Nhật kí coi thi của những người đẹp sinh viên
Khi trở thành giám thị, các “ người đẹp” sinh viên đi coi thi cũng có nhiều câu chuyện thú vị.
Á khôi cũng trượt như thường
Từng đạt giải Á khôi 1 trong cuộc thi sắc đẹp của trường với phần thi tài năng và ứng xử khá ấn tượng nhưng cô bạn sinh viên một trường có tiếng ở Hà Nội vẫn “trượt vỏ chuối” khi đăng kí tham gia công tác coi thi ĐH năm 2011.
Thí sinh làm thủ tục thi (Ảnh: VietNamNet)
Những tiêu chuẩn để trở thành giám thị của kì thi ĐH không mấy khắt khe. Chỉ cần là sinh viên năm thứ ba, có điểm trung bình chung học tập loại khá trở lên trong các kỳ học, có ý thức rèn luyện, kỉ luật tốt, không vi phạm nội quy của trường, ưu tiên cán bộ lớp.
Cô bạn thấy mình đủ các điều kiện trên nhưng không hiểu mình vẫn bị loại. “Khi biết mình bị loại khỏi danh sách, mình cảm thấy rất buồn vì hầu như ai cũng muốn được một lần làm giám thị. Có lẽ vì nhiều bạn đăng kí nên khoa chọn những bạn ưu tú nhất. Nhưng đây cũng là một trải nghiệm để mình hoàn thiện bản thân tốt hơn” – cô Á khôi chia sẻ.
Nói năng, đi đứng nhẹ nhàng để giữ hình ảnh cho trường
Được lựa chọn làm giám thị coi thi với hoa khôi Trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội – Trần Thị Gấm thực sự là niềm vinh dự và xen lẫn lo lắng, hồi hộp. “Lần đầu được đứng trong vai trò “cô giáo” coi thi là trải nghiệm đầy thú vị với Gấm.
Video đang HOT
Trần Thị Gấm (bên phải) chụp chung với bạn trong một chuyến đi chơi. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Gấm chia sẻ: “Đôi lúc trong phòng thi thấy buồn ngủ khủng khiếp, nhất là khi coi thi khối C, 3 tiếng đồng hồ chỉ ngồi, đi lại đôi chút và chỉ được nói vài ba câu. Tuy nhiên rồi mọi thứ cũng qua nhanh và may mắn là phòng em coi thi không có sơ suất gì xảy ra”.
Kỉ niệm nhớ nhất của Gấm trong lần coi thi ĐH năm 2010 đó là: “Hôm coi thi, cô giáo coi thi cùng đã giới thiệu với các bạn học sinh là: “Xin giới thiệu với các em, đây là chị Gấm, là Miss nhân văn 2009, chúc các em thi tốt để đỗ vào trường và có cơ hội gặp lại chị Gấm”.
Vì “được” giới thiệu như thế nên cả buổi hôm ấy em phải cố gắng đi đứng nhẹ nhàng, nói cười duyên dáng để giữ hình ảnh cho trường.
Làm “mặt lạnh” để không bị trêu đùa
Là hoa khôi nhưng đi coi thi thì không thể ăn mặc màu mè, kiểu cách. Gấm cười nói: “Trước hôm đi coi thi em đã phải đi sắm mấy bộ quần áo lịch sự, đứng đắn chút để mặc. Nếu không trông nhí nhố quá các em lại không sợ”.
Thường là trong mấy hôm đó em mặc áo sơ mi trắng và sơ vin, đi dép cao gót. Các em cứ thì thầm, sao chị kia cao thế nhỉ? Bị “nhìn trộm” thế thôi chứ thí sinh không em nào dám cất lời trêu “cô giám thị” có gương mặt “Hít-le” là em cả”.
Về chuyện kỉ luật phòng thi, Gấm cho biết: “Thi thoảng có những bạn trao đổi bài với nhau. Điều này khó tránh được. Khi ấy em thường chỉ nhắc nhở thôi. Và các em sau đó cũng đã tập trung vào bài làm”.
