Nhặt được một bức thư bỏ trong chai khi dọn rác trên biển và gửi hồi đáp, ông cụ bỗng nhận được hơn 20 triệu
Bức thư được một tạp chí công nghệ thả xuống biển, họ cũng không ngờ sẽ có người nhặt được và phản hồi.
Ông Henry Anderton, 76 tuổi, vừa giành được khoản tiền 1.000 đô la Mỹ (khoảng 23 triệu VNĐ) vì đã tìm thấy một cái chai thủy tinh, bên trong có đựng một bức thư bị vứt trên Đại Tây Dương.
Ông Henry Anderton
Xuất hiện trên bờ biển phía tây của đảo Shetland sau khi được Emmanuel Goldstein thả xuống từ tháng 12/2018, khi ông này đi từ New York tới Southampton trên con tàu Queen Mary II. Ông Goldstein, biên tập viên của tạp chí công nghệ 2600 nói trong thư rằng đội ngũ của ấn phẩm này sẽ cực kỳ “kinh ngạc” nếu có ai đó tìm thấy nó.
Ông Anderton là người may mắn để ý đến nó khi đang thực hiện công việc dọn dẹp bờ biển của mình vào ngày 02/02 ở bãi Littlelure. Ông nói: “Mỗi tháng, tôi ra biển ít nhất 1 lần, có khi là thường xuyên hơn để dọn dẹp bãi biển. Hôm đó, tôi đi ngang qua và phát hiện cái chai có bức thư ở bên trong, tôi đem nó về nhà và lấy ra đọc”. Ông cụ cho biết bức thư cùng với cái chai đã lênh đênh trên biển được 1 năm 1 tháng.
Video đang HOT
Bức thư đựng trong chai của tạp chí công nghệ 2600
Ông Anderton đã sống ở Shetland được 50 năm, sau khi đọc bức thư, ông đã viết lời hồi đáp gửi đến họ. Ông Goldstein lúc đó đã khá bất ngờ sau khi có người gửi email nói rằng đã tìm thấy cái chai của mình, ngay đến cả người gửi cũng không thể ngờ được rằng nó lại có người nhặt được, ông cho rằng đây là một điều phi thường. Tờ tạp chí này cũng đưa ra đề nghị quyên góp 1.000 đô la Mỹ cho quỹ từ thiện do ông Anderton chọn và lựa chọn của ông cụ là tổ chức bảo vệ môi trường đến từ Hà Lan có tên The Ocean Cleanup.
(Nguồn: Metro)
Theo Trí Thức Trẻ
Virus corona ở Hàn Quốc: Rơi lệ vì tâm thư của GĐ Sở Y tế Daegu
Giữa lúc tâm bão dịch virus corona đang bùng phát mạnh ở Hàn Quốc, bức tâm thư của Giám đốc Sở Y tế Daegu đã khiến hàng triệu triệu người dân rơi lệ: "Mùa Đông giá rét đến mấy cũng không ngăn được mùa Xuân ấm áp tới. Chúng ta nhất định chiến thắng trong trận chiến này! Daegu sẽ đón mùa Xuân tràn đầy nhiệt huyết! Cố lên,Daegu!..."
"Trước ngày 18 tháng 2, khi bệnh nhân thứ 31 bị phát giác, Daegu luôn là một thành phố trong sạch, chưa bao giờ là rơi vào tình trạng cứu nạn khẩn cấp quốc gia. Các tuyến phố trung tâm luôn nhộn nhịp, đông đúc và náo nhiệt. Tuy nhiên hình ảnh của thành phố đã thay đổi hoàn toàn khi bệnh nhân thứ 31 được phát hiện và tăng đến 34 người bị nhiễm virus Corona chỉ sau 2 ngày. Thậm chí chúng tôi không có thời gian để lo lắng về các của hàng bị đóng cửa, hay các tuyến phố, con đường không một bóng người. Chúng tôi phải tập trung giải quyết bài toán về nhân lực y tế, giường bệnh, kiểm tra đối tượng nghi ngờ...
Các bác sĩ ở Daegu chiến đấu không ngừng nghỉ để ngăn virus corona.
Số người nhiễm virus Corona cần cách ly tăng ngoài dự đoán, số người nghi ngờ bị nhiễm không có dấu hiệu dừng lại, đây là thời điểm khẩn thiết để tìm một phương án giải quyết tình hình ngày càng xấu này. Đặc biệt, thấy được sự nỗ lực và cố gắng của đội ngũ y bác sỹ ở các bênh viện đa khoa, các phòng cấp cứu, chúng tôi cần sự tham gia của đội ngũ y tế vào công tác chống dịch hơn bao giờ hết.
Tôi cảm thấy vô cùng có lỗi khi kêu gọi các y bác sỹ hoạt động tình nguyện, vì tôi hiểu ai cũng có chức trách bổn phận riêng của mình. Nhưng thực sự không còn con đường nào khác. Tôi đã viết thư, kể rõ tình hình và kêu gọi sự giúp đỡ của họ.
Và chính tôi cũng thấy mình cần phải có trách nhiệm và thực hiện hoạt động tình nguyện. Tôi đã dùng ngày nghỉ phép của mình để đi đến bệnh viện nơi cách ly của thành phố. Nơi đó bao trùm là sự lo lắng. Các bác sỹ y tá, nhân viên hành chính, nhân viên công chức, tình nguyện viên hội chữ thập đỏ...đều đang làm việc rất chăm chỉ. Những quân nhân , y tá mới đến để chăm sóc bệnh nhân cũng đang được nghe hướng dẫn về cách tư vấn, kê thuốc, ...Họ chăm sóc và an ủi các bệnh nhân như chính gia đình mình, khiến chúng tôi vô cùng cảm động và vững tin.
3 tiếng đồng hồ trôi qua, tôi cảm thấy tức ngực, khó thở và chóng mặt. Chứng kiến cảnh các bác sỹ vẫn thay phiên nhau trực dù mệt mỏi đến đâu, tôi cảm thấy đau lòng và thương vô cùng. Nhưng tôi cũng lo rằng sẽ không có ai tự nguyện đến để làm tình nguyện. Nhưng thật may, chỉ trong 2 ngày đã có đến 300 y bác sỹ đăng ký làm tình nguyện tại đây. Tôi chỉ biết cảm ơn rất nhiều.
Là một người dân Daegu, tôi xin cúi đầu, cảm ơn tất cả người dân toàn quốc đã gửi những món đồ cứu trợ, đội ngũ y bác sỹ quân nhân...đã không quản khó khăn đến và giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi luôn coi trọng, gìn giữ tấm lòng quý báu đó và quyết tâm chiến đấu với virus Corona. Mùa Đông giá rét đến mấy cũng không ngăn được muà Xuân ấm áp tới. Chúng ta nhất định chiến thắng trong trận chiến này! Daegu sẽ đón mùa Xuân tràn đầy nhiệt huyết! Cố lên , Daegu"
Lee Sung Goo
Giám đốc sở Y tế thành phố Daegu
Theo danviet.vn
Cuộc sống người vô gia cư ở một trong những nơi lạnh nhất thế giới Những người vô gia cư tại Siberia (Nga) luôn phải cố gắng sinh tồn trong thời tiết khắc nghiệt khi nhiệt độ ngoài trời về đêm đôi khi xuống dưới -30 độ C. Do đó, họ đã có những biện pháp như ngủ dưới ống sưởi công nghiệp để lấy hơi ấm. Hai người vô gia cư cùng ăn bữa trưa trên một...