Nhật Bản sử dụng siêu máy tính và AI để cảnh báo sớm sóng thần
Nhóm nghiên cứu gồm các trường đại học và các công ty công nghệ Nhật Bản đang phát triển hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sóng thần sau động đất trên cơ sở sử dụng các siêu máy tính và trí thông minh nhân tạo (AI).
Sóng lớn ở bờ biển quần đảo Amami thuộc tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, siêu máy tính này được đặt tại Đại học Tohoku và Đại học Osaka, có thể đưa ra cảnh báo nguy cơ sóng thần trong phạm vi 13.000 km bờ biển của Nhật Bản trong vòng khoảng 20 – 30 phút sau khi xảy ra động đất và ngay lập tức thông báo tới các cơ quan chức năng của nước này.
Khi xảy ra động đất, siêu máy tính sẽ dựa trên các dữ liệu do Cơ quan Khí tượng và Viện Địa lý Nhật Bản cung cấp về tình hình đô thị hóa, địa hình, biến động địa chất, quy mô trận động đất để đánh giá nguy cơ xảy ra sóng thần, theo đó ước tính độ sâu, phạm vi ngập nước, số lượng các tòa nhà bị cuốn trôi trong phạm vi 30 m2.
Hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sóng thần của Nhật Bản đã chính thức hoạt động từ năm 2018 với phạm vi cảnh báo trong khoảng 6.000 km bờ biển từ tỉnh Kagoshima đến tỉnh Shizuoku của Nhật Bản. Năm 2020, phạm vi cảnh báo tăng lên 8.000 km, kéo dài tới tỉnh Ibaraki. Kể từ tháng 4/2021, hệ thống này sẽ bắt đầu ứng dụng các siêu máy tính thế hệ mới có khả năng xử lý lượng thông tin gấp 4 lần và phạm vi cảnh báo tăng gấp 1,6 lần. Trong tương lai, phạm vi cảnh báo có thể mở rộng ra toàn bộ bờ biển Nhật Bản.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu khác thuộc Công ty Fujitsu và Đại học Tokyo cũng đang phát triển hệ thống sử dụng AI để đưa ra cảnh báo sớm nguy cơ sóng thần tại các địa phương giáp biển trong vòng vài giây sau khi cảnh báo động đất được đưa ra. Hệ thống này có thể sử dụng các máy tính thương mại thông thường và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong 2 năm tới.
Trong trận động đất kèm theo sóng thần tại phía Đông Nhật Bản năm 2011, hệ thống giao thông, liên lạc bị gián đoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá mức độ thiệt hại và triển khai cứu hộ cứu nạn. Hệ thống cảnh báo sử dụng các siêu máy tính thế hệ mới và AI được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chức năng của Nhật Bản kịp thời triển khai cứu trợ cứu nạn tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần trong tương lai.
Video đang HOT
Người Nhật sợ đẻ trong đại dịch
Số trẻ em chào đời trong năm 2021 dự kiến dưới 800.000, do nhiều gia đình lo sợ lây nhiễm Covid-19 khi đến bệnh viện khám thai và áp lực tài chính.
Theo Bộ Y tế, nước này có khoảng 848.000 ca sinh trong năm 2020, ít hơn 17.000 ca so với năm 2019, thấp nhất kể từ lần thu thập dữ liệu gần nhất là vào năm 1899.
Năm 2019, lần đầu tiên số trẻ sơ sinh tại Nhật Bản thấp dưới 900.000, trở thành mối lo ngại của chính phủ. Theo Viện Nghiên cứu Nhật Bản, tình hình có thể còn tồi tệ hơn trong năm 2021, phần lớn do ảnh hưởng của đại dịch. Thực trạng này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trầm trọng của Nhật.
Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku đã tính toán nếu giữ nguyên tốc độ suy giảm dân số hiện tại, người Nhật sẽ tuyệt chủng vào tháng 8 năm 3766.
Yoko Tsukamoto, giáo sư khoa nhiễm trùng tại Đại học Khoa học Sức khỏe Hokkaido, nhận định: "Rõ ràng là trong năm 2020 có hàng loạt lý do khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều so với trước đây. Nhưng về cơ bản, việc người Nhật ngại đẻ xuất phát từ nỗi sợ hãi và vấn đề tài chính".