Năm 2011 lần đầu tiên Thu Thủy, SV ĐH Kinh tế Quốc dân HN được chọn đi coi thi ĐH. Được bạn bè khen xinh xắn, dễ thương và bản thân cô bạn cũng ý thức được chuyện bị trêu đùa hay dằn mặt trong phòng thi rất có thể xảy ra.
Theo Thu Thủy: “Quan trọng là từ áo quần, dáng đi, điệu bộ, lời nói của mình nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát và phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định phòng thi. Trước khi coi thi, nhiều anh chị khóa trước cũng đã có trao đổi kinh nghiệm với chúng em nên em tin mình hoàn toàn đủ tự tin để ứng xử trước những tình huống như vậy”.
3 buổi thi trôi qua nhanh chóng và với Gấm cũng như nhiều giám thị sinh viên kỉ niệm ngày đầu tiên làm cô giáo thật vui và đáng nhớ.
Theo VNN
HS chép, quay bài: Giằng xé bắt hay thả
Mâu thuẫn giằng xé: thả cho HS qua hay làm nghiêm để việc dạy học thuận lợi như một vòng luẩn quẩn, một mớ bòng bong không thấy lối thoát. Cuối cùng, cô đành ngậm ngùi làm theo xu hướng chung, dòng chảy chung là "đi coi thi như đi xem các em thi".
Đã học đến lớp 12 thì cho đỗ!
Tốt nghiệp năm nay có đến 54/63 tỉnh, thành đạt kết quả đỗ trên 90%. Tỉnh thấp nhất là Đắc Nông cũng đứng ở mức 81%. Đặc biệt, hệ GDTX, tỉnh Quảng Bình đạt tỷ lệ đỗ 100%. Nhìn kết quả này, các HS phấn khởi nhưng giáo viên thì buồn... ngậm ngùi.
Một cô giáo đi coi thi và chấm thi, xin được giấu tên mới dám bộc bạch những trăn trở của mình. Cô thấy buồn! Buồn lắm! Buồn vì cô và các đồng nghiệp buộc phải "thương" HS mà "thả" cho các em được quay bài, chép bài tràn lan với mục đích cho qua để các em có được tấm bằng tốt nghiệp. Buồn vì nếu thi cử dễ như vậy HS sau này sẽ không chịu học và thầy cô không biết dạy ra sao. Buồn vì nếu kết quả không thực chất sẽ ảnh hưởng đến "nguyên khí" nước nhà mai sau...
Thí sinh làm bài trong kỳ thi THPT. Ảnh: Văn Chung
Cô là một giáo viên dạy Toán được đánh giá là có uy tín trong trường. Do đó, việc ôn tập cho HS lớp 12 hàng năm ít khi nào cô được đứng ngoài cuộc. Vì thế, cô hiểu lắm lực học của HS. Nếu HS học được thì giáo viên không cần nhắc nhở, các em đã có ý thức tự giác để lo lắng học tập. Còn một bộ phận HS không thể nào "nhồi" được kiến thức vào đầu, do đã "rỗng" từ những lớp dưới.
Những em học yếu, kém, giáo viên vài năm kinh nghiệm ôn luyện đều có thể đánh giá đi thi khó mà đậu. Biết vậy, nhưng trong sâu thẳm, cô lại mong các em có thể chép được bài để vượt qua ải cuối cùng của thời học sinh.
Đó là suy nghĩ: "Nếu siết chặt chất lượng giáo dục thì phải là cả một quá trình từ trước đó. Còn đã lên được đến lớp 12 rồi thì thôi (tặc lưỡi) cho qua vậy!".
Sau 12 năm cắp sách, các em bị đánh trượt. Gia đình các em sẽ buồn lắm! Còn các em, trong đó có nhiều em cũng ngoan ngoãn nhưng do năng lực có hạn nên chỉ học được đến đây, rất cần một tấm bằng để xin việc phổ thông.
Tâm lý "thương" HS đó đã khiến cô và nhiều đồng nghiệp coi thi "rộng rãi" hơn. Nhất là lại không còn đội ngũ thanh tra uỷ quyền của Bộ thì việc này được thực hiện càng dễ dàng.
