Nhật Bản trang bị ngay tiêm kích F-35B trên tàu sân bay, “dằn mặt” Trung Quốc
Mỹ ngày 9.7 phê chuẩn thỏa thuận bán 105 tiêm kích tàng hình F-35 cho Nhật Bản, bao gồm 42 chiếc F-35B để Nhật Bản trang bị ngay trên tàu sân bay.
Tàu khu trục đa năng JS Izumo của Nhật đang được hoán cải thành tàu sân bay hạng nhẹ tại nhà máy đóng tàu ở Yokohama.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington đã đồng ý bán cho Tokyo 105 tiêm kích tàng hình F-35, bao gồm 63 chiếc F-35A, 42 chiếc F-35B và 110 động cơ F135. Lô hàng cũng bao gồm các thiết bị phụ trợ, pháo sáng và chi phí huấn luyện phi công.
Ước tính tổng giá trị lô hàng lên tới 23 tỉ USD. Thỏa thuận được xác nhận đưa Nhật Bản là quốc gia sở hữu nhiều tiêm kích tàng hình F-35 nhất ngoài Mỹ.
Điểm đáng chú ý trong thỏa thuận là Mỹ đồng ý bán cho Nhật Bản các tiêm kích hạm F-35B. Những chiếc máy bay này sẽ được trang bị cho tàu sân bay lớp Izumo của Nhật. Nhật Bản chưa chính thức thông báo các tiêm kích F-35B sẽ được giao cho hải quân hay không quân.
Video đang HOT
Trả lời trên trang USNI, quan chức Mỹ xác nhận đã “bật đèn xanh” để tiêm kích F-35B hoạt động trên các tàu lớp Izumo. Một khi Mỹ bàn giao các tiêm kích hạm F-35B đầu tiên, Nhật Bản có thể trang bị ngay trên các tàu này mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Tiêm kích F-35B có khả năng cất cánh thẳng đứng trên tàu sân bay.
Các bức ảnh chụp tai nhà máy đóng tàu ở Yokohama tuần trước cho thấy Nhật Bản đang tích cực đẩy nhanh tiến độ hoán cải tàu khu trục đa năng JS Izumo. Phần boong tàu được gia cố để đáp ứng yêu cầu cất và hạ cánh của tiêm kích F-35B, đài chỉ huy được thay thế, pháo đánh chặn tầm gần phalanx tạm thời được dỡ bỏ. Chi phí hoán cải ước ước tính vào khoảng 28 triệu USD.
Sau JS Izumo, Nhật Bản sẽ tiếp tục hoán cải tàu JS Kaga. Đây sẽ là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản sở hữu tàu sân bay kể từ sau Thế chiến 2.
Hai tàu sân bay hạng nhẹ Izumo và Kaga của Nhật có lượng giãn nước 24.000 tấn, mỗi chiếc có thể mang theo tối đa 12 tiêm kích hạm F-35B, 8 trực thăng V-22 Osprey. Tàu cũng mang theo 400 lính thủy đánh bộ và 50 xe tải 3,5 tấn (hoặc phương tiện chiến đấu tương đương).
Một cựu quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết, mối đe dọa ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng biển Nhật là nguyên nhân Tokyo cần sớm sở hữu hạm đội tàu sân bay.
Nhật Bản từng nhiều lần khẳng định mục đích hoán cải tàu sân bay là để phòng thủ, bảo vệ lợi ích ở quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Ngoài ra, sở hữu tàu sân bay giúp Nhật Bản mở rộng năng lực chiến đấu, hỗ trợ Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.
Leo thang căng thẳng với Nhật, Trung Quốc đặt tên 50 thực thể ở biển Hoa Đông
Trung Quốc công bố tên mới cho 50 thực thể dưới nước ở Biển Hoa Đông trong bối căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo gia tăng thời gian gần đây.
Các định danh mới cho 50 thực thể này, bao gồm các hẻm núi ngầm được công bố trong thông báo phát đi hôm 23/6 của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc.
Nhiều thực thể trong danh sách này gần với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp. Đặc biệt, 3 trong số đó có có chứa chữ "Điếu Ngư" trong tên.
Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Ảnh: Kyodo News)
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này.
Tranh chấp về chủ quyền ở khu vực trên đẩy quan hệ Trung - Nhật vào tình trạng căng thẳng trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đao thuộc Senkaku/Điếu Ngư hôi tháng 9/2012.
Căng thẳng gia tăng thời gian gần đây sau khi thành phố Ishigaki, Nhật Bản hôm 22/6 thông qua dự luật đổi tên đơn vị hành chính bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vùng này được gọi là Tonoshiro nhưng từ ngày 1/10 sẽ có tên là Tonoshiro Senkaku.
Trung Quốc ngay sau đó lên tiếng phản đối động thái này, nhấn mạnh việc Nhật Bản thông qua dự luật mới là "thách thức nghiêm trọng" đối với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, là hành vi "phi pháp" và "vô giá trị". Bắc Kinh đồng thời khẳng định quyết tâm và ý chí không thay đổi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Nhật sửa tên đảo tranh chấp với Trung Quốc Hội đồng thành phố Ishigaki thông qua nghị quyết đổi tên hành chính nhóm đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, khiến Bắc Kinh phản ứng. Hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản hôm qua thông qua nghị quyết thay đổi trạng thái hành chính của nhóm đảo không người trên biển Hoa Đông mà Nhật gọi...