Nhật Bản sẽ cấm trừng phạt thân thể trẻ em
Chính phủ dự kiến làm rõ những hành động cấu thành nên “trừng phạt thân thể”, nhằm ngăn chặn số vụ lạm dụng trẻ em đang gia tăng.
Theo Straits Times, thời gian qua, cái chết của hai cô bé dưới 1 tuổi do bị lạm dụng khiến dư luận Nhật Bản phẫn nộ. Theo luật mới về chống lạm dụng trẻ em sẽ trình lên Quốc hội trong tháng này, chính phủ dự kiến làm rõ những hành động cấu thành nên “trừng phạt thân thể”.
Trước đó, luật chống lạm dụng trẻ em đã được sửa đổi lần cuối vào năm 2016, nhưng không bao gồm bất kỳ lệnh cấm rõ ràng nào đối với hình phạt thể xác. Động thái thắt chặt quy định của luật pháp xuất hiện khi số vụ lạm dụng trẻ em do cảnh sát xử lý ngày càng tăng. Trong bối cảnh tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm mạnh, việc bảo vệ trẻ em càng trở nên bức thiết.
Ảnh: Shutterstock
Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng chính phủ “sẽ làm tất cả những gì có thể để xóa bỏ lạm dụng trẻ em”. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cùng Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết sẽ chủ động chia sẻ thông tin với nhau khi đứa trẻ nghi ngờ bị lạm dụng nghỉ học quá một tuần.
Theo số liệu công bố tháng trước, cảnh sát Nhật Bản xử lý 80.100 trường hợp lạm dụng trẻ em vào năm 2018, tăng 22,4% so với năm 2017 và là năm thứ 14 tăng liên tiếp. Trong số này, 14.820 trường hợp là lạm dụng thể chất, tăng 20,1%.
Tuy nhiên, chỉ có 1.350 trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ bị bắt và buộc tội gây hại cho trẻ. Điều này xuất phát từ việc xã hội Nhật Bản thường để các gia đình giải quyết vấn đề nội bộ. Cơ quan tư pháp ít muốn can thiệp, đặc biệt là trong các trường hợp có thể khó chứng minh.
Chính phủ đã tiến hành cuộc rà soát khẩn cấp kéo dài một tháng để kiểm tra sự an toàn của tất cả trẻ em nghi bị lạm dụng, bắt đầu từ ngày 8/2 và sẽ kết thúc thứ sáu tuần này.
Thùy Linh
Theo VNE
Video đang HOT
Cần có hình thức kỷ luật thích đáng đối với thầy sờ mông, sờ đùi học sinh
Tình trạng lạm dụng trẻ em ở Việt Nam đã trở thành vấn nạn, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải hành động quyết liệt để loại bỏ ra khỏi trường học
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, vụ việc nghi vấn thầy giáo D.T.M, là giáo viên chủ nhiệm lớp 5A Trường tiểu học Tiên Sơn bị tố cáo uống rượu, véo mũi, véo tai, sờ mông, sờ đùi... nhiều nữ sinh vào buổi học phụ đạo chiều ngày 1/3/2019 đã và đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Ngày 06/3/2019, tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên đã tổ chức thông cáo báo chí về vụ việc,theo kết quả điều tra, xác minh của cơ quan chức năng về vụ việc.
Phó Chủ tịch huyện Việt Yên, ông Nguyễn Đại Lượng cho biết: "Quá trình làm việc với thầy giáo D.T.M và trình bày của học sinh cho thấy thầy giáo D.T.M chỉ véo tai, véo mũi, dí vai, sờ mông, sờ đùi một số em".
Công an huyện xác định chưa đủ căn cứ chứng minh thầy giáo D.T.M có hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Dù đã có kết luận của cơ quan điều tra nhưng những hành động của giáo viên D.T.M đã gây bức xúc trong dư luận. Nhiều chuyên gia tâm lý, hội bảo vệ trẻ em đã lên tiếng.
Trao đổi với báo Điện tử Giáo dục Việt Nam,Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Kim Quý, Phòng tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý cho trẻ, Trung ương Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng ngành giáo dục phải có hình phạt thích đáng, đủ sức răn đe với những hành động tương tự.
Theo Tiến sĩ Quý, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc về xâm hại, lạm dụng trẻ em, đặc biệt là xảy ra trong trường học.
