Nhật Bản xem xét nới lỏng nhập cảnh từ Mỹ và Châu Âu
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cho phép lãnh đạo các doanh nghiệp từ Mỹ và châu Âu nhập cảnh vào Nhật với một số điều kiện nhất định.
Đến chiều hôm nay (14/7), Nhật Bản ghi nhận 319 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người nhiễm lên 23. 229 ca. Tuy nhiên, số ca nhiễm tại thủ đô Tokyo có xu hướng giảm, trong khi đó một số địa phương khác tăng. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn đang xem xét nới lỏng nhập cảnh từ Mỹ và Châu Âu.
Sân bay quốc yế Haneda ở thủ đô Tokyo. Ảnh: AP.
Thủ đô, Tokyo xác nhận có thêm 143 ca nhiễm mới vào hôm nay. Như vậy, cho đến nay đã có gần 8.200 người nhiễm tại thành phố hơn 14 triệu dân này. Trước đó, trong 4 ngày liên tiếp số ca nhiễm mới mỗi ngày đều trên 200 ca. Đa số ca nhiễm gần đây là người trẻ tuổi hay lui tới các khu giải trí về đêm.
Bộ trưởng tái thiết kinh tế của Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cho biết, số ca nhiễm đang gia tăng đáng kể và Nhật Bản phải có biện pháp ứng phó mạnh mẽ và nhận thức rõ ràng về khủng hoảng. Theo đó, các chuyên gia cần thảo luận về tính cần thiết của việc yêu cầu đóng cửa những câu lạc bộ ban đêm hay không?
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cho phép lãnh đạo các doanh nghiệp từ Mỹ và châu Âu nhập cảnh vào Nhật với một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, những quốc gia này là những quốc gia phần lớn kiểm soát được việc bùng phát dịch Covid-19. Nếu được phép, rất có thể những đối tượng này sẽ được nhập cảnh với số lượng nhỏ và thời gian lưu trú ngắn. Một số quan chức chính phủ đang kêu gọi các lãnh đạo này đến Nhật bằng máy bay riêng.
Video đang HOT
Trước đó, Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam và đang hướng tới bắt đầu đàm phán với 10 nước và vùng lãnh thổ khác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan về nới lỏng nhập cảnh.
Nhật Bản dự kiến muộn nhất là cuối tháng 9 sẽ tăng cường năng lực xét nghiệm tại các sân bay lên mức khoảng 10 nghìn người/ngày./.
Liệu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh có trụ vững sau dịch Covid-19?
Bí thư thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ chịu không ít áp lực khi dịch Covid-19 bùng phát tại thủ đô, nơi đặt trụ sở của các cơ quan ban ngành, các trường đại học, công ty quốc hữu lớn nhất Trung Quốc.
Khi cụm lây nhiễm phát hiện tại chợ đầu mối Tân Phát Địa ở phía Tây Nam Bắc Kinh 2 tuần trước, áp lực bảo vệ thành phố - trung tâm chính trị của đất nước - lớn hơn bất cứ nơi nào khác.
Một nhà sử học tại một trường đại học Bắc Kinh đã ví việc điều hành thủ đô là "làm việc dưới chân thiên tử". "Kể từ khoảng thời nhà Minh, làm việc dưới chân thiên tử vô cùng khó khăn. Làm bạn với vua như chơi với hổ" - chuyên gia nói.
Bắc Kinh có dân số hơn 20 triệu người với diện tích 16.808 km vuông - gấp khoảng 23 lần Singapore. Ảnh: Reuters
Bắc Kinh có dân số hơn 20 triệu người với diện tích 16.808 km vuông - gấp khoảng 23 lần Singapore. Sau đợt bùng phát dịch ở chợ Tân Phát Địa, thành ủy Bắc Kinh thông báo cách chức hàng loạt các quan chức do thiếu trách nhiệm dẫn đến bùng phát dịch Covid-19 tại Bắc Kinh.
Trong số đó có ông Châu Vũ Thanh - phó quận trưởng quận Phong Đài, Vương Hoa - bí thư đảng ủy hương Hoa, quận Phong Đài (hương là đơn vị hành chính dưới quận và huyện); Trương Nguyệt Lâm - tổng giám đốc chợ đầu mối Tân Phát Địa.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh lần này đã tạo ra sự khác biệt, so với phản ứng chậm trễ của TP Vũ Hán khi xử lý ổ dịch tại chợ hải sản Hoa Nam vào tháng 12-2019.
Khi phát hiện dấu vết virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) trên tấm thớt của một cửa hàng bán cá hồi nhập khẩu, ông Thái ra lệnh đóng cửa chợ vào ngày 13-6. Đồng thời ông Thái cũng kích hoạt "chế độ thời chiến" và hiện áp dụng cho 4 quận là Phong Đài, Đại Hưng, Triều Dương, Môn Đầu Câu, nhiều khu dân cư bị phong tỏa cách ly.
Nhiều du thuyền bị từ chối cập cảng trong bối cảnh Trung Quốc áp lệnh phong tỏa mới vì phát hiện ổ dịch tại Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Ông Thái lệnh cho kiểm tra hơn 10.000 nhà cung cấp cho chợ đầu mối, niêm phong các khu dân cư gần đó và các trường học trong khu vực. Trước nhu cầu xét nghiệm ngày càng tăng, chính quyền đã thiết lập một phòng thí nghiệm có thể xử lý tới 30.000 mẫu mỗi ngày. Đầu tuần này, các quan chức y tế cho biết đã xét nghiệm hơn 2 triệu người từ ngày 12-6 đến 21-6.
Năm 2003, thị trưởng Bắc Kinh bị cách chức vì che đậy sự bùng phát của dịch SARS. Khi được hỏi liệu ông Thái có thể đối mặt với những hậu quả chính trị đối với dịch Covis-19 hay không, một nguồn tin đã biết ông này nhiều năm qua nói với The Straits Times: "Các trường hợp nhiễm Covid-19 mới không phải là lỗi của ông ấy. Sự bùng phát mới không phải là điều ông Thái có thể kiểm soát". Theo nguồn tin "cho đến nay, không có dấu hiệu bất mãn từ ông Tập".
Ở tuổi 64, ông Thái đủ điều kiện để tiếp tục thăng tiến lên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc tại kỳ đại hội lần thứ 20 vào năm 2022.
Gần như suốt sự nghiệp của mình, ông Thái đều phục vụ dưới trướng ông Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP
Ông Thái từng được xem là một điển hình cho những trường hợp thăng tiến ngoài thông lệ chính trị, khi được bổ nhiệm vượt nhiều cấp trong thời gian ngắn để nắm giữ vị trí "trấn thủ" Bắc Kinh. Vào cuối tháng 5-2017, ông Thái Kỳ được Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Bắc Kinh, khi đang giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia.
Theo các chuyên gia phân tích chính trị Trung Quốc, đây là trường hợp bổ nhiệm vượt cấp hiếm hoi vì bí thư Bắc Kinh, vị trí cao nhất ở thủ đô Trung Quốc, thường phải là ủy viên Bộ Chính trị.
Kuwait ban hành lệnh giới nghiêm toàn diện phòng dịch Covid-19 Kuwait sẽ bắt đầu thực hiện lệnh giới nghiêm toàn diện trên toàn quốc từ ngày Chủ nhật tới đến hết tháng 5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Quyết định này được đưa ra theo đề nghị của cơ quan y tế ở nước này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Theo Bộ Y tế Kuwait...