Nhất định thầy cô phải thay đổi để xóa bỏ tình trạng dạy văn theo mẫu
Chỉ thay đổi phương pháp dạy của giáo viên thôi chưa đủ, mà cần đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, khắc phục những nội dung chưa hợp lí trong sách giáo khoa
LTS: Là một giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn ngữ Văn ở bậc trung học cơ sở, thầy giáo Lê Đức Bảo đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam những chia sẻ về phương pháp cũng như quan điểm cần xóa bỏ tình trạng dạy học theo văn mẫu như nhiều thầy cô đang làm hiện nay.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều tiềm ẩn những tố chất về nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, thể thao… Việc để các em được lựa chọn và phát triển theo năng khiếu của mình là điều cần làm ngay từ lúc nhỏ.
Tuy nhiên vấn đề dạy học theo kiểu “đúc khuôn”, “rập khuôn”, “ sao chép” sẽ làm kìm hãm và thủ tiêu những năng khiếu đó.
Nhưng thực chất, việc dạy học sáng tạo dựa theo năng lực của người học tưởng chừng dễ nhưng không hề đơn giản một chút nào.
Cần thay đổi để xóa bỏ tình theo văn mẫu (Ảnh minh họa: giaoducthoidai.vn).
Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở, tôi ý thức được việc dạy bộ môn đặc thù của mình. Một môn học đòi hỏi sự sáng tạo rất cao, tránh áp đặt hay truyền thụ tri thức một chiều.
Tôi có quan niệm, một người giáo viên dạy Văn mà chỉ biết đọc – chép, dạy từ văn mẫu, “gà bài”… thì tôi đánh giá giáo viên đó vừa thiếu năng lực truyền đạt, vừa yếu cả phương pháp dạy học làm văn đã được học trong các trường đào tạo sư phạm.
Nó sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức, suy luận và trình bày suy nghĩ của học sinh sau này. Để hạn chế việc giáo dục theo kiểu đúc khuôn như hiện nay, tôi vẫn thường làm:
Khơi gợi sự sáng tạo, tránh áp đặt
Giáo viên phải xác định học sinh chính là “trung tâm” của mỗi tiết học. Cách dạy này tương đối vất vả, vì đòi hỏi thời gian, công sức rất lớn từ người dạy. Không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà chính giáo viên phải biết khơi gợi sự sáng tạo trong mỗi người học.
Đơn cử như những tiết luyện tập viết Tập làm văn (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận…) trong chương trình hiện hành.Tôi thường cho ra 3 đề thay vì 1 đề như nhiều giáo viên khác vẫn làm, để các em chủ động lựa chọn những đề văn mà các em cho là phù hợp và vừa sức.
Chọn được đề văn cho riêng mình, các em bắt tay vào tìm hiểu đề – tìm ý trong thời gian tầm 2-3 phút. Khi đã có ý tưởng cụ thể thì các em sẽ tiến hành lập dàn ý chi tiết, bước này khá quan trọng nhưng hầu như em nào cũng bỏ qua.
Để giúp các em ghi nhớ bước này, tôi vẫn hay ví von, một kiến trúc sư giỏi thì cần phải có một bản thiết kế chi tiết, cũng giống như muốn có một bài văn hay phải cần có một dàn ý độc đáo.
Bước tiếp theo, các em sẽ tiến hành viết đoạn văn, sau đó sắp xếp các đoạn thành một bài văn hoàn chỉnh.
Mỗi khi các em đem vở lên chấm, tôi đều phải đọc rất kĩ để nắm bắt ý tưởng và chỉnh sửa. Thậm chí 10 bài văn khác nhau thì tôi phải có 10 cách chỉnh sửa khác nhau để giúp các em nhận biết những câu văn, từ ngữ chưa chuẩn xác để điều chỉnh lại.
Video đang HOT
Tất nhiên với cách làm này sẽ rất tốn thời gian của giáo viên trên lớp, ngay cả một tiết dạy 45 phút cũng không đủ để sửa hết các lỗi trong bài viết. Khi này, giáo viên có thể thu vở hoặc giấy để đem về nhà chấm.
Còn với những học sinh có kĩ năng viết tốt thì giáo viên có thể mở rộng, nâng cao những nội dung để bài văn có chiều sâu và sự trau chuốt trong câu chữ, cũng như lựa chọn cho riêng mình những văn phong độc, lạ.
Tăng vốn từ và vốn sống
Đây có lẽ là “nhược điểm” của nhiều giáo viên dạy Văn hiện nay, bởi bản thân người dạy chưa biết liên kết những đơn vị kiến thức giữa phân môn tiếng Việt với phân môn Tập làm văn.
Một lượng lớn từ ngữ chưa được các em vận dụng trong quá trình tạo lập văn bản. Vì để viết ra một bài văn hay thì các em phải có một vốn từ phong phú và độc đáo.