Do đó để ngăn chặn những hành động tương tự có thể xảy ra trong tương lai với nhiều mức độ khác nhau cần phải có hình thức xử lý thích đáng.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý cho rằng các hành động của giáo viên D.T.M là hành vi lạm dụng trẻ em. (Ảnh: NVCC)
Với những hành động sờ mông, sờ đùi các em nữ sinh là hành vi lạm dụng trẻ em. Đó là những bộ phận không được phép đụng chạm.
Đặc biệt, giáo viên D.T.M lại còn uống rượu khi lên lớp là hành động không chấp nhận được.
Bởi khi uống rượu vào anh không kiểm soát được hành vi của anh ấy dẫn đến những hành động không đúng mực.
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, điều đáng lo ngại nhất chính là tâm lý các em gái sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện nay trong chương trình tiểu học các em cũng đã được học những kỹ năng về phòng chống xâm hại, lạm dụng trẻ em, do đó các em sẽ dễ dàng nhận thấy những hành động của thầy là không đúng mực.
Tuy nhiên, trong mắt các em người thầy lúc nào cũng có những vị trí nhất định, những hành động của thầy đối với cơ thể các em sẽ khiến các em không thể phản kháng.
Các cảm giác xấu hổ, tổn thương tâm lý rất dễ dẫn đến. Những hậu quả để lại có thể không thấy được ngay nhưng có thể kéo dài nhiều năm sau này cũng như đến tuổi trưởng thành".
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Quý cũng chỉ ra vấn đề hiện nay đến chính người lớn cũng ngại đề cập đến vấn đề lạm dụng trẻ em vì lo ngại những vấn đề khác phát sinh. Hành vi của thầy giáo như vậy là lạm dụng.
Việc lạm dụng có thể ở nhiều mức độ khác nhau nhưng những hành vi sờ vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ như vậy đã là hành vi lạm dụng rồi. Thế nhưng, nhận thức xã hội về từng mức độ khác nhau vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất.
Thế nhưng, trước tình trạng báo động tình trạng trẻ em bị lạm dụng ở Việt Nam thời gian gần đây các cơ quan chức năng, ngành giáo dục phải có những hành động quyết liệt để loại bỏ vấn đề này ra khỏi học đường.
Môi trường giáo dục, tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều".
Ngày 06/3/2019, tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên đã tổ chức thông cáo báo chí về vụ việc giáo viên D.T.M, Trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nghi có hành vi xâm phạm học sinh. Ảnh: Công Tiến
Đồng quan điểm với Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cũng cho rằng cần phải có hình thức xử lý thích đáng.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An: "Chúng ta chưa coi trọng đúng mức vấn đề trẻ em bị lạm dụng, xâm hại nên mới xảy ra những vụ việc đau lòng.
Chúng ta cần phải nhìn nhận sự việc đúng với bản chất để chúng ta có thể giải quyết được vấn đề.
Mọi cách bao che, bao biện, che giấu, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vụ việc chỉ làm cho những câu chuyện kiểu này trở nên tồi tệ hơn mà thôi".
Bác sĩ An cho rằng đã đến lúc ngành giáo dục cần chấn chỉnh ngay những giáo viên có lối sống buông thả như uống rượu hay có những hạnh động không chuẩn mực...
Trung bình mỗi ngày hơn 4 vụ trẻ em bị xâm hại
Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2018, toàn quốc xảy ra trên 1.500 vụ xâm hại trẻ em (giảm 2,8% so với năm 2017). Cơ quan chức năng đã xử lý gần 1.700 người phạm tội có hành vi xâm hại trên 1.500 em.
Trong đó, hơn 1.200 vụ án xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.230 người phạm tội có hành vi xâm hại tình dục trên 1.100 em.
Trong năm, Cơ quan điều tra đã xử lý hình sự 1.360 người phạm tội; xử phạt hành chính 160 người và đang trong quá trình xác minh đối với 58 người khác.
Trần Phương
Theo giaoduc.net.vn
Phụ huynh cũng là thủ phạm dẫn đến trẻ em bị xâm hại! Sau liên tiếp những vụ xâm hại xảy ra đối với trẻ em thời gian qua, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục khẳng định đã có lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em. TS Vũ Thu Hương. Lỗ hổng bảo vệ bắt nguồn từ... quan niệm Thưa bà, bà...