Nhật Bản sắp có điện thoại thông minh đo phóng xạ
Ông Masayoshi Son, Tổng Giám đốc của Công ty sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 ở Nhật Bản Softbank ngày 29/5 cho biết tới đây công ty sẽ bán ra thị trường một loại điện thoại di động đa năng (điện thoại thông minh) được tích hợp một xạ lượng kế để đo mức độ phóng xạ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Loại điện thoại này do Tập đoàn điện tử Sharp phát triển, sẽ đánh giá mức độ phóng xạ (tia gamma) trong biên độ từ 0,05 microsievert/giờ đến 9,99 microsievert/giờ nhờ một con chíp đặc biệt.
Theo ông Masayoshi Son, với điện thoại trên, chỉ cần ấn một nút là đủ để do mức độ phóng xạ tại một nơi nào đó. Các cuộc đo phóng xạ sẽ tự động được xếp hạng theo niên đại và được định vị trên một bản đồ địa lý nhờ hệ thống định vị qua vệ tinh (GPS).
Video đang HOT
Theo dự kiến, điện thoại đo phóng xạ sẽ có sẵn để sử dụng bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng Bảy tới.
Cũng theo Tổng Giám đốc của Softbank, trước khi trình làng loại điện thoại nói trên, đối thủ của công ty này là hãng NTT Docomo đã giới thiệu một loại phụ kiện dành cho điện thoại di động dưới dạng giấy bọc sách. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một nguyên mẫu./.
Theo TTXVN
Thảm họa Fukushima đáng sợ hơn ước tính
Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 25-5 cho biết mức phóng xạ lan ra không khí sau thảm họa hạt nhân Fukushima tháng 3-2011 nghiêm trọng hơn những gì mà nước Nhật ước tính trước đó
Lượng phóng xạ lan ra không khí sau thảm họa Fukushima bị cho là cao hơn những gì mà nước Nhật ước tính trước đó - Ảnh: CNN
Theo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khoảng 900.000 terabecquerel phóng xạ đã được thải ra không khí từ ngày 12 đến 31-3-2011. Đây là con số cao hơn so với ước tính trước đó của Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản. TEPCO cũng thông báo mức phóng xạ thải ra sau tháng 3-2011 đã giảm.
Các số liệu mới nhất từ TEPCO được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế thế giới ra báo cáo về mức độ phóng xạ ở Nhật, theo đó trẻ em sơ sinh ở những cộng đồng bị ảnh hưởng nhất của thảm họa chính là nạn nhân bị nhiễm xạ cao hơn so với bình thường.
Ở một thị trấn thuộc khu vực Fukushima, mức độ phóng xạ tuyến giáp với trẻ em là 100 - 200 millisievert (mSv). Mức độ như vậy có thể liên quan tới khả năng cao về bệnh ung thư sau này. Ở các khu vực còn lại của Nhật, con số từ 1-10mSv. Ở ngoài nước Nhật, con số chỉ chưa đến 0,01 mSv, và thường thấp hơn như vậy.
Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, số ca ung thư tuyến giáp được tìm thấy sau đó ở những người vốn chỉ trẻ em vào thời điểm thảm họa cao hơn so với người bình thương.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới là nỗ lực quốc tế đầu tiên nhằm đánh giá mức phóng xạ từ thảm hỏa hạt nhân.
Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu làm sạch mọi khu vực mà có mức phóng xạ cao hơn mức bình thường 1 millisievert.
Các nỗ lực làm sạch không khí trong năm đầu tiên tập trung ở các khu vực có nồng độ phóng xạ từ 20 - 50 mSv/năm, tức 7-16 lần so với mức trung bình công dân một nước nông nghiệp tiếp nhận mỗi năm, nhưng thấp hơn khả năng bị ung thư.
Thảm họa sóng thần sau trận động đất 9 độ Richter ở nước Nhật năm 2011 đã làm hư hại nặng Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Cư dân một số thị trấn quanh khu vực đã phải rời bỏ nhà cửa. Đến nay, toàn bộ khu vực 20km xung quanh nhà máy vẫn bị phong tỏa.
Theo Tuổi Trẻ
Phóng xạ ở Nhật Bản không còn gây nguy hiểm Một năm sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, lượng phóng xạ ở Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức gây ung thư, hầu hết nước Nhật không còn nằm trong diện nguy hiểm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố ngày 23/5 vừa qua. Chỉ còn 2 khu vực gần nhà máy có liều lượng bức...