Nhặt da, sơn sửa nhiều có làm móng tay nhanh hỏng?
Nhiều người thường xuyên ngâm, nhặt da chết, sơn sửa móng lo lắng việc này sẽ khiến móng nhanh khô, yếu hơn, thậm chí dẫn đến ung thư da.
Tôi rất thích cảm giác nhặt da chết quanh móng tay, móng chân và sơn sửa móng nên thường xuyên đi làm nail. Nhưng tôi nghe nói sơn móng nhiều, đặc biệt chiếu đèn nhiều sẽ khiến móng khô, yếu hơn, thậm chí ung thư da. Thưa bác sĩ, điều này có đúng không? Mài móng trước khi sơn có gây tổn hại cho móng không? Bao lâu thì nên làm móng một lần? (Minh Anh, Hà Nội).
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Huy Lượng, Trưởng khoa Laser & săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương, tư vấn:
Chăm sóc móng vừa là cách làm đẹp, vừa giúp vệ sinh. Móng có cấu trúc nâng đỡ, bám rất chắc vùng nếp xung quanh và nếp dưới móng. Đây là nơi được cấu trúc sợi chun chằng chắc chắn, giúp bám chặt cấu trúc mô lành xung quanh mảnh sừng của móng, làm cho móng chắc khỏe.
Khi lạm dụng chăm sóc móng, như ngâm nước với thời gian quá lâu khiến những sợi chun, điểm bám đó bị yếu dần. Hơn nữa, động tác ngoáy khóe móng càng làm cho cấu trúc sợi chun trên đứt gãy nhiều hơn, từ đó gây ra nguy cơ dễ nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, viêm, ngứa, tạo thành vòng luẩn quẩn không dừng lại được.
Theo Tiến sĩ Vũ Huy Lượng, không nên ngâm móng quá 10 phút, không tác động đến móng quá 1 lần/tuần. Ảnh: Võ Thu
Việc mài nhẹ móng để nước sơn “ăn” hơn, bền hơn hầu như không tác động đến lớp sừng móng, làm móng bị mỏng hay hỏng vì không ai mài đến tận lớp sừng của móng.
Nhiều người lo lắng việc sơn móng chân tay có nguy cơ gây ung thư như đồn đoán. Đến nay, một vài nghiên cứu đơn lẻ ghi nhận ca ung thư tại móng nhưng việc này có thật sự do chất sơn móng, cách làm móng hay ung thư do nguyên nhân khác biểu hiện tại móng… thì chưa khẳng định được.
Liên quan đến thông tin việc chiếu đèn khi sơn móng có thể gây ung thư, thực tế, đa số đèn chiếu trong làm móng sử dụng ánh sáng led, loại ánh sáng này có khả năng chống viêm tốt (trong điều trị trứng cá hay bệnh lý da có viêm cũng dùng chiếu đèn). Tôi nghĩ sử dụng chiếu đèn led trong làm móng không có gì nguy hại.
Tóm lại, việc ngâm móng trong nước thời gian dài (quá 10 phút), động tác chủ động ngoáy vào khóe móng là hai yếu tố làm hại móng nhiều hơn cả.
Việc nhặt da chết quanh móng, trên lý thuyết, nếu lấy được các tế bào chết thì không tác động đến cơ thể, nhưng nhiều người lạm dụng quá mức, động tác can thiệp quá sâu khi nhặt da chết, tác động vào cấu trúc lành bình thường, gây tổn thương, là nguyên nhân xuất hiện bệnh lý quanh móng.
Không có con số nghiên cứu cụ thể về tần suất làm móng bao lâu là phù hợp. Tuy nhiên, một con số tương đối do các hội chăm sóc da ở Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận là không nên tác động tới móng quá 1 tuần/lần.
Lời khuyên để giữ móng tay khỏe mạnh:
- Giữ cho móng tay sạch và khô.
- Cắt móng tay thẳng. Dùng kéo hoặc bấm móng tay sắc nhọn. Làm tròn các móng tay một chút ở đầu để có độ chắc khỏe tối đa.
Video đang HOT
- Không cắn móng tay hoặc cắt bỏ lớp biểu bì. Làm như vậy có thể làm hỏng móng.
- Không sử dụng móng tay của bạn như một công cụ, chẳng hạn như cạy mở nắp hộp.
- Khi móng chân dày và khó cắt, hãy ngâm chân vào nước muối ấm. Trộn một thìa cà phê muối vào mỗi lít nước và ngâm từ 5- 10 phút.
- Tránh cắt bỏ móng chân mọc ngược, đặc biệt nếu chúng đang bị nhiễm trùng và lở loét. Nếu bạn đang bị móng chân mọc ngược, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị.
Đi dép tông ở hồ bơi và trong phòng tắm công cộng. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do nấm có thể xâm nhập vào móng chân của bạn.
Nếu móng tay của bạn thay đổi, sưng lên hoặc gây đau, hãy đến gặp bác sĩ da liễu vì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng
Chăm sóc da đúng cách sau khi tập thể dục
Nếu không chăm sóc cẩn thận, làn da đẫm mồ hôi sau khi tập thể dục sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu, như lên mụn trứng cá.
Rửa mặt sạch sẽ sau khi tập luyện giúp hạn chế nổi mụn. Ảnh minh họa: Alena Darmel/Pexels.
Làm sạch
Bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc da sau tập luyện luôn là rửa mặt sạch sẽ để loại bỏ hết mồ hôi và dầu thừa trên da.
