Nhật – Hàn triển khai tiêm kích chặn máy bay ném bom của Nga
Máy bay chiến đấu Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất kích để ngăn chặn khi chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95 MS của Nga đi vào không phận biển Nhật Bản và biển Hoa Đông.
Theo Reuters, Không quân Nhật Bản và Hàn Quốc hôm 27/11 đã lần lượt xuất kích ngăn chặn một máy bay ném bom chiến lược Tu-95 MS của Nga trên vùng biển quốc tế tại biển Nhật Bản và biển Hoa Đông.
“Trong chuyến hành trình, máy bay Tu-95 MS đã được hộ tống bởi 2 máy bay F-15 và F16 (của Hàn Quốc) và máy bay F-2 (của Nhật Bản)”, truyền thông hãng thông tấn TASS trích dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Máy bay tiêm kích F-15 của Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Vụ việc hôm 27/11 là cuộc va chạm mới nhất giữa không quân Nga và không quân hai nước láng giềng trên vùng trời khu vực Đông Bắc Á trong năm 2019.
Hôm 23/7, một nhóm 2 máy bay ném bom Tu-95 và máy bay thám sát Beriev A-50 của Nga đa xâm nhập vùng nhận diện phòng không Hàn Quốc mà không thông báo trước. Chiếc Beriev A-50 thậm chí đi vào không phận gần quần đảo Dokdo/Takeshima, hiện do Seoul kiểm soát, nơi cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền.
Hàn Quốc đã triển khai máy bay F-16 ngăn chặn và bắn 360 phát đạn cảnh cáo về phía chiếc Beriev A-50, trong khi Nhật Bản cũng điều động 2 máy bay tiêm kích ngăn chặn nhóm máy bay của Nga xâm nhập khu vực.
Mới đây, Bộ Tổng tham mưu Hàn Quốc cho biết 6 máy bay quân sự Nga đã đi vào vùng nhận diện phòng không nước này hôm 22/10. Hàn Quốc cũng đã phải cử máy bay tiêm kích ngăn chặn nhóm máy bay của Nga trong vụ việc.
Theo news.zing.vn
Dùng F-16 để thử S-400 : Thổ Nhĩ Kỳ đang thách thức đồng minh?
Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Mỹ nổi giận và cho rằng, đồng minh Ankara đã vượt quá "lằn ranh đỏ" cho phép.
Hai ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng dòng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất và các máy bay khác thuộc lực lượng không quân nước này để thử hệ thống radar của tổ hợp phòng không S-400 mua từ Nga. Động thái này đã khiến Mỹ nổi giận, cho rằng đồng minh Ankara đã vượt quá "lằn ranh đỏ" cho phép.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay F-16 do Mỹ sản xuất để thử hệ thống radar của S-400 khiến Mỹ nổi giận. Ảnh: The Drive
Dù Nga đã bàn giao lô S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7, song Mỹ đến nay vẫn chưa từ bỏ ý định thuyết phục đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ bản hợp đồng mua bán hệ thống phòng không với Nga. Thậm chí, mới đây, giới chức ngoại giao Mỹ còn đề xuất, Thổ Nhĩ Kỳ nên trả lại Moscow lô S-400 đã bàn giao để tránh bị Mỹ trừng phạt và cấm vận.
Tuy nhiên, đáp lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vẫn khẳng định: "Chúng tôi đã nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống phòng không của Nga là không cần thiết. Hai bên cần phải tìm ra giải pháp cho thực tế này. Thêm vào đó, nếu Mỹ vẫn nhất quyết 'không nhượng bộ' về việc bán dòng máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ phải tìm kiếm một giải pháp thay thế".
Ngay sau lời khẳng định của Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cũng đã lên tiếng xác nhận việc nước này đang kích hoạt và bắt đầu sử dụng hệ thống phòng không S-400. Theo ông, nhiều quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đang được huấn luyện, để sử dụng hệ thống phòng không mới này.
Trong khi, Thị trưởng Ankara cũng tiết lộ, trong ngày 25-26/11, các dòng máy bay chiến đấu của nước này, bao gồm cả F-16 do Mỹ sản xuất và 1 số loại máy bay đang được NATO sử dụng đã xuất hiện trên bầu trời Ankara, nhằm thử nghiệm hệ thống phòng không mới. Một số hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực khẳng định, hệ thống phòng không được thử nghiệm đó chính là S-400. Theo giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyến bay thử nghiệm hệ thống phòng không được thực hiện ở cả tầm bay thấp và cao và hệ thống S-400 đã không để lọt bất kỳ chuyến bay nào.
Trước việc Thổ Nhĩ Kỳ dùng dòng máy bay Mỹ sản xuất để thử nghiệm S-400, Thượng Nghị sĩ Mỹ Christopher Van Hollen cho rằng, Ankara đã đi quá "lằn ranh đỏ". Theo ông, với động thái này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo nhà lập pháp Mỹ này, luật pháp hiện hành Mỹ sẽ buộc Tổng thống Donald Trump phải áp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ, dù muốn hay không. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng phải đối chất với Thổ Nhĩ Kỳ về những vi phạm "vùng an toàn" mới nhất của họ cũng như các cuộc tấn công chống lại người Kurd tại Syria- một đồng minh của Mỹ.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang rất căng thẳng, song vẫn còn nguy cơ có thể bị tổn hại hơn nữa, khi hãng thông tấn RIA của Nga hôm nay đưa tin, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào nửa đầu năm 2020 còn có thể ký thêm hợp đồng mua bán tổ hợp phòng không S-400 mới, với nhiều ưu đãi./.
Theo Đình Nam/VOV1
Tổng hợp
S-300 có còn "im lặng đến khó hiểu" trước đòn tấn công của Israel khi đã được hoàn tất lắp đặt? Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga S-300 đã được lắp đặt hoàn thiện và được cho là sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, khi S-300 đã được hoàn tất lắp đặt, liệu các cuộc tấn công của Israel vào Syria có bị đẩy lùi bởi vũ khí này hay không vẫn là câu hỏi cần thời gian trả lời. Theo AMN,...