Nhật cứu người Trung Quốc bay khinh khí cầu ra đảo tranh chấp
Người đàn ông Trung Quốc cố gắng bay khinh khí cầu hàng trăm km tới quần đảo tranh chấp với Nhật đã được lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật giải cứu sau khi rơi xuống biển.
Khí cầu của người đàn ông Trung Quốc rơi xuống biển Hoa Đông.
Người đàn ông 35 tuổi đã khởi hành từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào sáng 1/1 trong một nỗ lực nhằm tếp cận một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật Bản quản lý, theo một quan chức từ lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật.
Đó là một mục tiêu đầy tham vọng vì khinh khí cầu phần lớn di chuyển bởi sức gió, trong khi Senkaku/Điếu Ngư bao gồm các đảo nhỏ ở Hoa Đông, nằm cách địa điểm khởi hành 359 km.
Tuy nhiên, người đàn ông Trung Quốc đã gửi đề nghị trợ giúp chỉ vài giờ sau khi khởi hành và rơi xuống biển. Một trực thăng cứu hộ Nhật đã giải cứu anh này tại vùng biển cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 22 km về phía nam.
Người đàn ông, vốn không bị thương, đã được chuyển giao cho một tàu tuần tra Trung Quốc ngoài lãnh hải Nhật Bản.
Video đang HOT
Các bức ảnh được lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cung cấp cho thấy một khinh khí cầu nhiều màu sắc đã rơi xuống biển.
Các nguồn tin cho biết người đàn ông Trung Quốc là Xu Shuaijun, một nhà du hành bằng khinh khí cầu từng trở thành người đầu tiên đi khinh khí cầu qua Vịnh Bột Hải ở đông bắc Trung Quốc hồi năm 2012.
Trên tài khoản của Xu Shuaijun trên mạng xã hội Weibo, anh này đã đăng tải một thông điệp ngắn, nói rằng anh đã ở về tỉnh Phúc Kiến an toàn.
Những người ủng hộ Xu đã viết lại với những lời động viên anh này và nhiều người gọi anh là người hùng vì đã làm rất tốt.
Một số nỗ lực của các nhà hoạt động từ cả Nhật Bản hay Trung Quốc nhằm đặt chân tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đều không thành. Nhưng vào năm 2012, khoảng 12 thành viên của một nhóm cánh hữu Nhật Bản đã bơi vào bờ từ một nhóm tàu. Trước đó, 14 nhà hoạt động ủng hộ Trung Quốc đã đi thuyền tới Senkaku/Điếu Ngư từ Hồng Kông trên một chuyến đi tương tự.
Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng kể từ cuối tháng 11/2013 khi Trung Quốc bất ngờ tuyên bố vùng phòng không ở Hoa Đông, bao gồm Senkaku/Điếu Ngư.
Các căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng tăng lên hồi tuần này khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới thăm đền chiến tranh Yasukuni gây tranh cãi ở thủ đô Tokyo.
Đền Yasukuni thờ vài quan chức cấp cao bị tử hình vì các tội ác sau Thế chiến II và làm gợi nhớ tới sự chiếm đóng của Nhật đối với Trung Quốc và vài quốc gia châu Á khác trong thế kỷ 20.
Theo Dantri
Trung Quốc tăng cường năng lực đổ bộ chớp nhoáng
(TNO) Trung Quốc đã đặt hàng mua các tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr của Ukraine, giúp Trung Quốc có khả năng đổ bộ nhanh chóng vào quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr - Ảnh: network54.com
Đài truyền hình Thâm Quyến ngày 2.1 đưa tin Trung Quốc đã đặt mua bốn chiếc tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr từ Ukraine, trong hợp đồng trị giá 315 triệu USD.
Công ty đóng tàu Feodosiya sẽ đóng hai chiếc tàu đổ bộ đệm khí tại Ukraine. Hai chiếc còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc.
Chiếc tàu đổ bộ lớp Zubr đầu tiên đã được giao cho Trung Quốc hồi tháng 5.2013 và Trung Quốc được cấp giấy phép cũng như chuyển giao công nghệ đóng tàu đổ bộ lớp Zubr.
Được biết, khoang chứa của tàu đổ bộ lớp Zubr có diện tích 400 m2, đủ khả năng chở tám xe tăng đổ bộ hoặc 500 binh sĩ hoặc 10 xe binh chủng cùng 140 binh sĩ, với tốc độ lên đến 111km/giờ.
Đài truyền hình Thâm Quyến cho biết tàu đổ bộ lớp Zubr lớn hơn gấp ba lần so với các tàu tuần tra của Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Chính vì lẽ đó, quân đội Nhật Bản cũng như các nước Đông Nam Á khó mà ngăn chặn tàu đổ bộ lớp Zubr, thậm chí cả khi tàu này bị phát hiện, theo đài truyền hình Thâm Quyến.
Đài truyền hình này nhận định, nếu xảy ra xung đột với Nhật Bản tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có thể điều đồng tàu đổ bộ lớp Zubr.
Về lý thuyết, chỉ trong vòng 3 giờ, tàu đổ bộ lớp Zubr có thể đưa quân đến chiếm Senkaku/Điếu Ngư trước khi Nhật Bản kịp điều động binh sĩ, nghĩa là Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trước Nhật Bản thậm chí khi cuộc chiến chưa bắt đầu, theo nhận định đài truyền hình Thâm Quyến.
Cũng theo đài truyền hình Thâm Quyến, tàu đổ bộ lớp Zubr còn được trang bị cả tên lửa phòng không.
Theo TNO
Kỷ nguyên Thái Bình Dương chuyển động Tháng 10/2011, trong bài xã luận trên tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton nhìn nhận châu Á-Thái Bình Dương (châu Á-TBD) là động lực mới của thế giới với những cỗ máy kinh tế trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu. Hải quân Mỹ - Philippines diễn tập trên biển. Do vậy, "đến lúc Mỹ giúp...