Nhật, Indonesia lo ngại hoạt động bồi đắp phi pháp trên Biển Đông
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch quốc hội Indonesia Setya Novanto ngày 12.11 đã trao đổi quan điểm về hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ quan ngại đối với hành động của Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông – Ảnh: Reuters
Kyodo News đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch quốc hội Indonesia Setya Novanto ngày 12.11 đã có cuộc hội đàm tại văn phòng Thủ tướng Abe ở thủ đô Tokyo. Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về tình hình Biển Đông. Khi đề cập tới hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ quan ngại đối với hành động đơn phương cố tình làm thay đổi hiện trạng tại khu vực Biển Đông.
Theo Kyodo News, phát biểu của ông Abe có thể ngầm hiểu là một sự chỉ trích đối với hoạt động của Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhằm thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản cũng cho rằng các nước thành viên ASEAN cần đưa ra một thông điệp thống nhất đối với vấn đề Biển Đông, đồng thời kêu gọi Indonesia tham gia tích cực vào nỗ lực đó.
Về phần mình, Chủ tịch quốc hội Indonesia đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả và đóng góp tích cực của Nhật Bản đối với hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Cũng trong cuộc gặp này, vấn đề mua bán trang thiết bị quân sự và hợp tác quốc phòng giữa hai nước cũng được đề cập. Ông Novanto cho biết Indonesia đang xem xét kế hoạch mua thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ trên biển.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Hiểm họa nếu Trung Quốc đưa tên lửa và thiết bị tình báo đến đảo nhân tạo
Nếu Bắc kinh đưa tên lửa và thiết bị tình báo đến Trường Sa, các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn có nguy cơ bị đặt trong tầm giám sát và tấn công của vũ khí, khí tài Trung Quốc.
Video đang HOT
Đã có nhiều thảo luận về khía cạnh pháp lí và địa chính trị đối với hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, báo cáo hồi tháng 9 trước Quốc hội Mỹ của Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, đã cho thấy rõ hơn mối đe dọa về mặt quân sự với Mỹ mà các công trình xây dựng của Trung Quốc tạo ra.
Ông Harris đã nêu chi tiết giá trị sử dụng về mặt quân sự của các cơ sở cùng đường băng 3.000 m trên ba đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng.
Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Trong khi đó, trợ lí bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách an ninh châu Á - Thái Bình Dương David Shear nhấn mạnh mối đe dọa từ "việc nâng cấp khả năng quân sự, như việc đồn trú thường trực các đơn vị không quân chiến đấu, hoặc thiết lập tên lửa đất đối không, chống hạm, cũng như tên lửa đạn đạo trên các thực thể bị cải tạo".
Vậy bản chất mối đe dọa quân sự tiềm tàng Trung Quốc đặt ra là gì, và nó ảnh hưởng gì tới khu vực?
Quân sự hóa
Bonnie S. Glaser và John Chen từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết trên The Diplomat rằng, Trung Quốc có một loạt lựa chọn để quân sự hóa các cơ sở nước này xây dựng trên Biển Đông. Những khả năng này bao gồm triển khai các thiết bị tình báo, giám sát, trinh sát (ISR) tới các hệ thống tên lửa, để gia tăng khả năng phô diễn sức mạnh, với chi phí, lợi ích và mức độ leo thang khác nhau.
Việc triển khai các thiết bị ISR tới các thực thể sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng theo dõi tình hình tại khu vực nước này tranh giành chủ quyền với nước khác. Radar giám sát tầm xa có thể phát hiện các tàu và máy bay từ khoảng cách 320 km, tính từ các cấu trúc Trung Quốc kiểm soát. Máy bay tuần tra biển Y-8X của Trung Quốc khi cất cánh từ đường băng trên đá Chữ Thập có thể định vị và theo dõi các tàu, máy bay hoạt động cách xa đó 1.600 km. Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam, Malaysia và Philippines có thể nằm trong tầm theo dõi của máy bay Trung Quốc.
Tuy những hoạt động này sẽ không trực tiếp đe dọa lực lượng quân sự các nước khác, thông tin tình báo chúng thu thập được có thể dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích.
Các hệ thống tên lửa Trung Quốc, một khi được triển khai tới các đảo nhân tạo, có thể làm tăng mạnh rủi ro cho chiến dịch quân sự của các quốc gia khác. Chúng trở thành mối đe dọa rõ ràng hơn về mặt quân sự cho cả những bên mà Trung Quốc tranh giành chủ quyền.
Quân đội Trung Quốc trong 20 năm qua đã nỗ lực cải thiện đáng kể sức mạnh của tên lửa, và nước này hiện triển khai nhiều tên lửa hành trình đất đối không và đối hạm trong hải, lục và không quân.
Các tên lửa phòng không như HQ-9 và S-300 PMU-1 có thể phá hủy máy bay trong khoảng cách 150 - 200km, trong khi các tên lửa hành trình chống hạm phóng từ mặt đất YJ-62 và YJ-83 có tầm hoạt động bao phủ phần lớn Biển Đông, đủ khả năng hạ mục tiêu cách các thực thể Trung Quốc chiếm đóng 120 - 400km. Mối đe dọa từ tên lửa sẽ khiến các cường quốc khu vực phải cân nhắc khi điều động tàu hoặc máy bay vào khu vực khi Bắc Kinh không chịu đồng ý.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể dùng các đảo nhân tạo mới bồi đắp để tăng cường sức mạnh vươn ra khắp khu vực. Các đường băng và cơ sở trên đá Chữ Thập và Vành Khăn có thể là điểm trung chuyển và tiếp tế cho các tàu và máy bay quân sự Trung Quốc, vốn không có tầm hoạt động phù hợp để vận hành an toàn trên Biển Đông.
