên nếu như điều đó xảy ra.
Hôm 16/6, cựu Đô đốc Hải quân Mỹ Dennis Blair cảnh báo, Trung Quốc không nên có bất kì hành động gây hấn nào trên Bãi cạn Scarborough.
Ông còn khẳng định, Trung Quốc sẽ phải đối đầu quân sự với Mỹ nếu tiến hành bồi đắp trên Bãi cạn Scarborough. Theo ông, nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ thua cuộc.
Theo TNI, sau phán quyết của PCA vào ngày 12/7 tới, châu Á sẽ phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng gia tăng nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động ngang ngược bất chấp các quy định luật pháp quốc tế.
Một kịch bản khác cũng được đánh giá là ít có khả năng xảy ra hơn cũng được đưa ra, đó là Trung Quốc giả vờ chấp nhận phán quyết của PCA nhưng tiếp tục hành động ngang ngược
Trung Quốc có thể tiếp tục bồi đắp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông, biến chúng thành các căn cứ quân sự, triển khai các loại vũ khí chống tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hiện đại, biến Biển Đông thành Khu vực từ chối tiếp cận/Chống thâm nhập (A2 / AD).
Theo Đất Việt
Biển Đông trước thời khắc lịch sử Sức ép của cộng đồng quốc tế ngày càng đè nặng lên Bắc Kinh trước khi tòa án quốc tế công bố phán quyết về vụ kiện Biển Đông vào hôm nay 12.7. Trong bài xã luận đăng trên số báo ngày 11.7, tờ The Bangkok Post cho rằng Trung Quốc luôn hành xử theo kiểu hiếp đáp láng giềng trong những năm...