Adriana Lombardi, bác sĩ da liễu kiêm người sáng lập Trung tâm Phẫu thuật Thẩm mỹ và Ung thư Da của NJ, cho hay làm sạch da là điều quan trọng sau khi tập gym vì các bụi bẩn, dầu và vi khuẩn có thể còn sót lại trên da và gây mụn.
Bên cạnh đó, tập thể dụng kích thích tuần hoàn máu nên da có thể nhạy cảm hơn bình thường. Lúc này, sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ là một lựa chọn phù hợp.
Bác sĩ Joyce Park khuyến khích làm sạch kép, phương pháp làm sạch da hai lần với dầu tẩy trang (sản phẩm gốc dầu) và sữa rửa mặt (sản phẩm gốc nước).
Trong trường hợp bận bịu, mọi người có thể dùng khăn lau thay cho bước rửa mặt. Tuy nhiên, bác sĩ Park khuyên sử dụng khăn lau mặt có chứa nước tẩy trang vì chúng có tác dụng làm dịu và sạch da hơn.
Tẩy da chết da mặt giúp loại bỏ chất bẩn trên da triệt để hơn. Ảnh minh họa: Polina Kovaleva/Pexels.
Tẩy da chết da mặt
Sau khi rửa mặt, bác sĩ Park gợi ý sử dụng sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng trên mặt.
Cô cho hay tẩy tế bào chết là điều cần thiết sau khi tập luyện vì da của bạn dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông do mồ hôi và bụi bẩn bám trên bề mặt da.
Sản phẩm tẩy da chết có nhiều loại khác nhau như dạng lỏng, serum, miếng đắp tròn (pad) hoặc mặt nạ.
Vì vậy, chúng ta chỉ cần ưu tiên chọn loại phù hợp nhất với da của mình. Hãy tìm những sản phẩm chứa các thành phần như axit alpha hydroxy, axit beta hydroxy, axit salicylic hoặc axit glycolic.
Không chỉ mặt, cơ thể cũng cần được tẩy tế bào chết sau khi tập thể dục. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.
Tẩy da chết cơ thể
Sau khi đổ mồ hôi từ đầu đến chân từ việc tập thể dục, tẩy tế bào chết cơ thể cũng không kém phần quan trọng. Theo bác sĩ Park, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách sử dụng sữa tắm có thể tẩy tế bào chết.
Cô là người yêu thích các sản phẩm có chứa các thành phần như retinol hoặc axit salicylic. Mọi người cũng có thể tăng cường làm sạch và mịn da bằng cách sử dụng găng tay tẩy tế bào chết khi tắm.
Sau khi thoa xịt khóa ẩm, mọi người nên thoa một loại kem dưỡng ẩm nhẹ để tăng cường độ ẩm cho da. Ảnh minh họa: Karolina Kaboompics/Pexels.
Dưỡng ẩm
Làn da của rất có thể bị mất nước sau khi tập luyện nên bù nước cho da là điều cần thiết.
Theo bác sĩ Lombardi, chúng ta nên bổ sung cho da các vitamin và chất dinh dưỡng giúp giảm mẩn đỏ và bù nước sau khi tập gym.
Cô đề xuất thử sử dụng xịt khoáng có thể dưỡng ẩm và làm dịu da đồng thời gợi ý các sản phẩm có chứa axit hyaluronic, trà xanh, nước hoa hồng hoặc nước cây phỉ.
Sử dụng máy phun sương cũng là cách cách hiệu quả để da phục hồi độ ẩm và hấp thụ dưỡng chất hiệu quả.
Ngoài ra, bác sĩ Lombardi khuyến khích uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động.
Nếu tập luyện ở ngoài trời, thoa kem chống nắng trước khi tập luyện là cần thiết để tránh tiếp xúc với tia UV có hại. Ảnh minh họa: Armin Rimoldi/Pexels.
Thoa kem chống nắng
Để bảo vệ làn da khỏi tia UV, thoa kem chống nắng là bước không thể bỏ qua, đặc biệt là khi mọi người có sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết trước đó.
Bác sĩ Park chỉ ra rằng lượng kem chống nắng dài từ hai đến ba ngón tay là đủ cho mặt và cổ. Đồng thời, chúng ta cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ.
Sau khi tập luyện không phải là thời điểm duy nhất để thoa kem chống nắng.
Các chuyên gia đều khuyến khích bắt đầu quy trình chăm sóc da sớm ngay sau khi tập luyện để tránh mồ hôi và bụi bẩn ở lâu trên da và gây mụn.
Quy trình chăm sóc da có thể khác biệt tùy theo tình trạng da của mỗi người. Tuy nhiên, làm sạch và dưỡng ẩm là những bước cần thiết nhất sau khi tập thể dục, theo Jody Alpert Levine, bác sĩ da liễu kiêm giám đốc khoa da liễu tại Phẫu thuật Thẩm mỹ và Da liễu của NYC.
Đồng thời, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì về da, mọi người vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc các cơ sở chăm sóc da uy tín để được thăm khám và chữa trị đúng cách.
6 sai lầm phổ biến khiến da bị bít tắc, nổi mụn và lão hóa nhanh Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến khi chăm sóc da mà bạn cần phải tránh. Mỹ Tâm dù ở tuổi 43 vẫn giữ được sắc vóc xinh đẹp cùng vòng eo thon săn chắc. Bí quyết của nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng chính là chăm chỉ luyện vũ đạo. Làn da khỏe mạnh và rạng rỡ không chỉ phụ thuộc...