Nhật bất ngờ thoát hiểm Covid-19
Chỉ hai tháng sau khi đối mặt đợt bùng phát lớn hậu Olympic, Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua.
Chỉ vài ngày sau khi Thế vận hội Tokyo kết thúc, Nhật Bản dường như hứng chịu “thảm họa” Covid-19. Ngày 13/8, Tokyo, thành phố đăng cai sự kiện, báo cáo mức kỷ lục 5.773 ca nhiễm mới, chủ yếu do chủng Delta. Cả nước ghi nhận hơn 25.000 ca mắc mới một ngày.
Ca nhiễm tăng vọt càng làm tăng thêm phẫn nộ của một bộ phận công chúng vốn phản đối Olympic. Bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải, thiếu giường bệnh, khiến hàng nghìn người có kết quả dương tính với nCoV phải tự điều trị tại nhà.
Thủ tướng Nhật lúc đó là Yoshihide Suga tuyên bố không tranh cử, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ thấp và vấp nhiều chỉ trích về cách ứng phó đại dịch. Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở thủ đô và các khu vực khác trong gần 6 tháng phải tiếp tục gia hạn.
Tuy nhiên, hai tháng sau, mọi thứ đã thay đổi.
Những cửa hàng ăn đông đúc khách hàng ở Tokyo tuần trước. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Tuần này, ca nhiễm mới tiếp tục giảm mạnh ở Tokyo và trên khắp Nhật Bản sau gần hai tuần dỡ bỏ các biện pháp khẩn cấp cuối cùng. Số ca nhiễm mới ở Nhật Bản thậm chí giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, khiến nhiều người lạc quan rằng điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Ngày 11/10, Tokyo báo cáo 49 ca nhiễm, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái, trong khi cả nước chỉ ghi nhận 369 ca. Số ca nhiễm trung bình 7 ngày ở Tokyo tuần này cũng giảm xuống còn 65,6, giảm hơn 50% so với tuần trước.
Các chuyên gia nhận định xu hướng Covid-19 “đảo chiều” ở Nhật Bản không phải do một yếu tố đơn lẻ nào, nhưng nhiều người nhất trí rằng thành công của chiến dịch tiêm chủng đã góp phần lớn vào chiến thắng bất ngờ của Nhật Bản trước Covid-19.
Dù có khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng, Nhật Bản đã biến tiêm chủng vaccine Covid-19 thành chiến dịch y tế công cộng ấn tượng. Quốc gia Đông Á đã tiêm vaccine cho gần 70% trong số 126 triệu dân.
Chính phủ cho biết vaccine sẽ được cung cấp cho tất cả những người muốn tiêm vào tháng 11, trong khi tân Thủ tướng Fumio Kishida tuần này thông báo kế hoạch tiêm tăng cường sẽ bắt đầu từ tháng 12 với nhóm nhân viên y tế và người lớn tuổi.
Các chuyên gia cho rằng một yếu tố khác là việc đeo khẩu trang phổ biến, thói quen từ lâu của người dân Nhật Bản. Khi các quốc gia khác nới dần quy định đeo khẩu trang trong nhà và các địa điểm khác, hầu hết người Nhật vẫn không có ý định bỏ khẩu trang.
Nhiều người cho rằng đợt bùng phát hồi mùa hè bắt nguồn từ việc nhiều người đã thoải mái tụ tập theo nhóm trong những dịp nghỉ lễ, ngay cả khi họ không được phép tới một số địa điểm.
“Trong những ngày nghỉ, chúng tôi gặp những người đã lâu không gặp và có nhiều cơ hội để ngồi ăn uống với nhau”, Hiroshi Nishiura, chuyên gia mô hình bệnh truyền nhiễm tại Đại học Kyoto, nói.
Nhưng Kenji Shibuya, cựu giám đốc Viện Sức khỏe Dân số tại Đại học King London, hoài nghi về nguyên nhân này. Ông cho rằng đợt bùng phát có thể chủ yếu do tính chất theo mùa của dịch và một số đặc điểm của virus chưa được khám phá.
Dù nguyên nhân bùng phát là gì, hiện tại, nhiều người ở Nhật Bản cảm thấy lạc quan và tin rằng rằng cuộc sống bình thường đang trở lại. Quán bar và nhà hàng đã hoạt động trở lại, dù vẫn được khuyến nghị đóng cửa sớm cho đến hết tháng. Các ga tàu lại đông đúc hành khách và nhiều công ty đã dừng hình thức làm việc tại nhà. Việc đi lại giữa các tỉnh trở nên dễ dàng hơn.
Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy người dân Nhật Bản kỳ vọng Thủ tướng Kishida ưu tiên cho y tế công cộng, gồm việc phê duyệt các loại thuốc kháng virus và tăng cường khả năng ứng phó với dịch bệnh của hệ thống y tế.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói không nên vội vã cho rằng mối nguy hiểm đã kết thúc, đồng thời cảnh báo số ca nhiễm có thể tăng trở lại khi mùa đông đang đến gần và mọi người tụ tập nhiều trong mùa tiệc tùng cuối năm.
“Tình trạng khẩn cấp kết thúc không có nghĩa chúng ta được tự do 100%”, Shigeru Omi, cố vấn y tế trưởng của chính phủ, nói. “Chính phủ muốn gửi thông điệp rõ ràng tới người dân rằng chúng ta chỉ nên nới lỏng cảnh giác dần dần”.
Tân Thủ tướng Fumio Kishida giải tán Hạ viện
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 14/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã giải tán Hạ viện trước khi nhiệm kỳ hiện nay của các hạ nghị sĩ kết thúc vào ngày 21/10, để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn.
Toàn cảnh một phiên họp của Hạ viện ở Tokyo, ngày 8/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, nội các sẽ nhóm họp trong chiều 14/10 để ấn định thời gian tổ chức tổng tuyển cử. Nhiều khả năng cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 31/10 và chiến dịch tranh cử sẽ bắt đầu vào ngày 19/10. Nếu cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 31/10, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử thời hậu chiến Nhật Bản tổ chức bầu cử Hạ viện sau khi nhiệm kỳ của các hạ nghị sĩ đã kết thúc. Đây cũng sẽ là cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên được tổ chức trong bối cảnh đại dịch.
Giới phân tích nhận định nguyên nhân chủ yếu khiến Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện chỉ 10 ngày sau khi nhậm chức là do ông muốn tận dụng sự gia tăng tỷ lệ ủng hộ nội các sau sự thay đổi trong chính quyền và sự lắng dịu của dịch COVID-19 ở nước này.
Kết quả thăm dò dư luận do hãng tin Kyodo thực hiện vào đầu tuần trước cho thấy tỷ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Kishida là 55,7%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ ủng hộ nội các của người tiền nhiệm Yoshihide Suga vào thời điểm đầu tháng 9 (30,1%). Trong khi đó, dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lắng dịu ở Nhật Bản khi số ca mắc mới liên tục giảm từ mức đỉnh 25.892 ca vào ngày 20/8 xuống còn 369 ca vào ngày 11/10, mức thấp nhất trong năm nay.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới là phép thử lớn đầu tiên đối với Thủ tướng Kishida trong vai trò người đứng đầu đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Hiện nay, LDP đang giữ 276 trong số 465 ghế ở Hạ viện, trong khi đảng Công minh - đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Nhật Bản - có 29 ghế. LDP đặt mục tiêu duy trì đa số ghế ở Hạ viện trong cuộc bầu cử này.
Trước đó, hôm 12/10, LDP đã công bố cương lĩnh tranh cử cho cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới, trong đó cam kết hỗ trợ tầng lớp trung lưu thông qua việc thực hiện "chủ nghĩa tư bản mới" với trọng tâm là tăng trưởng kinh tế và tái phân phối của cải. Bên cạnh đó, LDP cũng cam kết tăng cường an ninh kinh tế, một vấn đề mà Thủ tướng Kishida đang nỗ lực thúc đẩy trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ ngày càng trở nên quyết liệt.
Liên quan tới vấn đề sửa đổi Hiến pháp, LDP cam kết thúc đẩy các cuộc tranh luận về việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó Điều 9, để làm rõ vị trí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF).
Các cam kết tranh cử quan trọng khác của LDP bao gồm: tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh COVID-19 bằng cách thúc đẩy chương trình tiêm chủng và hỗ trợ tài chính cho những người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, bao gồm cả những người không có việc làm thường xuyên và những người đang nuôi con nhỏ.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố thành phần nội các mới Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 4/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố thành phần Nội các mới, trong đó giữ lại 2 vị trí trong Nội các của người tiền nhiệm Yoshihide Suga, điều chuyển 1 vị trí khác và bổ nhiệm mới các vị trí còn lại. Đáng chú ý, có 3 trong số 21 thành...