"Người dân xem tin tức về đại dịch. Họ biết người nhiễm virus đang được điều trị trong bệnh viện. Họ sợ mang thai vì sẽ phải thường xuyên đến phòng khám sản phụ khoa. Họ được nghe những chuyện xảy ra với người mắc bệnh và sợ điều tương tự sẽ ập đến với mình", bà nói thêm.
Vấn đề khác là kinh tế. Dù nỗi lo cơm áo gạo tiền vốn là câu chuyện muôn thuở của các cặp vợ chồng trẻ, trong năm nay, chúng trở nên trầm trọng hơn bởi nhiều người bị mất việc, giảm lương do Covid-19.
Noriko Hama, giáo sư kinh tế tại Đại học Doshisha, Kyoto, cho biết hầu hết các cặp vợ chồng trẻ quyết định rằng đây không phải thời điểm thích hợp để sinh con.
Trẻ em Nhật Bản mặc Yukata trong lễ hội mùa hè. Ảnh: Medium
"Đó chắc chắn là bước ngoặt lớn và mọi người đang sợ hãi. Nếu họ vốn đã gặp áp lực tài chính vào năm ngoái, việc có con giữa đại dịch sẽ càng khiên cưỡng hơn", bà nói.
Bà Hama chỉ ra rằng những gia đình trì hoãn sinh đẻ chắc chắn sẽ ít khả năng có thêm con thứ hai hay ba trong tương lai. Đây được coi là hệ quả lâu dài, "quả bom nổ chậm" của đại dịch.
Theo thống kê của chính phủ, năm 2019, Nhật Bản có 126,17 triệu dân, giảm so với mức đỉnh là 128 triệu của một thập kỷ trước. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Lancet trước Covid-19 dự đoán tổng số dân của đất nước này sẽ giảm xuống còn 53 triệu người vào cuối thế kỷ 21.
Trong 20 năm qua, người Nhật lựa chọn kết hôn muộn và sinh ít con, chủ yếu do áp lực tài chính. Trong khi đó, tiến bộ công nghệ và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khiến họ sống lâu hơn bao giờ hết.
Tuổi thọ trung bình của nước này hiện là 84,1. Số lượng lớn người cao tuổi cần có lương hưu và nhân viên chăm sóc dài hạn, song ngày càng ít người trẻ lựa chọn ngành nghề này.
Chính phủ kế nhiệm đã đưa ra nhiều đề xuất giải quyết tình trạng sụt giảm dân số. Luật mới của Nhật Bản cho phép đàn ông được nghỉ thai sản cùng người vợ và nhận thêm hỗ trợ tài chính. Ở cấp địa phương, các thị trấn khuyến khích các cặp vợ chồng lưu trú bằng việc cung cấp xe hơi, nhà ở. Tuy nhiên, người trẻ vẫn chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Giáo sư Hama cho biết nhiều cặp vợ chồng Nhật Bản mong muốn có con, song áp lực tài chính quá lớn, đặc biệt trong thời điểm nền kinh tế bấp bênh.
"Chính phủ đưa ra các giải pháp nghe có vẻ tuyệt vời, chẳng hạn chương trình 'Go To Travel' (nhằm thúc đẩy du lịch trong nước). Nhưng chúng chỉ là các cụm từ hấp dẫn đến từ một quyết định chưa được cân nhắc thấu đáo", bà nhận định. "Nó tương tự những biện pháp khuyến khích sinh thêm con. Người dân thực sự không còn tin tưởng nhiều vào chính phủ nữa. Họ biết rằng trên thực tế, các kế hoạch của họ khó có thể thành công".
Tuy nhiên, giáo sư Hama không coi tình trạng sụt giảm dân số của Nhật Bản là một thảm họa.
"Tôi không nghĩ việc có ít người trong một không gian rộng lớn là điều quá tồi tệ. Rất cần có một hệ thống hoạt động hiệu quả, nhưng giảm số dân không đồng nghĩa với giảm chất lượng sống. Trên thực tế, nó có thể dẫn đến điều ngược lại, khiến mọi người thoải mái và 'sống chậm' hơn", bà nói.
Hòn đảo hẻo lánh Nhật Bản 'trải thảm' đón người Việt Đảo Fukue ở tây nam Nhật Bản chào đón những người Việt trẻ đến học tại trường dạy tiếng địa phương trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng. Khoảng 90% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở thành phố Goto trên đảo Fukue đều rời quê hương để học lên cao hơn hoặc tìm việc làm, để lại hòn...