Nhật Bản tăng cường đầu tư sản xuất chất bán dẫn
Nhật Bản đang lên kế hoạch thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước với nhiệm vụ đưa nước này trở lại là cường quốc về chất bán dẫn như trước đây.
Ảnh minh họa.
Chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch đưa Nhật Bản trở lại vị trí cường quốc về chất bán dẫn, coi đây là sứ mệnh quốc gia. Trước tiên, Nhật Bản là sẽ hợp nhất các tập đoàn lớn để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota, Sony và NTT… cho biết họ sẽ cùng hợp tác thành lập một công ty mới có tên gọi là “ Radius” để sản xuất chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, được sử dụng trong siêu máy tính hay trí tuệ nhân tạo AI.
Video đang HOT
Công ty mới do các tập đoàn lớn của Nhật Bản thành lập cũng sẽ có sự tham gia của các trường đại học lớn là Đại học Tokyo hay Đại học Công nghiệp Tokyo…
Công ty Radius của Nhật Bản dự kiến sẽ đi tắt đón đầu để giành lợi thế, tạo ra các sản phẩm chất bán dẫn ưu việt hơn so với các chất bán dẫn mà các cường quốc bán dẫn khác đang sản xuất.
Dự kiến, công ty Radius có kế hoạch sản xuất chất bán dẫn mới, có kích thước 2 nanomet và có khả năng xử lý nhiều thông tin hơn cũng như sử dụng ít năng lượng hơn so với các chất bán dẫn có kích thước 3 nanomet đang được sản xuất hiện nay. Dự kiến dây chuyền sản xuất sẽ được xây dựng từ khoảng năm 2025 và đưa vào thương mại hóa từ năm 2030.
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này cũng như tiến hành hợp tác với Mỹ trong các dự án sản xuất
Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực chất bán dẫn. Một khoản ngân sách trị giá 4,4 tỷ USD sẽ được sử dụng để hỗ trợ thành lập các nhà máy sản suất bán dẫn trong nước tương tự như Radius.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng cho biết, Nhật Bản và Mỹ sẽ thành lập quỹ chung trị giá 9,3 tỷ USD để phát triển chất bán dẫn thế hệ tiếp theo.
Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư công và đầu tư tư nhân trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực này ngoài đầu tư tài chính, Nhật Bản cần nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực mới có thể nhanh chóng phát triển công nghệ bán dẫn thế hệ tiếp theo.
Các công ty lớn Nhật Bản hợp tác phát triển sản xuất chất bán dẫn
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota, Sony, NTT...sẽ cùng thành lập một công ty mới mang tên 'Rapidus' nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota, Sony, NTT...sẽ cùng thành lập một công ty mới mang tên "Rapidus" nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản.
Công ty mới do các tập đoàn lớn của Nhật Bản thành lập sẽ có sự tham gia của các trường đại học lớn của Nhật Bản là Đại học Tokyo, Đại học Công nghiệp Tokyo..., mục tiêu nghiên cứu phát triển linh kiện bán dẫn có kích thước dưới 2 nanomet cần thiết cho các lĩnh vực xe tự hành, thành phố thông minh (Smart City).
Dự kiến quá trình sản xuất, thương mại hóa sẽ bắt đầu từ năm 2027. Chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét cung cấp khoản hỗ trợ khoảng 70 tỷ yen (493,36 triệu USD) nhằm hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển của công ty mới này.
Ngành công nghiệp của Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp linh kiện bán dẫn ở nước ngoài do kỹ thuật sản xuất chất bán dẫn của các công ty Nhật Bản lạc hậu hơn so với công ty của Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc).
Để phát triển được ngành sản xuất chất bán dẫn nội địa, Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển kỹ thuật.
Ông Akira Minamikawa, Giám đốc công ty Omdia của Anh, cho rằng tại Nhật Bản chưa có nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển linh kiện bán dẫn, do đó đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết. Để làm được điều này, các công ty Nhật Bản cần hợp tác với các công ty nước ngoài để học hỏi kiến thức, công nghệ.
Thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn nội địa là một trong những chính sách ưu tiên của chính phủ Nhật Bản. Tháng 6/2021, chính phủ Nhật Bản đã công bố Chiến lược chất bán dẫn, với ba trọng tâm là khôi phục phát triển chất bán dẫn logic, tăng cường mạng lưới cung ứng bộ nhớ, cảm biến..., cải tiến, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực vật liệu, thiết bị sản xuất vốn là thế mạnh của Nhật Bản./.
Nhật Bản sẽ phát triển chip bán dẫn 'thần tốc' Trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung liên quan đến con chip nhỏ bé, Nhật Bản đang gấp rút hồi sinh cơ sở sản xuất bán dẫn của mình để tránh bị thiếu hụt. Nhật Bản sẽ đầu tư 70 tỷ Yên (494 triệu USD) vào một công ty chip bán dẫn tiên tiến do các tập đoàn hàng đầu - bao...