Dễ dàng theo kiểu coi thi để HS quay bài, chép bài không quá ồn ào, lộ liễu. Khi thấy đoàn kiểm tra đi qua thì phải trật tự. Nếu chẳng may cô có "lỡ nhìn thấy" em nào mở tài liệu thì sẽ nhắc nhở, thu lại không cho sử dụng và "không lập biên bản". Em mất tài liệu không tự làm được bài có thể "rón rén" quay sang chép bài của bạn.
Tuy nhiên, đó còn là mức độ nhẹ và nhìn có phần trật tự. Cô kể, các bạn cô đi coi thi ở một số hội đồng GDTX, có những cán bộ đi thi còn không biết đường chép bài. Hoặc có phòng thi đành phải vứt bài vào cho HS vì cả phòng chẳng có ai làm được bài.
Cô bộc bạch: "Tôi cảm thấy thực chất kỳ thi này là làm cho đủ quy chế, chứ không phải cho nghiêm túc và đạt chất lượng. Chúng tôi đi coi thi, thực chất là đi xem các em thi thì đúng hơn".
Cô nghĩ, nhiều đồng nghiệp khác cũng làm như vậy. Vì khi chấm thi, không quá khó khăn để biết rằng bài của em này, em kia là đi chép. Biết vậy, nhưng lại "tặc lưỡi" bỏ qua lần nữa. Thậm chí, còn cố gắng "gạn" đến mức tối đa để HS có điểm.
Mơ hồ mâu thuẫn
"Thả" coi thi, rộng tay chấm, đương nhiên kết quả cao. Kết quả đỗ cao mà không thực chất, hệ quả là, quay trở lại nhà trường giảng dạy sẽ gặp khó khăn khi HS biết "thi là đỗ" sẽ không chịu học. Cô lại mong, trong trường có vài em trượt để những lớp sau nhìn vào nghiêm túc học hơn. Nhưng rồi lại nghĩ, đã học đến lớp 12 rồi còn đánh trượt (!)
Cứ như vậy, một vòng luẩn quẩn mà cô và các đồng nghiệp cảm thấy thật "bùng nhùng", không biết làm sao cho đúng. Cuối cùng, đành ngậm ngùi cuốn theo dòng chạy chung, rằng cho lớp này qua để đón lớp khác lên.
Theo cô, nếu thi cử thế này, Bộ nên phổ cập cho HS đến lớp 12. Cho đỗ tốt nghiệp và để các em đọ sức với nhau ở kỳ thi vào ĐH.
Cô cũng biết nhiều người sẽ lo ngại nếu không thi HS sẽ không chịu học. Nhưng theo cô, Bộ có thể giao trách nhiệm về cho các trường tổ chức thi và xét tốt nghiệp. Còn Bộ xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá.
Cô cho rằng, có thể, nơi này nơi kia, cách này cách khác, một số người sẽ tìm cách tiêu cực, nhưng không nhiều và sẽ khó khăn hơn so với tiêu cực, lộn xộn của thi tốt nghiệp này. Vì để được xét tốt nghiệp, mỗi HS phải qua "ải" của khoảng chục thầy cô giáo bộ môn. Không dễ gì "xin điểm" trót lọt được cả từng đó thầy cô. Trong khi, trong mỗi nhà trường, bản thân các thầy cô giáo đã có sự "giám sát" nhau chặt chẽ.
Hơn nữa, nhà trường cũng phải làm nghiêm túc để giữ danh tiếng. Giáo viên, ngoài trách nhiệm người thầy, còn phải làm thực chất để được dạy thực, để được nói HS nghe, HS biết chịu học.
Nghĩ thế, nhưng sao cô thấy điều đó cũng thật xa vời, mơ hồ khi chất lượng giáo dục chưa được khẳng định từ gốc lên.
Theo VNN
Hai giáo viên 'giáp lá cà' trong giờ coi thi Do có mâu thuẫn nên hai giáo viên dạy môn Toán của một trường cấp ba ở Sóc Trăng lao vào nhau "giáp lá cà" tại phòng hội đồng nhưng được đồng nghiệp can ngăn kịp thời. Chiều 25/4, hai thầy giáo dạy toán khối lớp 10 trường THPT Lê Lợi (TP Sóc Trăng) là Nguyễn Minh Đăng Khôi và Huỳnh Thanh Triều...