Nhật Bản thận trọng về chính sách kinh tế của chính quyền mới tại Mỹ
Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm rằng nền kinh tế của nước này đang phục hồi ở mức vừa phải, đồng thời cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong báo cáo tháng công bố ngày 26/11, Văn phòng Nội các, cơ quan phụ trách chính sách kinh tế và tài khóa của Nhật Bản, cho biết nền kinh tế đang “phục hồi ở tốc độ vừa phải, mặc dù vẫn bị dừng lại một phần”. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp cơ quan này sử dụng cùng một cách diễn đạt cho đánh giá chung về nền kinh tế.
Chính phủ đã nâng cấp đánh giá về hàng nhập khẩu, thường phản ánh nhu cầu trong nước mạnh mẽ, trích dẫn hoạt động nhập khẩu có tăng trưởng như máy tính cá nhân từ Trung Quốc và ô tô từ Ấn Độ. Ngoài ra, báo cáo khuyến nghị “cần chú ý đầy đủ” đến “xu hướng chính sách trong tương lai tại Mỹ” sau khi ông Trump đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11.
Video đang HOT
Một quan chức Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết các kế hoạch được Tổng thống đắc cử Trump đề xuất, chẳng hạn như tăng thuế quan và cắt giảm thuế, có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ và đẩy nhanh lạm phát. Báo cáo nhận định bất kỳ tác động nào đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Nhật Bản, xét đến mối quan hệ kinh tế song phương chặt chẽ.
Giá tiêu dùng, thước đo chính của lạm phát, đã được điều chỉnh từ “tăng vừa phải” thành “tăng gần đây”, một phần là do giá thực phẩm bao gồm gạo tăng vọt.
Đây là lần thay đổi đầu tiên trong 10 tháng. Văn phòng Nội các đã sửa đổi cách diễn đạt về giá hàng hóa doanh nghiệp từ “tốc độ tăng đang chậm lại” thành “tăng khiêm tốn”.
Báo cáo hạ thấp đánh giá về đầu tư công vì tác động của các công trình công cộng được tài trợ từ nguồn ngân sách bổ sung cho năm tài chính trước đó kết thúc vào tháng 3 đã giảm dần. Ngân sách này nhằm mục đích tăng cường cơ sở hạ tầng. Chính phủ không thay đổi đánh giá của mình về các thành phần quan trọng khác như tiêu dùng tư nhân, chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, và xuất khẩu.
Nhật Bản công bố thời điểm họp Quốc hội bất thường
Ngày 24/9, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi thông báo Quốc hội nước này sẽ tiến hành phiên họp bất thường vào ngày 1/10 để bầu thủ tướng mới thay thế ông Fumio Kishida.
Toàn cảnh phiên họp Hạ viện Nhật Bản tại thủ đô Tokyo ngày 10/5/2024. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Trong nội dung gửi tới các quan chức cấp cao của đảng cầm quyền và phe đối lập trong Quốc hội, ông Yoshimasa Hayashi đã thông báo lịch trình cụ thể của phiên họp bất thường của Quốc hội. Theo kế hoạch, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền sẽ bỏ phiếu bầu Chủ tịch đảng vào ngày 27/9.
Theo giới phân tích, người chiến thắng trong cuộc bầu Chủ tịch đảng LDP sắp tới chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng do LDP và đảng Công minh (Komeito) - đối tác trong liên minh cầm quyền, hiện đang kiểm soát lưỡng viện của Nhật Bản.
Theo kế hoạch, sau khi được cả Hạ viện và Thượng viện bầu chọn, Thủ tướng mới sẽ công bố việc thành lập Nội các và có bài phát biểu chính sách trước Quốc hội. Nội các của đương kim Thủ tướng Kishida - người sẽ thôi giữ chức Chủ tịch LDP vào cuối tháng 9, có quyền ấn định thời điểm khai mạc phiên họp bất thường. Tuy nhiên, các chi tiết khác, trong đó có thời lượng phiên họp sẽ do người kế nhiệm Thủ tướng Kishida quyết định.
Các nghị sĩ đối lập yêu cầu được phân bổ đủ thời lượng để chất vấn Thủ tướng mới tại Quốc hội, trước khi Hạ viện bị giải tán để tổ chức bầu cử sớm.
Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch mới, LDP kỳ vọng có thể tìm cách khôi phục lòng tin của cử tri - vốn bị suy yếu sau vụ bê bối quỹ đen. Trong khi đó, đảng đối lập chính Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) được cho là sẽ tăng cường công kích LDP, đặc biệt sau khi ông Yoshihiko Noda vừa được tái bổ nhiệm làm Chủ tịch CDPJ vào ngày 23/9. Ông Noda từng có khoảng thời gian ngắn giữ chức Thủ tướng trong giai đoạn 2011 - 2012.
Đảng LDP đã cầm quyền gần như liên tục tại Nhật Bản, nắm giữ đa số trong Quốc hội nhiều thập kỷ qua. Các cuộc thăm dò cho thấy hiện có 3 ứng cử viên nhiều khả năng nhất trong số 9 ứng cử viên có thể kế nhiệm ông Fumio Kishida làm người đứng đầu LDP. Đó là nữ Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi, 63 tuổi; cựu Tổng thư ký LDP Shigeru Ishiba, 67 tuổi và ông Shinjiro Koizumi, 43 tuổi, con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi. Trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng, mỗi người trong số 367 nghị sĩ của LDP sẽ bỏ phiếu và 367 phiếu bầu khác sẽ được xác định dựa trên ý nguyện của các thành viên cấp cơ sở và những người ủng hộ đảng.
'Khoảng lặng' trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản Quyết định từ chức của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhiều khả năng sẽ dẫn đến một khoảng lặng, chứ không phải dấu chấm hết, cho kế hoạch tăng dần lãi suất từ mức gần bằng không của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Trụ sở Ngân hàng trung ương Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh: Kyodo/TTXVN Lộ trình tăng lãi suất...