Nhật Bản và châu Phi nhấn mạnh sự cần thiết duy trì trật tự trên biển
Tuyên bố chung Yokohama 2019 khẳng định sự cần thiết của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên các quy tắc phù hợp và dành quan tâm tích cực đối với sáng kiến Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa, hàng đầu) cùng các nhà lãnh đạo châu Phi chụp ảnh chung tại Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (TICAD), tại Yokohama ngày 30/8/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 30/8, Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (TICAD) lần thứ 7 đã bế mạc tại thành phố Yokohama (Nhật Bản), với việc thông qua Tuyên bố chung Yokohama 2019, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì trật tự trên biển dựa trên quy tắc phù hợp với luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Tuyên bố chung có đoạn: “Chúng tôi nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết phải tăng cường phối hợp song phương, khu vực và quốc tế giữa các bên liên quan trong lĩnh vực an ninh trên biển, trong đó có việc chống cướp biển, hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và các tội phạm trên biển khác.”
Tuyên bố khẳng định sự cần thiết của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên các quy tắc phù hợp với luật pháp quốc tế và dành sự quan tâm tích cực đối với sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố tại TICAD 6 ở Nairobi.
Bên cạnh đó, Tuyên bố chung Yokohama 2019 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “đặt con người vào trung tâm của sự phát triển của châu Phi và kêu gọi thực thi đầy đủ Tuyên bố chung Addis Ababa về dân số và phát triển và Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Phát triển Dân số.”
Tuyên bố chung cũng công nhận vai trò của khu vực tư nhân trong việc phát triển châu Phi và tầm quan trọng của việc phát triển khu vực này, đồng thời khẳng định quyết tâm hợp tác để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên của châu Phi.
Tuyên bố Yokohama còn nêu bật vai trò bổ sung cho nhau của các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực, và vai trò cơ sở hạ tầng với tư cách động lực tăng trưởng kinh tế chủ chốt.
Tại diễn đàn này, các đại biểu đã thông qua Kế hoạch hành động Yokohama 2019, trong đó nêu ra các lĩnh vực ưu tiên, các hành động cụ thể, các bên tham gia và kết quả mong muốn khi triển khai Tuyên bố chung Yokohama 2019. TICAD 8 dự kiến sẽ được tổ chức tại châu Phi vào năm 2022./.
Theo Đào Tùng (TTXVN/Vietnam )
Nhật Bản cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở châu Phi
Nhật Bản trong tuần này tổ chức một hội nghị về phát triển với các nhà lãnh đạo châu Phi, với mong muốn tăng cường sự hiện diện tại châu lục.
Thủ tướng Nhận Bản Shinzo Abe cho biết, ông muốn Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (gọi tắt là TICAD) sẽ mở ra các hoạt động gây ảnh hưởng của Nhật Bản ở châu Phi. Hội nghị, được tổ chức 5 năm một lần kể từ năm 1993, diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mở rộng đầu tư ở châu Phi với 60 tỷ USD vốn vay cấp cho châu Phi trong năm ngoái. Con số này cao gấp 2 lần mà Nhật Bản cam kết tại hội nghị lần trước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: Japan Times)
Giới phân tích cho biết, tại hội nghị năm nay, Nhật Bản sẽ khẳng định vai trò là đối tác "có chất lượng", đề nghị cấp các khoản vay và các hỗ trợ khác mà không có những ràng buộc gây tranh cãi như Trung Quốc.
Thủ tướng Shinzo Abe mới đây tuyên bố Nhật Bản muốn thúc đẩy tăng trưởng của châu Phi thông qua phát triển hạ tầng chất lượng cao, công nghệ khoa học, và sáng tạo./.
Theo Trần Nga/VOV1
Tranh cãi quanh kế hoạch hòa bình Trung Đông Ngày 25-6, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức khởi động phần kinh tế trị giá 50 tỷ USD trong kế hoạch hòa bình Trung Đông, đồng thời cho rằng con đường theo hướng thúc đẩy đầu tư cho Palestine là điều kiện tiên quyết cần thiết để chấm dứt hàng thập kỷ xung đột. Tuy nhiên, kế hoạch đã không...