Vậy làm sao để tăng “vốn” từ và “vốn” sống cho học sinh? Giáo viên có thể kể những câu chuyện như quà tặng cuộc sống, hạt giống tâm hồn. Vì học sinh ở bất cứ lứa tuổi nào cũng thích nghe kể chuyện.
Những mẩu truyện ngắn có dung lượng vừa phải sẽ thích hợp trong một tiết dạy vốn bị hạn chế về mặt thời gian. Dùng thông điệp, bài học nhân văn sau mỗi câu chuyện để giáo dục cho học sinh thì sẽ rất hiệu quả và thiết thực. Đây cũng là xu hướng ra đề trong các dạng nghị luận xã hội hiện nay.
Cách thức kiểm tra và nội dung chương trình cũng phải đổi mới
Nếu cho việc dạy học theo kiểu “rập khuôn”, dạy theo văn mẫu…chủ yếu là do lỗi của giáo viên dạy Văn thì có phần hơi bất công cho những thầy cô dạy bộ môn này. Vì phương pháp dạy học cũng bị ảnh hưởng từ những yêu cầu trong việc kiểm tra, đánh giá đặc thù môn.
Thậm chí, nội dung dạy học Tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa hiện nay cũng bộc lộ rõ nhiều bất cập.
Những bài kiểm tra viết Tập làm văn (thời gian làm bài 90 phút) chưa đa dạng về nội dung, cũng như cách thức ra đề. Những đề gợi ý trong sách giáo khoa có phần “lạc hậu” so với hiện tại.
Chưa kể cách đánh giá một bài văn hay lại phụ thuộc vào nhiều ý “khuôn mẫu” trong đáp án chấm, tạo ra sự gò bó cho cả học sinh lẫn giáo viên trong việc “nới đáp án”.
Riêng các tiết dạy phân môn Tập làm văn cũng chưa thật sự khoa học, đơn cử như trong chương trình lớp 7, việc dạy học văn nghị luận (chứng minh, giải thích) được đánh giá là quá sức so với nhận thức của một học sinh chỉ mới 13 tuổi.
Việc dạy những tác phẩm văn học Trung đại, thơ Đường luật… cũng được xem là khó tiếp thu với học sinh. Chính điều đó làm cho khả năng cảm nhận của người học hạn chế, do đó sẽ nảy sinh ra việc đọc – chép để kéo giảm thời gian suy nghĩ, tư duy của học sinh.
Chỉ thay đổi phương pháp truyền thụ của giáo viên thôi chưa đủ, mà đổi mới cách thức kiểm tra – đánh giá, cũng như khắc phục những nội dung chưa hợp lí trong sách giáo khoa…sẽ là mục tiêu đáng để hi vọng trong Chương trình giáo dục phổ thông dự kiến sẽ được áp dụng vào năm học 2019-2020.
Theo GDVN
Tổng Chủ biên nói về quan điểm dạy tích hợp
Có thể nói chương trình các môn học tích hợp là kết quả lao động của nhiều chuyên gia, qua nhiều thời kỳ.
LTS: Ngày 25/10, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải bài viết "Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Mỗi trường sẽ có quyền chọn riêng bộ sách giáo khoa".
Ngay sau đó, một nhà giáo đang đứng lớp - tác giả Nhật Duy đã có bài viết trao đổi một số vấn đề với Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới với tựa đề "Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có đang tự mâu thuẫn về 2 môn học tích hợp?".
Qua những trao đổi của thầy Nhật Duy, ngay sau đó, phóng viên tiếp tục có cuộc trao đổi ý kiến với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết để thầy Duy và các thầy cô trên cả nước hiểu kỹ hơn về môn học tích hợp này.
Tôn trọng thảo luận đa chiều một vấn đề quan trọng của giáo dục nước nhà, tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuộc trao đổi này.
Phóng viên: Thưa ông, xung quanh vấn đề dạy tích hợp, thầy giáo Nhật Duy vừa có bài trao đổi lại với Tổng chủ biên.
Xin hỏi giáo sư, những phát biểu khác nhau về tích hợp mà thầy Nhật Duy dẫn trong bài viết đó có đúng là quan điểm của giáo sư hay không?
Tại sao giáo sư lại có những thay đổi quan điểm về tích hợp như vậy sau khi làm Tổng chủ biên?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Tháng 8/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi tắt là Chương trình tổng thể) để lấy ý kiến nhân dân lần thứ nhất.
Trả lời nhà báo Nhật Hà về dự thảo này, tôi khẳng định: "Tôi thấy rất mừng, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra được dự thảo chương trình tổng thể để lấy ý kiến người dân.
Chương trình này, theo tôi, có rất nhiều điểm mới đáng ghi nhận, tôi cho rằng đây là thành công bước đầu của việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông".
Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. (Ảnh: Thầy Thuyết cung cấp)
Trong bài trả lời phỏng vấn, tôi cũng nêu lên băn khoăn của mình về "điều kiện để thực hiện chương trình" là thiếu chuyên gia viết sách giáo khoa tích hợp, thiếu giáo viên dạy môn tích hợp và cơ sở vật chất yếu kém ở các trường.
Những điều tôi băn khoăn là những khó khăn có thực và cho đến nay vẫn là những thách thức cần vượt qua, nếu muốn chương trình mới thành công.
Nhưng nói ra những băn khoăn này, không có nghĩa là tôi không đồng tình xây dựng các môn học tích hợp. Bởi vì dạy học tích hợp là xu hướng của giáo dục thế giới, trước sau chúng ta cũng phải thực hiện.
Tôi được biết khi soạn thảo Chương trình năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu xây dựng một số môn học tích hợp nhưng vì các chuyên gia biên soạn chương trình môn học chưa thống nhất ý kiến nên phải tạm gác lại.
Nay, nếu chờ đợi cho có đủ chuyên gia, đủ giáo viên dạy đa môn mới thực hiện tích hợp thì giáo dục Việt Nam lại lỡ một chuyến tàu.
Hơn nữa, việc xây dựng các môn học tích hợp đã được quy định trong Nghị quyết 88 của Quốc hội:
"Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học."
Bộ Giáo dục và Đào tạo chắc chắn phải thực hiện quy định này.
Trong bài trả lời phóng viên Thùy Linh trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam mới đây, với tư cách Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi đã trình bày những giải pháp mà Ban soạn thảo chương trình thống nhất để khắc phục những khó khăn được nêu ra năm 2015.
Thầy Nhật Duy và nhiều thầy cô đặc biệt quan tâm tới 2 môn tích hợp ở bậc Trung học cơ sở. Theo nhiều thầy cô, những trả lời trước đó của Tổng chủ biên và Chủ biên môn học này - Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn chưa khiến thầy cô yên tâm và thỏa mãn các thắc mắc.
Xin hỏi chuyên gia tích hợp 2 môn này là những ai? Tổng chủ biên có thể giới thiệu một vài ví dụ về tích hợp để chứng minh mối liên hệ giữa các môn này và sự cần thiết phải tích hợp chúng với nhau?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Trong suốt thời gian xây dựng chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tổ chức các đề tài khoa học về dạy học tích hợp và cử một số chuyên gia tham dự tập huấn, hội thảo ở trong nước và nước ngoài về chương trình giáo dục phổ thông.
Từ khi kiện toàn Ban soạn thảo chương trình, theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục mời một số chuyên gia nước ngoài sang giúp các chuyên gia Việt Nam xây dựng chương trình, trong đó có các chương trình Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở trung học cơ sở.
Có thể nói chương trình các môn học tích hợp là kết quả lao động của nhiều chuyên gia, qua nhiều thời kỳ.
Sau khi Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên cả nước.
Lúc đó, chắc chắn nhà giáo Nhật Duy sẽ được "diện kiến" những người biên soạn chương trình như mong muốn mà ông đã thể hiện trong bài viết của mình.
Hiện nay, Ban soạn thảo chương trình đang chuẩn bị cho đợt khảo sát thực tế và thực nghiệm chương trình lần thứ hai, trong đó có khảo sát điều kiện dạy học và thực nghiệm chương trình các môn tích hợp.
Sau đó, dự kiến đầu tháng 12 tới sẽ công bố dự thảo chương trình các môn học lên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của chuyên gia và các tầng lớp nhân dân.
Rất mong khi đó sẽ nhận được góp ý tích cực của các chuyên gia, các thầy cô và các tầng lớp nhân dân để Ban soạn thảo hoàn thiện chương trình.
Vậy việc thi và kiểm tra các môn tích hợp sẽ như thế nào khi một sách vẫn 2, 3 thầy dạy? Giáo viên nào chấm các bài thi đó? Giáo viên nào vào sổ điểm cho môn học đó, thưa giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Theo Chương trình tổng thể, có ba hình thức đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức và đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
Đối với đánh giá thường xuyên, giáo viên dạy phần nào sẽ ra đề, chấm điểm phần đó.
Đối với đánh giá định kỳ, nhà trường sẽ tổ chức ra các đề tổ hợp, tích hợp và chấm điểm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá, tỷ trọng giữa các kết quả đánh giá,...
Trân trọng cảm ơn Tổng chủ biên.
Theo GDVN
Tích hợp 1 sách 3 thầy là một bước thụt lùi của chương trình mới Việc ghép cơ học 2 hay 3 môn vào một môn học mới là điều không nên thậm chí phản khoa học trong khi thực tế chưa cho phép. Vấn đề đổi mới căn bản toàn diện giáo dục luôn là vấn đề cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã xác định: "Tiếp...