Việc điều các máy bay tiếp dầu tới đóng trên các đảo nhân tạo cũng mở rộng mạnh mẽ tầm tuần tra của máy bay quân sự Trung Quốc trong khu vực. Nếu phi cơ ném bom chiến lược H-6K được đưa tới đây, các quốc gia ở xa như Australia cũng sẽ nằm trong tầm với của không quân Trung Quốc.
Việc đưa khí tài tới đồn trú thường xuyên tại đá Chữ Thập và Vành Khăn sẽ rất tốn kém và là thách thức về hậu cần, nhưng đem đến lợi ích rõ ràng cho quân đội Trung Quốc. Lâu nay, quân đội Trung Quốc vẫn bị xem là hạn chế trong khả năng phô diễn sức mạnh.
Một lần thử tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: Want China Times
Tác động
Bản chất và hình thức quân sự hóa của Trung Quốc sẽ cho thấy rõ ràng sự áp đảo về quân sự của họ trên Biển Đông so với các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn khác. Các quốc gia còn lại không có thiết bị đối kháng tân tiến, và cũng không sở hữu các thiết bị ISR đủ mạnh để thách thức nếu Trung Quốc đưa tên lửa tới các đảo nhân tạo.
Quan trọng hơn, ngay cả khi các nhà hoạch định quân sự khu vực sở hữu những tên lửa có tầm bắn tương đương, độ hữu ích của chúng cũng giảm nhiều do thiếu các trang thiết bị ISR đủ mạnh và ổn định để cung cấp thông tin về mục tiêu.
Malaysia chỉ có một vài máy bay tuần tra biển Beech 200 và các chiến đấu cơ trinh sát RF-5E Tigereye là những hệ thống có khả năng ISR tốt nhất trong khu vực. Nhưng đây sẽ là những mục tiêu dễ dàng cho các tên lửa phòng không loại thường của Trung Quốc, chưa nói tới các hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại như HQ-9 hay S-300.
Tóm lại, không bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn nào có được hệ thống nhận biết trên biển hiệu quả cũng như vũ khí cần thiết để đối trọng Trung Quốc, mà không đặt các chiến đấu cơ, tàu nổi và nhân sự của mình trong tầm bắn của tên lửa phòng không và đối hạm của Bắc Kinh.
Các con đường quân sự hóa Trung Quốc có thể chọn dường như đều "đáng đồng tiền bát gạo". Việc xây dựng đảo nhân tạo từ các bãi đá ngầm và rạn san hô, đồng thời xây đường băng là phần tốn kém nhất trong dự án. Quá trình triển khai radar, máy bay giám sát, hoặc các tên lửa đối hạm và phòng không có thể sẽ ít tốn kém hơn.
Trái lại, theo dánh gái của Glaser và Chen, bất kỳ nỗ lực quân sự nào để vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của Trung Quốc sẽ tốn kém hơn cả về mặt tài chính và con người. Tên lửa hành trình Trung Quốc có tầm bắn xa hơn hầu hết các vũ khí đối kháng khác, ngoại trừ những loại đắt nhất. Những cuộc diễn tập gần đây cho thấy các hệ thống tên lửa đất đối không của Trung Quốc khi được kết hợp và tập trung lại cho thể kháng cự tất cả, trừ lực lượng không quân hàng đầu.
Dù không quân Mỹ và vũ khí đối kháng của họ có thể áp chế các cứ điểm của Trung Quốc trên đảo nhân tạo, khoảng cách rất xa mà Mỹ phải đối mặt khi triển khai lực lượng từ nước mình hoặc các căn cứ tiền tiêu, vẫn khiến những thách thức quân đội Trung Quốc có thể đặt ra trên Biển Đông phải được chú ý hơn.
Những đường băng Trung Quốc xây dựng, cùng với cấu trúc phòng thủ trên các đảo nhân tạo là chưa từng có trong hai năm trước. Việc nước này phủ nhận quá trình quân sự hóa là đáng ngờ. Các đường băng giúp tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trong thời bình, và tạo ra những căn cứ quân sự dự phòng có thể giúp tăng sức mạnh trong thời chiến.
Việc xem xét lướt qua các lựa chọn quân sự hóa cho thấy lo ngại của giới chức Mỹ về khả năng Trung Quốc tăng cường hành động quân sự là có cơ sở. Bất kỳ hành động quân sự hóa nào của Bắc Kinh cũng sẽ chỉ có tác dụng hạn chế với Washington, nhưng lại tạo thế thượng phong về quân sự cho Trung Quốc trước các quốc gia láng giềng. Đồng thời, việc này cũng làm tăng nguy cơ xung đột, khiến Mỹ phải nhập cuộc.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Nỗ lực lâu dài của Mỹ ở Biển Đông Mỹ phải đưa tàu hải quân vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa. Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc chuẩn bị xây đường băng ở đá Vành Khăn thuộc Trường Sa của VN - Ảnh: Reuters Đó là lời kêu gọi do Chủ...